Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Chuẩn bị và trình bày một bài phát biểu
Từ VLOS
Được yêu cầu chuẩn bị và trình bày một bài phát biểu có lẽ là một việc thực sự đáng sợ nếu bạn chưa bao giờ làm điều đó. Đừng lo! Chẳng mấy chốc bạn sẽ là một diễn giả nhà nghề nếu làm theo các lời khuyên đơn giản dưới đây.
Mục lục
Các bước[sửa]
Lập dàn ý cho bài phát biểu[sửa]
- Chọn chủ đề cho bài phát biểu. Chọn một chủ đề tập trung thay vì ôm đồm nhiều chủ đề.
- Xác định khán giả. Bạn sẽ nói chuyện với trẻ em hay người lớn? Đối tượng là những người không biết gì về chủ đề bạn sắp nói hay họ là những chuyên gia về lĩnh vực đó? Việc tìm hiểu về người nghe sẽ giúp bạn chuẩn bị cho bài phát biểu với phong cách thích hợp.
- Suy nghĩ về động cơ của bạn. Một bài phát biểu tốt sẽ đáp ứng được nhu cầu của khán giả. Bạn có ý định làm cho mọi người cười? Bạn cố gắng khích lệ tinh thần họ, hoặc bạn muốn truyền đạt một thông điệp tỉnh táo và thẳng thắn có thể thay đổi hành vi của họ? Những câu hỏi này sẽ quyết định phong thái và giọng điệu của bài phát biểu.
- Cân nhắc về bối cảnh. Bạn sẽ nói trước một nhóm nhỏ người hay trình bày trước một đám đông khán giả? Bài phát biểu của bạn có thể mang phong cách thân mật trước một nhóm nhỏ, nhưng cần viết với văn phong trang trọng hơn nếu được nói trước đám đông khán giả.
Viết bài phát biểu[sửa]
-
Viết
những
câu
đơn
và
ngắn
gọn
về
chủ
đề
của
bạn.
Cố
gắng
viết
một
câu
nào
đó
gây
ấn
tượng
mạnh
cho
khán
giả
để
bạn
thu
hút
sự
chú
ý
của
họ
ngay
từ
đầu.
- Sử dụng một giai thoại hay một câu trích dẫn. Nhiều khi bạn không thể nói hay hơn một người nào đó đã từng nói. Chỉ cần bạn không quên nêu nguồn trích dẫn.
- Cẩn thận với cách mở đầu bằng một câu nói đùa, trừ khi bạn biết rõ về khán giả. Có thể bạn cho rằng câu đùa đó là thú vị, nhưng khán giả lại không cảm thấy thế hoặc thậm chí còn thấy xúc phạm.
-
Chọn
3
đến
5
luận
điểm
cho
chủ
đề
của
bạn.
Đảm
bảo
các
luận
điểm
phải
chính
xác
và
trực
tiếp.
- Bạn có thể bắt đầu bằng cách tìm hiểu qua các nguồn chung như bách khoa toàn thư hay Wikipedia, tuy nhiên bạn cần phải tra cứu các ý tưởng của mình qua các nguồn có căn cứ chính xác hơn sau khi đã hiểu một cách tổng quát về đề tài của mình.
- Dùng trải nghiệm từ bản thân. Nếu bạn từng có thời gian dài tiếp xúc hoặc hiểu biết về đề tài sắp trình bày thì những trải nghiệm và những câu chuyện riêng của bạn có thể là những nguồn tuyệt vời cho bài phát biểu. Tuy nhiên bạn cần kể các câu chuyện của mình một cách cô đọng sao cho không bị lan man và khiến người nghe mất tập trung.
-
Quyết
định
viết
ra
toàn
bộ
bài
phát
biểu
hay
chỉ
viết
dàn
ý
trên
các
phiếu
ghi
chú.
-
Cân
nhắc
về
mức
độ
quen
thuộc
của
bạn
với
chủ
đề.
Nếu
bạn
hiểu
rõ
về
chủ
đề
sắp
phát
biểu
và
có
khả
năng
ứng
khẩu
dễ
dàng,
vậy
thì
bạn
có
thể
dùng
phiếu
ghi
chú.
- Dùng 1 phiếu cho phần mở đầu. Phiếu này cần ghi câu mở đầu của bài phát biểu.
- Dùng 1 hoặc 2 phiếu cho từng luận điểm. Kế tiếp viết một phiếu cho phần kết luận, trong đó kết nối lại với ý chính của bài phát biểu.
- Viết những câu tóm tắt hoặc thậm chí các từ riêng lẻ trên phiếu ghi chú. Những từ hoặc câu này cần phải bao gồm những từ khóa quan trọng để nhắc cho bạn nhớ về những điều bạn muốn nói.
- Nếu cảm thấy không an tâm hoặc không biết thật tường tận về chủ đề phải trình bày, bạn hãy viết ra chính xác những lời bạn muốn nói.
