Chữa trị làn da cháy nắng

Từ VLOS
(đổi hướng từ Chữa trị Làn da Cháy nắng)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Mặt trời, đèn thuộc da, hoặc bất kỳ nguồn ánh sáng tia cực tím nào cũng có thể gây cháy nắng, hoặc gây đỏ, hoặc làm da bị tổn thương. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, đặc biệt là nếu đó là các loại bệnh có thể gây thương tổn vĩnh viễn cho da, tuy nhiên, có một số phương pháp điều trị mà bạn có thể sử dụng để khuyến khích quá trình hồi phục, ngăn ngừa viêm nhiễm, và giảm đau.[1]

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Tìm kiếm sự Trợ giúp Y tế[sửa]

  1. Gọi cấp cứu khi tình trạng cháy nắng trở nên nghiêm trọng. Hãy gọi cấp cứu nếu bạn hoặc bạn bè của bạn đang gặp phải một trong các triệu chứng sau:[2]
    • Không thể đứng được vì quá yếu
    • Nhầm lẫn hoặc không thể suy nghĩ rõ ràng
    • Bất tỉnh
  2. Hãy gọi điện cho bác sĩ nếu bạn có dấu hiệu đau tim hoặc mất nước. Nếu cháy nắng kèm theo các triệu chứng sau, hãy đến bệnh viện càng sớm càng tốt.[3][2] Nếu bất kỳ một triệu chứng nào sau đây làm suy nhược cơ thể bạn, bạn nên gọi cấp cứu hơn là gọi điện đặt lịch hẹn khám bệnh.
    • Cảm thấy suy yếu
    • Cảm thấy chóng mặt hoặc muốn ngất đi
    • Đau đầu hoặc các cơn đau không khỏi khi dùng các phương pháp giảm đau được liệt kê trong bài viết này
    • Mạch đập nhanh hoặc thở nhanh
    • Khát nước liên tục, không thể đi tiểu, hoặc mắt hóp vào
    • Tái nhợt, lạnh người, hoặc lạnh da
    • Buồn nôn, sốt, ớn lạnh, hoặc phát ban
    • Mắt bị đau và nhạy cảm với ánh sáng
    • Nổi nhiều mụn nước gây đau đớn, đặc biệt mụn nước lan rộng hơn 1.25 cm.
    • Nôn mửa hoặc tiêu chảy
  3. Theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng. Nếu bạn gặp phải các triệu chứng sau, đặc biệt tại khu vực xung quanh mụn nước, da của bạn có thể đã bị nhiễm trùng. Bạn cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
    • Tăng đau, sưng, đỏ, hoặc vùng da quanh mụn nước có cảm giác ấm lên
    • Vệt đỏ chảy ra từ mụn nước
    • Mụn nước vỡ mủ
    • Sưng hạch bạch huyết ở cổ, nách, háng
    • Sốt
  4. Nếu bạn bị bỏng cấp độ ba, hãy gọi cấp cứu. Mặc dù các trường hợp da bị bỏng độ do ánh nắng mặt trời là khá hiếm nhưng không có nghĩa là nó không thể xảy ra. Nếu da bạn trông như bị cháy đen, nhợt nhạt và trắng, nâu sẫm, hoặc phồng rộp và nhám, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức. Nâng vùng bị cháy nắng lên cao khỏi vị trí của tim trong khi chờ cấp cứu đến, và nới rộng quần áo để chúng không bị dính vào vết bỏng, nhưng không cởi bỏ quần áo. [4]

Xoa dịu Cơn đau và Cơn khó chịu[sửa]

