Chuẩn bị gừng khi nấu ăn

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Gừng được trồng chủ yếu ở Úc, Ấn Độ, Jamica, Trung Quốc, châu Phi và có mặt ở hầu hết các siêu thị hay cửa hàng thực phẩm trên toàn thế giới. Đây là một nguyên liệu phổ biến trong nhiều món ăn, từ món xào kiểu châu Á đến các loại trà và thực phẩm nướng. Bạn có thể chuẩn bị gừng để nấu ăn bằng cách cạo sạch vỏ, sau đó cắt nhỏ, xắt miếng, bào hoặc băm nhuyễn. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách chọn, chuẩn bị và sử dụng gừng tươi.

Các bước[sửa]

Lựa chọn Gừng Ngon[sửa]

  1. Chọn những củ gừng đầy đặn. Bạn nên tìm những củ gừng mọng nước và khi cầm có vẻ nặng. Như vậy bạn sẽ tận dụng được nhiều gừng hơn.
    • Hơn nữa, nên chọn những củ gừng thẳng và có hình chữ nhật, càng ít nhánh và đốt càng tốt. Vì như vậy sẽ dễ dàng cạo vỏ và chuẩn bị.
    • Bạn có thể giữ nguyên vỏ gừng và đông lạnh để bảo quản được đến 6 tháng nên đừng ngại mua nhiều gừng hơn số lượng mà bạn cần.
  2. Chọn củ gừng cứng và không sậm màu. Hãy chọn củ gừng có vỏ cứng và không sậm màu, ngoại trừ những chỗ trở nên cứng và khô sau khi bị cắt đi. Chắc hẳn là bạn sẽ không muốn mua những củ gừng nhăn nheo, mềm hoặc bị mốc.
  3. Chọn gừng có vị đậm đà. Gừng ngon sẽ có vị cay hoặc thoang thoảng mùi cam. Nếu là gừng tươi thì sẽ có mùi cay nồng và thơm đậm.

Cạo vỏ Gừng[sửa]

  1. Cắt một lượng gừng đủ dùng. Nếu bạn sử dụng một công thức nấu cụ thể nào đó, hãy lấy đủ lượng gừng được yêu cầu - thường được thể hiện bằng kích thước hơn là trọng lượng hoặc khối.
    • Đôi khi các công thức nấu ăn sẽ cần "một ngón tay cái" gừng, đúng như cách gọi của nó: chỉ một mẫu gừng bằng ngón tay cái![1]
    • Nếu bạn không áp dụng theo bất kỳ công thức nào, hãy nhớ là một lượng gừng nhỏ cũng rất hữu dụng, nên cứ thử dùng một miếng nhỏ, kiểm tra mùi vị rồi sau đó tăng thêm gừng nếu cần.
  2. Dùng thìa kim loại nhẹ nhàng cạo vỏ gừng. Dùng thìa là cách tốt nhất để cạo sạch vỏ gừng một cách dễ dàng, nhanh chóng mà không lãng phí gừng.
    • Giữ củ gừng trong một tay và tay kia giữ thìa, dùng mặt bên trong của đầu thìa để kéo những đường thẳng, dứt khoát dọc theo củ gừng.
    • Đưa thìa vào những nhánh gừng nhỏ thưởng thấy trên củ gừng. Vỏ cũng sẽ được cạo ra một cách nhẹ nhàng, chỉ để lại phần thịt.
  3. Bên cạnh đó, nếu bạn cảm thấy khó khăn khi sử dụng thìa, bạn có thể dùng đồ bào rau củ hoặc dao tỉa rau củ nhỏ.
    • Đây có lẽ là cách nhanh hơn để bào vỏ gừng, nhưng lợi ích của việc dùng thìa là giữ được nhiều gừng hơn khi bào vỏ.
    • Đồ bào rau củ hoặc dao sẽ làm mất đi nhiều lớp gừng khi cạo vỏ, bạn chỉ nên dùng những dụng cụ này khi bạn thật sự khéo léo!
  4. Đừng cạo vỏ gừng quá sạch. Trong nhiều món ăn, bạn không nhất thiết phải cạo sạch vỏ, đặc biệt là khi bạn dùng gừng non tươi và có vỏ mỏng.
    • Tất cả những gì bạn cần làm là cắt nhỏ hoặc bào gừng cùng với vỏ (mặc dù vậy, bạn có thể cắt đi phần khô ở cuối củ gừng) và tiếp tục chế biến.
    • Tuy nhiên, nếu bạn lo lắng rằng vỏ gừng sẽ ảnh hưởng đến phần trình bày hoặc kết cấu của món ăn thì cứ bào vỏ.