-
Cân
nhắc
về
mức
độ
quen
thuộc
của
bạn
với
chủ
đề.
Nếu
bạn
hiểu
rõ
về
chủ
đề
sắp
phát
biểu
và
có
khả
năng
ứng
khẩu
dễ
dàng,
vậy
thì
bạn
có
thể
dùng
phiếu
ghi
chú.
-
Quyết
định
có
nên
dùng
sự
hình
ảnh
hỗ
trợ
không.
Bạn
có
thể
dùng
phần
mềm
thuyết
trình
Prezi
hoặc
PowerPoint
để
minh
họa
cho
bài
phát
biểu
của
mình,
hoặc
bạn
có
thể
chọn
dùng
biểu
đồ
và
đồ
thị
vẽ
trên
giấy.
- Giới hạn phần hình ảnh ở mức tối thiểu. Bạn cần hình ảnh để hỗ trợ chứ không che lấp bài phát biểu của bạn.
- Chú ý sao cho khán giả có thể đọc được nội dung hình ảnh minh họa. Hình ảnh quá lớn còn hơn là quá nhỏ.
- Kiểm tra các tiện nghi trong phòng mà bạn sẽ phát biểu. Nếu cần kết nối internet hoặc màn hình chiếu, bạn phải chắc chắn là có các thiết bị đó.
- Chuẩn bị tài liệu phân phát cho khán giả nếu chủ đề liên quan đến kỹ thuật và chi tiết. Bằng cách này, bạn có thể gói gọn những điểm quan trọng nhất trong bài phát biểu, đồng thời cung cấp cho khán giả tài liệu tham khảo về các phần chi tiết hơn để họ có thể giữ lại về sau.
- Viết một đoạn tiểu sử ngắn gọn về bản thân bạn. Nếu bạn được người khác giới thiệu trước khi lên phát biểu thì việc cung cấp trước cho họ thông tin chính xác là cần thiết.
Tập phát biểu[sửa]
- Cài đặt thời gian. Bạn nên biết bài phát biểu của mình cần thời gian bao lâu. Nếu không thể trình bày trong khoảng thời gian cho phép, có lẽ bạn cần rút ngắn hoặc kéo dài bài phát biểu. Nhớ phải bao gồm khoảng thời gian cho phần hỏi & đáp nếu cần thiết.
- Tập phát biểu trước một người bạn hoặc trước gương. Tập nhìn vào khán giả để tránh việc luôn nhìn vào giấy.
- Nói chậm và phát âm rõ ràng. Ngắt giọng giữa các đoạn của bài phát biểu để khán giả có thể theo được các thông tin.
- Dùng bút đánh dấu bài phát biểu trong khi nói. Nếu thấy từ ngữ hoặc câu nào đó nghe có vẻ không tự nhiên hoặc vụng về, bạn hãy đánh dấu và sửa lại sao cho tự nhiên hơn.
-
Ghi
hình
khi
bạn
tập
phát
biểu.
Xem
xét
ngoại
hình,
ngôn
ngữ
cơ
thể
và
cách
nói
của
bạn.
- Đảm bảo cử chỉ của bạn phải tự nhiên và không quá cường điệu. Mặt khác bạn cũng đừng buông thõng tay hoặc luôn tỳ tay vào bục phát biểu.
- Khi tập nói trước một người bạn và nhận được lời phê bình có tính xây dựng, bạn nên cố gắng tiếp nhận những điều bạn mình góp ý.
- Thực hành không chỉ một lần. Nếu tập nói nhiều lần, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn rất nhiều khi thực sự đứng trên bục phát biểu.
Vào ngày phát biểu[sửa]
- Ăn mặc thích hợp. Nếu cần phải tỏ ra quyết đoán, bạn hãy chọn trang phục trang trọng. Chọn màu sắc tôn vẻ ngoài của bạn và hạn chế đeo đồ trang sức nổi bật ở mức tối thiểu.
- Nhớ chuẩn bị đủ tài liệu theo thứ tự. Đem theo hình ảnh minh họa, máy tính bảng hoặc laptop và bài phát biểu.
- Yêu cầu kiểm tra âm thanh. Nếu ở trong phòng nhỏ, bạn nhờ ai đó đứng ở phía cuối phòng để nghe thử xem có rõ không. Nếu ở nơi rộng hơn, bạn cần tập sử dụng micro sao cho tiếng nói của bạn không bị đứt quãng hoặc bị biến âm.
- Chuẩn bị các thiết bị và tài liệu hỗ trợ. Đảm bảo máy tính, màn hình chiếu và giá đỡ hoạt động tốt và đặt đúng vị trí để khán giả có thể thấy rõ.
- Quyết định cách thức cung cấp tài liệu. Bạn có thể đặt trên bàn để khán giả tự lấy hay phân phát cho khán giả theo thứ tự.
- Xin một ly nước. Bạn cần nước thể thấm giọng nếu bài phát biểu dài.