  1. Ngâm mình trong nước mát hoặc tắm rửa nhẹ nhàng. Sử dụng nước mát (mát chứ không phải lạnh) để ngâm mình và thư giãn trong 10 đến 20 phút. Nếu bạn muốn tắm, hãy điều chỉnh vòi hoa sen ở chế độ phun nhẹ, chứ không phải phun mạnh, để tránh gây khó chịu cho da. Để da khô tự nhiên hoặc dùng khăn tắm và thấm khô nhẹ nhàng để tránh gây rát da.
    • Không dùng xà phòng, sữa tắm, hoặc các loại chất tẩy rửa khác khi ngâm mình trong nước hoặc tắm với vòi hoa sen. Các loại sản phẩm này có thể gây kích ứng da và làm cho vết cháy nắng trở nên tồi tệ hơn.
    • Nếu da bạn nổi mụn nước, hãy ngâm mình trong nước thay vì tắm. Áp suất của nước từ vòi hoa sen có thể làm vỡ các mụn nước.
  2. Chườm lạnh. Làm ẩm một tấm khăn hoặc một mảnh vải với nước lạnh, sau đó đắp lên vùng bị cháy nắng trong vòng từ 20 đến 30 phút. Tiếp tục thực hiện như tương tự nếu cần.
  3. Sử dụng thuốc giảm đau không cần kê toa. Các loại thuốc giảm đau thông thường chẳng hạn như Ibuprofen hoặc aspirin có thể giúp giảm đau, và có thể giúp làm giảm viêm nhiễm.
    • Không cho trẻ em dùng aspirin. Thay vào đó, hãy chuyển sang các loại thuốc có liều lượng acetaminophen phù hợp cho trẻ em. Thuốc Motrin dùng cho trẻ em (Ibuprofen) là một lựa chọn tốt vì thuốc có khả năng kháng viêm.
  4. Thử dùng thuốc giảm đau tại chỗ. Các nhà thuốc tây có bán các loại thuốc xịt để xoa dịu làn da bị tấy đỏ và ngứa. Thuốc xịt có chứa benzocaine, lidocaine, hoặc pramoxine có tác dụng gây tê và có thế giúp giảm đau.[5] Tuy nhiên, đây là các loại thuốc có thể gây dị ứng, vì vậy tốt hơn hết là bạn nên thử dùng thuốc trên khu vực da không bị cháy nắng và kiểm tra xem nếu da bạn có bị ngứa hoặc đỏ sau một ngày sử dụng.[3]
    • Không dùng các loại thuốc xịt này cho trẻ em dưới 2 tuổi nếu không có sự chỉ định của bác sĩ. Thuốc xịt có chứa methyl salicylate hoặc trolamine salicylate có thể gây nguy hiểm cho trẻ em dưới 12 tuổi, và capsaicin có thể gây nguy hiểm cho trẻ dưới 18 tuổi, hoặc cho người bị dị ứng với ớt.[5]
  5. Mặc quần áo bằng vải cotton thông thoáng. Áo thun rộng và quần dài rộng là những lựa chọn phù hợp để bạn sử dụng trong thời gian chờ đợi da hồi phục sau cháy nắng. Nếu bạn không thích mặc quần áo rộng, ít nhất hãy chắc chắn rằng bạn dùng trang phục làm bằng vải cotton (loại vải này giúp da “dễ thở” hơn) và mặc trang phục càng rộng rãi càng tốt.
    • Vải len và một số loại vải tổng hợp sẽ gây khó chịu cho da, vì các loại vải này gây ngứa và giữ nhiệt.
  6. Hãy xem xét sử dụng kem bôi có chứa cortisone. Các loại kem cortisone có chứa steroid có thể giúp giảm viêm, mặc dù các nghiên cứu khoa học cho thấy rằng nó không giúp ích được nhiều cho các vết cháy nắng.[6] Nếu bạn muốn dùng thử, bạn có thể tìm mua thuốc bôi không cần kê toa và có liều lượng thấp tại các nhà thuốc tây hoặc siêu thị. Hãy tìm các loại có chứa hydrocortisone hoặc các dạng tương tự.
    • Không dùng kem bôi có chứa cortisone cho trẻ nhỏ, hoặc trên vùng mặt. Hãy tham khảo ý kiến của dược sĩ nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về việc sử dụng loại kem bôi này.
    • Ở Anh, chỉ được phép bán loại thuốc này khi có sự chỉ định của bác sĩ. [7]