Chuẩn bị Gừng để Nấu ăn[sửa]

  1. Xem những công thức nấu ăn mà bạn sẽ sử dụng. Món súp sẽ cần gừng bào còn món xào sẽ cần cắt nhỏ gừng thành sợi như que diêm.
    • Nên nhớ rằng gừng sẽ mất mùi vị khi nấu lâu. Nên nếu bạn thật sự muốn tận dụng mùi vị của gừng, hãy cho gừng vào thức ăn khi sắp chế biến xong. Việc này sẽ giữ được độ tươi của gừng.
  2. Cắt hoặc băm gừng nếu bạn muốn giữ kết cấu và mùi vị. Khi bạn cắt gừng thành sợi như que diêm, gừng sẽ dòn và dai.
    • Cho một miếng gừng băm vào món mì ống hoặc cơm sẽ làm tăng thêm gia vị cho món ăn. Những miếng gừng lớn sẽ phù hợp cho món súp và trà.
    • Để cắt gừng thành sợi, đặt gừng nằm ngang cố định và cắt những miếng mỏng hình đồng tiền. Sau đó, đặt những miếng gừng lên nhau và cắt thành những miếng ngang rồi cắt tiếp thành sợi.
    • Băm nhuyễn gừng bằng cách xoay ngang các sợi gừng và cắt theo chiều dọc để có những khối gừng nhỏ. Nếu bạn thích, bạn có thể dùng dao băm gừng thêm vài lần để cắt nhỏ thêm.[2]
  3. Bào gừng khi bạn muốn tăng thêm hương vị và vị tươi cho món ăn. Bào gừng là một cách nhanh và dễ để có gừng nhuyễn, giúp tăng thêm hương vị cho sốt cà chua hoặc nước ướp.
    • Để bào, bạn có thể chà xát gừng trên khay bào hoặc đồ bào phô mai. Việc này sẽ tạo ra một lượng gừng nhuyễn ướt như hỗn hợp đặc sêt. Bạn cần bào gừng trên một cái bát để có thể lấy được lượng nước từ gừng.
    • Hãy cẩn thận khi bạn sắp bào xong gừng vì bạn có thể bị cắt trúng tay. Bạn sẽ cần đến một con dao để cạo sạch những miếng gừng còn dính trên khay bào.
  4. Sử dụng gừng trong nhiều món ăn khác nhau. Gừng có mùi vị dễ kết hợp, có thể sử dụng trong nhiều công thức nấu ăn, từ món xào và súp đến bánh mì và trà. Nếu bạn muốn tìm thêm nhiều cách để sử dụng gừng, hãy thử một trong những món sau:
    • Trà Gừng
    • Mứt Gừng
    • Bánh quy Gừng
    • Rượu Gừng
    • Gà Hấp với Gừng và Hành lá
    • Chutney Gừng
    • Súp Gừng và Hành củ

Bảo quản Gừng[sửa]

  1. Bảo quản gừng trong tủ lạnh. Để bảo quản gừng trong tủ lạnh, hãy gói gừng trong khăn giấy, sau đó là màng bọc thực phẩm và cho vào ngăn mát. Bạn có thể bảo quản gừng trong hai tuần.
  2. Giữ gừng tươi trong tủ đông. Để bảo quản gừng tươi trong tủ đông, hãy gói chặt gừng trong túi nhựa (bạn có thể bào vỏ trước) và giữ được đến 6 tháng. Khi bạn cần sử dụng, bạn có thể bào gừng khi còn đông lạnh. Sự thật là gừng sẽ dễ xử lý hơn khi còn đông lạnh vì có ít xơ.

Lời khuyên[sửa]

  • Tìm các công thức nấu ăn có sử dụng gừng trong sách hoặc trang web dạy nấu ăn.
  • Gừng có nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe – chống viêm, làm dịu dạ dày và phòng chống một số bệnh. Uống trà gừng nếu bạn bị đi ngoài nhiều hoặc mệt mỏi vào buổi sáng và bạn sẽ nhanh chóng thấy khỏe khoắn. [3]

Những thứ bạn cần[sửa]

  • Thìa kim loại
  • Dao
  • Dụng cụ gọt vỏ rau củ
  • Khay bào

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây