Dùng máy xông khí dung cho trẻ em

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Máy xông khí dung là loại máy giúp thuốc trực tiếp đi vào phổi, được sử dụng để điều trị những bệnh có liên quan đến vấn đề hô hấp đặc biệt là hen suyễn. Thiết bị này có chức năng chuyển hóa thuốc ở dạng lỏng thành dạng phun sương và được hít vào thông qua mặt nạ xông. Ban đầu, phương pháp này có thể gây sợ hãi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tuy nhiên có một vài thủ thuật giúp máy trở nên thân thiện và dễ dàng thực hiện hơn với các bé.[1]

Các bước[sửa]

Sử dụng máy xông khí dung[sửa]

  1. Đặt máy xông khí lên mặt trẻ. Trẻ em sẽ hít màn sương có chứa thành phần thuốc thông qua mặt nạ xông. Xem và làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc những lời khuyên từ bác sĩ của bé. Nghiên cứu hình ảnh hoặc xem những đoạn phim hướng dẫn để biết được cách tốt nhất khi sử dụng máy xông khí dung. Hầu hết các máy xông khí đều rất dễ lắp đặt. Rửa tay thật sạch trước khi sử dụng máy xông khí dung .[1]
    • Cắm máy nén khí vào ổ cắm điện.
    • Cho đúng liều lượng thuốc vào cốc thuốc.
    • Lắp ráp các bộ phận còn lại bằng cách gắn ống dẫn khí vào ống phun và máy xông. Sau đó rắp mặt nạ xông vào cốc thuốc.
    • Gắn mặt nạ bao phủ cả mũi và miệng của trẻ. Sử dụng dây đeo có tính đàn hồi để giữ mặt nạ.
  2. Theo dõi xem liệu trẻ đã hít đủ liều lượng thuốc chưa. Thông thường qui trình này mất khoảng từ 5 đến 10 phút. Trẻ em nên hít thở bình thường.[1]
    • Giữ em bé trên đùi của bạn và đảm bảo rằng mặt nạ xông vừa khít với khuôn mặt của bé. Nếu có khoảng trống giữa mặt nạ và mặt của trẻ thì hơi sương sẽ bị thoát ra ngoài và bé sẽ không hít đủ lượng thuốc đã cho.
    • Nếu hơi sương chậm lại, gõ nhẹ vào cốc thuốc để các giọt thuốc cuối cùng được dung khí và được trẻ hít hết.
  3. Làm sạch máy xông theo chỉ dẫn của nhà sản xuất và bác sĩ. Giữ cho máy xông khí luôn được sạch sẽ là điều quan trọng nhằm ngăn chặn con bạn hít phải vi khuẩn và gây nhiễm khuẩn cho trẻ.[1]
    • Làm sạch các bộ phận một cách nhanh chóng sau mỗi lần sử dụng. Tất cả các bộ phận cần được lấy ra và súc thật sạch, ngoại trừ ống dẫn khí cần được rửa bằng nước ấm. Mặt nạ xông cần được rửa sạch bằng nước ấm và xà phòng. Giũ sạch nước và để khô tự nhiên. Nếu các ống dẫn còn ẩm ướt, hãy cho chúng chạy qua máy xông khí một vài phút cho đến khi khô hẳn.
    • Rửa thật sạch máy xông khí 3 lần một tuần nếu sử dụng thường xuyên. Ngâm các bộ phận của máy xông trong nước ấm có xà phòng trong vòng 20 phút. Rửa sạch chúng, sau đó tiếp tục ngâm trong nước giấm trắng pha loãng cùng nước với tỷ lệ 1:4 trong 20 phút nữa. Rửa sạch và để chúng khô trong môi trường không khí sạch.
    • Một vài trường hợp máy xông khí có thể được khử trùng bằng cách đun sôi các bộ phận. Kiểm tra hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo rằng các bộ phận của máy xông khí có thể áp dụng được bằng cách này. Nếu được, hãy đun sôi chúng khoảng 10 phút.[2]
    • Lau sạch bụi bẩn cho máy mỗi tuần một lần và kiểm tra bộ lọc không khí mỗi tháng một lần. Máy phun sương, không phải máy nén khí, nên được thay mới từ 3 đến 6 tháng một lần nếu sử dụng thường xuyên.

Tạo cho trẻ cảm giác thân thiện với máy xông khí[sửa]

  1. Ở cạnh trẻ khi máy xông khí đang hoạt động. Bạn có thể biến chúng thành một thói quen hằng ngày bằng cách thực hiện việc xông khí cùng thời điểm mỗi ngày. Thêm vào đó, bạn cũng có thể biến khoảng thời gian đó thành thời khắc thú vị nhất bằng cách:[3]
    • Kể chuyện cho bé
    • Hát cho bé nghe
    • Chơi với những đồ chơi thú vị
    • Mở những đoạn phim mà trẻ yêu thích
    • Khen ngợi con của bạn vì bé đang làm một việc rất tốt
  2. Hãy để trẻ tự hít thở bằng máy xông khí nếu bé đủ lớn. Điều này khiến trẻ có cảm giác mình là người sở hữu và trẻ sẽ ít sợ hãi hơn khi sử dụng máy xông khí.[3][4]
    • Một vài trẻ có thú vui dán hình lên máy nén khí.
    • Hãy để trẻ tự chọn mặt nạ mà chúng thích. Có thể là mặt nạ hình con voi, con rùa hoặc mặt nạ hình cá. Bạn cũng có thể xem như đó là mặt nạ của phi công hoặc của các phi hành gia và khuyến khích con của bạn hãy tưởng tượng mình là một phi công hoặc một phi hành gia khi đang hít thuốc.
    • Sử dụng mặt nạ có kèm theo núm vú giả dành cho trẻ sơ sinh. Núm vú có thể làm xoa dịu cơn khó chịu của trẻ khi đang đeo mặt nạ.
  3. Không được dùng máy xông khí khi trẻ đang khóc. Điều này sẽ khiến trẻ có ấn tượng không tốt về máy xông khí và ảnh hưởng xấu đến những lần sử dụng sau này. Ngoài ra, hít thuốc khi đang khóc cũng không có hiệu quả.[3]
    • Khi em bé đang khóc, bé sẽ hít không sâu và thở dài. Điều này đồng nghĩa với việc hầu hết thuốc sẽ không được hít sâu vào phổi.
    • Nếu bạn ôm và hát cho trẻ nghe nhưng chúng vẫn không hết khó chịu, hãy đợi và thử máy xông khí vào thời điểm khác khi trẻ có vẻ thoải mái hơn.
    • Tuy nhiên, nếu trẻ gặp vấn đề khó khăn trong việc thở và không thoải mái, bạn có thể sử dụng máy xông khí như một phương pháp cấp cứu để giúp trẻ dễ thở hơn, ngay cả khi trẻ đang khóc.
    • Nếu trẻ có vẻ buồn ngủ, bạn cũng có thể đặt máy xông khí trong khi bé đang ngủ.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

__CÁC PHẦN__