Ngăn ngừa Da Tái tiếp xúc gây Thương tổn Nhiều hơn[sửa]

  1. Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với ánh mặt trời. Tốt nhất, bạn nên giữ cơ thể trong bóng râm hoặc sử dụng quần áo che chắn khu vực bị ảnh hưởng nếu bạn phải ra ngoài nắng.
  2. Sử dụng kem chống nắng. Dùng các loại kem chống nắng với chỉ số chống nắng tối thiểu là SPF 30 mỗi khi bạn phải ra ngoài. Bôi thêm kem sau mỗi giờ, sau khi tiếp xúc với nước hoặc toát mồ hôi nhiều, hoặc theo hướng dẫn sử dụng in trên bao bì sản phẩm.
  3. Uống nhiều nước. Cháy nắng có thể dẫn đến mất nước, vì vậy điều quan trọng là bạn phải uống nhiều nước khi đang trong quá trình hồi phục. Tám đến mười cốc nước mỗi ngày là liều lượng được khuyên dùng khi cơ thể bạn đang dần hồi phục, mỗi cốc nước phải chứa khoảng 240 ml nước lọc.
  4. Sử dụng các chất dưỡng ẩm không mùi khi da đang hồi phục. Khi da bạn không còn nổi mụn nước, hoặc các vết đỏ do cháy nắng đã thuyên giảm đôi chút, bạn có thể sử dụng kem dưỡng ẩm. Bôi kem dưỡng ẩm không mùi lên vùng da bị cháy nắng trong vài ngày hoặc vài tuần để ngăn ngừa bong tróc da và hạn chế sự khó chịu cho da.

Chữa trị Mụn nước[sửa]

  1. Tìm kiếm sự trợ giúp y tế. Hãy đến bệnh viện khi cháy nắng làm da bạn bị phồng rộp.[8] Đây là dấu hiệu cháy nắng nghiêm trọng và cần được chữa trị y tế vì các mụn nước có nguy cơ gây viêm nhiễm cho bạn. Trong khi chờ đợi được chữa trị y tế, hoặc nếu bác sĩ của bạn không đưa ra các biện pháp chữa trị cụ thể, bạn có thể thực hiện theo các biện pháp phòng ngừa và các lời khuyên sau đây.
  2. Không cố gắng loại bỏ mụn nước. Nếu bạn bị cháy nắng nghiêm trọng, các vết phồng rộp sẽ tạo thành các “bong bóng” trên da. Không nặn chúng, và tránh chà xát hoặc cào chúng khỏi da. Mụn nước bị vỡ có thể dẫn đến nhiễm trùng và để lại sẹo.
    • Nếu bạn thật sự thấy khó chịu với các mụn nước, bạn có thể đến gặp bác sĩ và yêu cầu loại bỏ chúng bằng các biện pháp an toàn và tiệt trùng.
  3. Che chắn mụn nước với băng gạc sạch. Rửa sạch tay với xà phòng và nước trước khi phủ băng gạc hoặc thay băng gạc cho mụn nước để hạn chế nhiễm trùng. Bạn có thể dùng băng cá nhân để che chắn các mụn nước nhỏ, và dùng miếng gạc hoặc băng phẫu thuật để phủ trên các mụn nước to, sau đó dùng băng dính để cố định miếng gạc. [9] Thay băng mỗi ngày cho đến khi mụn nước khỏi hẳn.
  4. Hãy thử dùng các loại thuốc mỡ kháng sinh nếu bạn nhận thấy da có dấu hiệu nhiễm trùng. Xem xét việc bôi các loại thuốc mỡ kháng sinh (chẳng hạn như polymyxin B hoặc bacitracin) lên mụn nước nếu bạn nghi ngờ da bị nhiễm trùng. Các dấu hiệu nhiễm trùng bao gồm có mùi hôi, chảy mủ vàng, hoặc tấy đỏ và kích ứng da. Tốt nhất bạn nên đi khám bệnh để được chuẩn đoán và có phương pháp điều trị cụ thể cho tình trạng bệnh của bạn.
    • Hãy nhớ rằng thuốc mỡ có thể gây dị ứng cho một số người, vì vậy hãy thử bôi một ít thuốc trên vùng da lành lặn trước để chắc chắn rằng thuốc không gây dị ứng cho da bạn.
  5. Xử lý mụn nước bị vỡ. Không nên lột phần da bong tróc của mụn nước bị vỡ. Sau này bạn có thể dễ dàng loại bỏ phần da đó; nhưng trong thời điểm hiện tại, bạn không nên làm da khó chịu thêm.[8]