- Soi gương trước khi lên bục phát biểu. Kiểm tra trang phục đằng trước và đằng sau, đảm bảo đầu tóc phải gọn gàng, và nếu bạn có trang điểm thì chú ý không để bị lem.
Trong khi phát biểu[sửa]
-
Nhìn
khán
giả
khắp
phòng
và
không
chỉ
tập
trung
vào
một
điểm.
- Giao tiếp bằng mắt với khán giả. Nếu cảm thấy giao tiếp bằng mắt là khó khăn, bạn chỉ cần nhìn vào một điểm bên trên đầu khán giả như đồng hồ hoặc bức tranh treo trên tường.
- Đưa mắt nhìn quanh khán giả để mọi người có cảm giác đang tham dự vào phần trình bày của bạn.
- Nói chậm và cố gắng thở bình thường. Sự tăng cao của chất adrenaline tự nhiên khi bạn đứng trước khán giả có thể khiến bạn nói quá nhanh. Và nhớ giữ nụ cười tự tin trên gương mặt.
- Tự cười mình khi có điều gì đó chuệch choạc. Nếu chẳng may quên bài phát biểu, bạn chỉ cần nói cảm ơn và đi xuống. Khán giả sẽ có cảm giác gắn kết và dễ thông cảm với bạn hơn, và bạn cũng sẽ không đánh mất sự tin tưởng của khán giả về kiến thức của bạn liên quan đến chủ đề đó.
- Tạo cơ hội để khán giả tương tác với bạn (đặt câu hỏi và khuyến khích họ hỏi để bạn có thể đề cập đến những điểm mà bạn đã bỏ qua) trước khi rời bục phát biểu vào cuối phần trình bày. Tỏ lòng cảm ơn khán giả bằng một nụ cười, gật đầu hoặc cúi chào nếu thích hợp.
Lời khuyên[sửa]
- Nói to và rõ. Tránh cảm giác tự ti. Điều này sẽ nâng cao sự tự tin của bạn.
- Tự tin trong lúc phát biểu. Cứ xem như không ai giỏi hơn bạn.
- Tốt hơn là bạn nên chọn một chủ đề mà bạn thấy thoải mái. Nhờ đó bạn sẽ bớt lo âu và căng thẳng.
- Trình bày với giọng thuyết phục và tin vào điều bạn nói.
- Nhớ rằng phần trình bày quá dài dòng khiến khán giả chán là một lỗi khá lớn. Hãy giữ cho bài phát biểu được cô đọng và gói gọn trong thời gian cho phép.
- Thỉnh thoảng hít một hơi sâu hoặc dừng lại một chút. Động tác này sẽ thu hút sự chú ý của khán giả.
- Nếu quyết định đọc trực tiếp tài liệu, bạn hãy in ra với phông chữ to và rõ. Đặt các trang giấy vào bìa bọc trong suốt và bỏ vào bìa đựng hồ sơ để bạn có thể dễ dàng giở từng trang mà không bị mất, hoặc cùng lúc đặt hai trang cạnh nhau, trang đang đọc ở bên trái và trang kế tiếp ở bên phải. Nhớ đặt trang kế tiếp lên trên khi bạn bắt đầu đọc sao cho các trang khác nằm bên dưới. Bằng cách này bạn sẽ không bị mất dấu. Đừng quên thường xuyên nhìn lên khán giả để giữ sự chú ý của họ.
- Luôn giữ giọng nói đủ lớn để khán giả có thể nghe rõ. Chẳng hạn bạn có thể tập trung vào những người ngồi phía cuối phòng và nói như đang hướng đến họ.
- Bạn đừng sợ mình có thể phạm lỗi lầm. Hãy tự tin, và nếu bài phát biểu của bạn có hơi khác về ngôn ngữ hoặc về bất cứ điều gì đó, bạn cũng đừng cảm thấy tự ti, và hãy can đảm lên.
- Đừng căng thẳng, mọi người sẽ lắng nghe bạn và sẽ giữ phép lịch sự để bạn có thể tập trung vào bài phát biểu của mình trong suốt thời gian bạn trình bày☺.
Cảnh báo[sửa]
- Đừng quên chuẩn bị cho phần hỏi & đáp sau bài phát biểu. Cố gắng dự tính trước một số câu hỏi mà khán giả có thể hỏi và tập trả lời.
Những thứ bạn cần[sửa]
- Bài phát biểu được viết ra hoặc các phiếu ghi chú
- Bạn bè, thầy cô giáo hoặc người nhà để giúp cho việc thực tập
- Thiết bị ghi hình
- Máy tính hoặc máy tính bảng cho phần trình bày
- Biểu đồ và giá đỡ cho phần trình bày
- Micro cho phòng lớn
- Tài liệu phân phát
- Ly nước
- Gương
- Trang phục phù hợp
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- How to Write a Great Speech: 5 Secrets for Success
- How to Give a Great Speech
- Prepare to Give a Speech