Dùng muối epsom làm thuốc nhuận tràng

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bệnh táo bón có thể khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và bất tiện. Người bình thường có thể mắc bệnh táo bón bất cứ lúc nào, nhưng thường không kéo dài và không nghiêm trọng. Có nhiều cách để trị táo bón, trong đó có cách dùng muối Epsom làm thuốc nhuận tràng. Muối Epsom là hỗn hợp của nhiều loại muối khác nhau, nhưng thành phần chính là muối magnesium sulfate. Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê chuẩn việc sử dụng muối Epsom để chữa trị chứng táo bón.[1]

Các bước[sửa]

Sử dụng Muối Epsom làm Thuốc nhuận tràng[sửa]

  1. Mua đúng muối Epsom. Có rất nhiều loại muối Epsom. Phải chắc chắn rằng loại muối Epsom bạn mua có thành phần chính là magnesium sulfate. Không mua muối Epsom có thành phần chính không phải là magnesium sulfate. Sử dụng sai loại muối có thể gây ngộ độc.
    • Có thể mua những thương hiệu như Muối Epsom Epsoak.[2]
  2. Đun một ít nước. Để tạo hỗn hợp muối Epsom làm thuốc nhuận tràng, đun 240ml nước dưới ngọn lửa vừa. Không để nước sôi, nhưng phải chắc chắn nước ấm hơn nhiệt độ phòng.
    • Quá trình đun nước có thể mất vài phút.[3]
  3. Cho muối vào. Cho 2-4 thìa cà phê muối Epsom vào nước ấm nếu dùng hỗn hợp cho người lớn. Khuấy đều dưới ngọn lửa nhỏ đến khi muối tan hết. Nếu không thích vị mặn, có thể thêm một ít nước cốt chanh để tăng hương vị.[3]
    • Có thể sử dụng lò vi sóng để đun sôi nước trước, sau đó cho muối vào.
  4. Uống hỗn hợp. Sau khi nhắc hỗn hợp xuống, hãy đổ vào cốc và đặt sang một bên để hỗn hợp nguội. Chờ hỗn hợp nguội đến nhiệt độ vừa và có thể uống được. Uống cả cốc trong một hơi khi hỗn hợp vừa nguội để uống nhưng vẫn còn ấm. [4]
  5. Chỉ uống 2 lần 1 ngày. Hỗn hợp này an toàn để sử dụng 2 lần 1 ngày. Uống mỗi liều cách nhau ít nhất 4 tiếng và có thể uống trong vòng 4 ngày. Nếu sau 4 ngày mà không có bất kỳ sự bài tiết (nhu động ruột) hoặc vẫn cảm thấy bị táo bón, hãy gọi cho bác sĩ để được tư vấn.
    • Muối Epsom được dùng làm thuốc nhuận tràng thường có hiệu quả trong vòng 30 phút đến 6 tiếng. Nên uống muối Epsom vào thời điểm có thể dễ tiếp cận nhà vệ sinh để tránh tai nạn hoặc cảm thấy khó chịu.
    • Có thể dùng 1-2 thìa cà phê cho trẻ dưới 12 tuổi.[4][5] Không dùng cho trẻ dưới 6 tuổi vì độ an toàn của muối Epsom khi dùng làm thuốc nhuận tràng cho nhóm tuổi này chưa được thử nghiệm.[6]
  6. Uống nhiều nước. Bạn nên uống nhiều nước hơn trong khi dùng muối Epsom làm thuốc nhuận tràng. Muối Epsom có thể gây ra tình trạng mất nước nên bạn cần cung cấp nước để đảm bảo cơ thể đủ nước và khỏe mạnh.
    • Uống nhiều nước hơn cũng có thể giúp bài tiết dễ dàng nên sẽ có lợi cho sức khỏe theo nhiều cách.[4]

Biết Khi nào cần Tránh sử dụng Muối Epsom[sửa]