Sử dụng Bài thuốc Tại nhà[sửa]

  1. Tự chịu trách nhiệm nếu bạn quyết định sử dụng các bài thuốc tại nhà. Các bài thuốc sau đây chưa được khoa học xác nhận, và bạn không nên dùng chúng để thay thế cho phương pháp chữa trị y tế tại bệnh viện. Các bài thuốc tại nhà “không được” liệt kê trong danh sách sau đây có thể gây cản trở quá trình chữa lành hoặc gây viêm nhiễm nặng hơn. Cụ thể như tránh dùng lòng trắng trứng gà, bơ đậu phộng, sáp dưỡng ẩm, và giấm.[10]
  2. Ngay lập tức bôi lô hội nguyên chất lên vết cháy nắng, hoặc tốt nhất là bạn nên dùng cây lô hội tươi. Cách làm này nếu được thực hiện thường xuyên và nhanh chóng có thể giúp chữa lành vết cháy nắng nghiêm trọng nhất trong một hoặc hai ngày.
  3. Sử dụng trà. Ngâm ba hoặc bốn túi trà vào một bình nước ấm. Khi nước trà chuyển sang màu nâu sẫm, hãy loại bỏ các túi trà và để nước trà nguội. Dùng một mảnh vải nhúng vào nước trà và thấm trên các vết cháy nắng, càng nhiều lần càng tốt. Không rửa sạch nước trà trên da. Nếu mảnh vải gây đau, hãy dùng túi trà để thấm vào vết cháy nắng. [11]
    • Thực hiện biện pháp này trước khi đi ngủ và để qua đêm.
    • Hãy nhớ rằng trà có thể làm ố quần áo và khăn trải giường.
  4. Xem xét việc dùng các thực phẩm có chứa chất chống oxy hoá và có chứa vitamin C. Nếu bạn chỉ mới bị cháy nắng (da vẫn còn đỏ và không bị bong tróc), hãy thử ăn nhiều thực phẩm chứa chất chống oxy hoá và vitamin C, chẳng hạn như việt quất, cà chua, và anh đào. Một nghiên cứu đã cho thấy rằng cách làm này sẽ làm giảm nhu cầu cung cấp nước cho cơ thể, làm giảm nguy cơ mất nước.[11]
  5. Sử dụng thuốc mỡ được bào chế từ hoa cúc xu xi. Thuốc bôi từ hoa cúc xu xi đặc biệt rất hiệu quả cho các vết cháy nắng nghiêm trọng có kèm theo các mụn nước. [11] Bạn có thể tìm thấy loại thuốc này tại các cửa hàng thuốc thiên nhiên, hãy tham khảo ý kiến người bán hằng hoặc chuyên gia trị liệu. Hãy nhớ rằng không có một bài thuốc thiên nhiên nào có thể hoàn toàn chữa khỏi các vết thương nghiêm trọng; nếu bạn bị cháy nắng nghiêm trọng hoặc mụn nước không thể lành, bạn nên đến bệnh viện ngay lập tức.
  6. Bôi dung dịch nước cây phỉ. Cách làm này sẽ giúp xoa dịu làn da của bạn.[12] Cẩn thận bôi dung dịch vào vết cháy nắng và để yên.
  7. Sử dụng dầu trứng (Oleova). Dầu trứng có chứa nhiều axit béo omega-3 chẳng hạn như Axit Docosahexanoic. Nó cũng có chứa globulin miễn dịch, xantofin (lutein và zeaxanthin) và cholesterol. Axit béo omega-3 trong dầu trứng gắn liền với photpholipit có khả năng hình thành các hạt mỡ (hạt nano), có thể tác động sâu vào da và làm lành da.
    • Xoa bóp vùng da bị thương tổn với dầu trứng hai lần mỗi ngày. Nhẹ nhàng xoa bóp khu vực bị cháy nắng và các khu vực lân cận trong phạm vị bán kinh 2 cm trong vòng 10 phút mỗi lần.
    • Để yên dung dịch trên da trong ít nhất một giờ, tránh để da tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp.
    • Dùng sữa tắm dịu nhẹ có độ pH trung tín để rửa sạch da. Tránh dùng xà phòng hoặc các loại sản phẩm chứa kiềm khác.
    • Lặp lại hai lần mỗi ngày cho đến khi da hồi phục.

Lời khuyên[sửa]

  • Thái nhỏ vài quả cà chua. Đắp vào vùng da cháy nắng – cách này sẽ giúp gia khỏi bỏng rát.
  • Trùm khăn ấm lên vùng bị bỏng.
  • Cháy nắng có liên hệ mật thiết với ung thư da, đặc biệt là dạng cháy nắng gây bỏng rộp da. [3] Kiểm tra các dấu hiệu ung thư da trên cơ thể bạn và hãy tìm hiểu thêm về các nguy cơ ung thư khác, và đi khám bệnh nếu cần.
  • Nghe có vẻ lạ, tuy nhiên, các loại nước rửa kính có thể giúp xoa dịu cơn đau.
  • Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lô hội không có tác dụng chữa trị cháy nắng.[13]
  • Sử dụng kem chống nắng phù hợp để tránh bị cháy nắng. Kem chống nắng rất hữu hiệu để bảo vệ da khỏi cháy nắng. Kem chống nắng tốt phải có chỉ số chống nắng SPF ít nhất là SPF 30 để bảo vệ da khỏi cháy nắng. SPF là chỉ số bảo vệ da khỏi các thương tổn do tia UVB gây ra. Kem chống nắng tốt phải là kem bảo vệ bạn khỏi tia UVB và tia UVA vì tia UVA cũng đóng vai trò quan trọng trong việc gây cháy nắng. Bạn nên thoa kem chống nắng 15 phút trước khi ra nắng.

Cảnh báo[sửa]

  • Hãy cẩn thận khi dùng các loại thuốc (kể cả loại thuốc từ thiên nhiên và các loại tinh dầu) có tác dụng phụ đó là làm tăng mức độ nhạy cảm của da trước ánh nắng.
  • Không áp đá lên vùng da bị cháy nắng. Cách làm này sẽ đem lại cảm giác “phỏng lạnh” cho bạn, phỏng lạnh cũng gây đau đớn tương tự như cháy nắng, và có thể làm da bị tổn thương nghiêm trọng hơn.
  • Không bóp, thọc, cào hoặc lột vết cháy nắng. Các hành động này sẽ làm da khó chịu hơn. Cố gắng loại bỏ phần da cháy nắng không giúp da bạn hết nâu, và không giúp cho quá trình “bong tróc da” diễn ra nhanh hơn mà nó chỉ có thể đem lại nguy cơ nhiễm trùng cho da.
  • Ngay cả việc tắm nắng để có “làn da nâu” cũng có thể gây thương tổn cho da và có thể làm gia tăng nguy cơ ung thư da.[3]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này