  1. Tránh dùng muối Epsom nếu gặp các triệu chứng nhất định. Táo bón có thể đi cùng với các triệu chứng khác. Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào khác ngoài táo bón, nên tránh dùng muối Epsom hoặc bất kỳ thuốc nhuận tràng khác trước khi trao đổi với bác sĩ.
    • Không dùng muối Epsom làm thuốc nhuận tràng nếu đang bị đau bụng dữ dội, buồn nôn, nôn mửa, thói quen đi tiêu thay đổi đột ngột kéo dài hơn 2 tuần, bị chảy máu trực tràng hoặc phân có màu đậm, đen.
  2. Không dùng muối Epsom khi đang dùng một số loại thuốc. Có một số thuốc không thể dùng với muối Epsom. Không dùng muối Epsom làm thuốc nhuận tràng nếu đang dùng thuốc kháng sinh như Tobramycin, Gentamicin, Kanamycin, Neomycin và Amikacin.
    • Nếu đang dùng các thuốc khác như corticoidsteroid, thuốc hạ huyết áp, thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau, thuốc kháng axit hoặc thuốc chống trầm cảm, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng muối Epsom làm thuốc nhuận tràng.
  3. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu mắc một số loại bệnh. Một số loại bệnh có thể bị biến chứng nếu bạn dùng muối Epsom. Vì vậy, nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng muối Epsom làm thuốc nhuận tràng nếu bạn mắc bệnh thận, bệnh tiểu đường, cao huyết áp, rối loạn nhịp tim hoặc nếu mắc chứng rối loạn ăn uống.
    • Hãy hỏi bác sĩ liệu muối Epsom có an toàn cho bạn sử dụng khi đang mang thai hoặc cho con bú hay không.
    • Ngoài ra, hãy liên lạc với bác sĩ trước khi sử dụng muối nếu bạn đã sử dụng thuốc nhuận tràng khác trong 2 tuần qua mà không có hiệu quả. [7]

Hiểu rõ Bệnh Táo bón[sửa]

  1. Nhận biết bệnh táo bón. Táo bón là do phân di chuyển khó khăn hoặc không bình thường. Triệu chứng thường gặp nhất của táo bón là giảm nhu động ruột, phân nhỏ hơn bình thường, phân khó thoát ra ngoài và đau hoặc đầy hơi trong bụng.
    • Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ bởi táo bón có thể trở nên nghiêm trọng nếu trở thành bệnh mãn tính hoặc kéo dài.[1]
  2. Phát hiện nguyên nhân gây táo bón. Táo bón thường là do cơ thể không được cung cấp đủ chất xơ hoặc nước trong chế độ ăn. Táo bón cũng có thể do tập thể dục quá ít hoặc là tác dụng phụ của nhiều loại thuốc khác. Chúng bao gồm thuốc kháng axít, thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau chứa chất gây ngủ, thuốc chống trầm cảm và thuốc giãn cơ. Táo bón cũng có thể là do rối loạn vùng xương chậu hoặc có thể là dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích (IBS), dạng bệnh mà bệnh nhân có thể bị cả tiêu chảy và táo bón.
    • Điều quan trọng là phải nhớ và phát hiện ra rằng táo bón có thể là triệu chứng của rối loạn sức khỏe nghiêm trọng bao gồm bệnh tiểu đường, suy giáp, bệnh viêm ruột và rối loạn thần kinh.
    • Nguyên nhân khác của táo bón là do những thay đổi trong thói quen hàng ngày như đi lại và không đủ thời gian để đi tiêu. Bạn có thể bị táo bón nếu có lối sống quá bận rộn hoặc quá bận giúp đỡ các thành viên trong gia đình hoặc bạn phải chăm sóc cho người thân lớn tuổi.[8]
  3. Theo dõi việc đi tiêu. Không nhất thiết phải quan sát bạn đi tiêu thường xuyên ra sao. Hầu hết mọi người sẽ cảm thấy thoải mái nhất khi đi tiêu ít nhất 1 lần mỗi ngày, tuy nhiên, tiêu chuẩn đi tiêu bình thường cũng rất đa dạng. Một số người có thể đi tiêu 2-3 lần một ngày và điều này là hoàn toàn bình thường. Mặt khác, cũng có những người đi tiêu cách ngày và họ vẫn cảm thấy khá bình thường.
    • Nói chung, đi tiêu ít nhất 4-8 lần một tuần là thường thấy nhất. Quan trọng là chế độ ăn và mức độ thoải mái. Những người đi tiêu thường xuyên có xu hướng cung cấp nhiều chất xơ vào bữa ăn và thường ăn chay. Còn người đi tiêu ít có xu hướng ăn nhiều thịt hơn.[9]

Cảnh báo[sửa]

  • Không sử dụng muối Epsom làm thuốc xổ. Muối Epsom không an toàn khi sử dụng theo cách này.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây