Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Giúp đỡ người tự kỷ
Từ VLOS
Có nhiều cách để bạn giúp đỡ người mắc chứng tự kỷ, trong đó bao gồm các phương pháp hỗ trợ họ kiểm soát stress và giao tiếp hiệu quả. Nếu người tự kỷ là người thân trong gia đình, bạn cũng có thể giúp họ bằng cách tạo môi trường thoải mái ở nhà.
Mục lục
Các bước[sửa]
Tạo môi trường thân thiện[sửa]
-
Tạo
một
nơi
‘’trú
ẩn’’
cho
người
tự
kỷ
thư
giãn.
Người
tự
kỷ
thường
dễ
bị
căng
thẳng
hoặc
choáng
ngợp,
do
đó
việc
tạo
ra
những
nơi
yên
tĩnh
có
thể
giúp
họ
bình
tâm.
- Khi người tự kỷ tìm chỗ ngồi, bạn hãy để họ ngồi một nơi không có nhiều yếu tố gây phân tâm (chẳng hạn như quay mặt khỏi căn bếp ồn ào).
- Dời đến những nơi yên tĩnh hơn để nói chuyện.
- Thiết kế một khu vực để người tự kỷ có thể lui vào khi căng thẳng và đặt vào đó những thứ đem lại cảm giác dễ chịu.
-
Lập
thời
gian
biểu.
Người
tự
kỷ
có
thể
gặp
khó
khăn
với
những
thay
đổi
trong
lề
thói
hàng
ngày.
Nề
nếp
sinh
hoạt
có
thể
giúp
họ
có
cảm
giác
ổn
định.
Khi
có
những
thay
đổi
xảy
ra
trong
lịch
trình,
cả
ngày
của
họ
sẽ
bị
đảo
lộn
khiến
họ
bối
rối,
sợ
hãi,
giận
dữ
hoặc
hoảng
loạn.
Sau
đây
là
một
số
lời
khuyên
về
cách
duy
trì
sự
ổn
định:[1]
- Giúp họ lập thời gian biểu. Đặt ra những khoảng thời gian cho các hoạt động sẽ diễn ra từng thời điểm trong ngày.
- Viết ra thời gian biểu rõ ràng. Đặt ở nơi nổi bật và dễ thấy, chẳng hạn như trên tường trong phòng sinh hoạt của gia đình.
- Các hình minh họa (hình mẫu hoặc hình vẽ) có thể giúp thời gian biểu trông thân thiện và hấp dẫn hơn.
-
Nói
trước
với
người
tự
kỷ
nhiều
lần
về
những
thay
đổi
trong
thời
gian
biểu
để
giúp
họ
điều
chỉnh.
Để
chuẩn
bị
cho
người
tự
kỷ
đối
mặt
với
thay
đổi,
bạn
nên
cố
gắng
lên
kế
hoạch
trước
với
họ
để
họ
biết
sự
kiện
sắp
đến[1]
- Ví dụ, một cuộc hẹn đến nha sĩ có thể thay đổi thời gian biểu của trẻ tự kỷ. Bạn nên lên kế hoạch cho sự kiện này và trao đổi trước với trẻ. Tuy có thể không vui vì thời gian biểu của mình bị thay đổi, nhưng ít ra trẻ cũng có sự chuẩn bị.
- Cố gắng đặt lịch cho các hoạt động vào những khoảng thời gian cụ thể. Ví dụ, nếu con bạn có tiết toán lúc 3 giờ chiều vào các ngày thứ ba và thứ năm, bạn hãy điền các hoạt động khác (ví dụ như đi bộ cùng cả nhà) cũng vào lúc 3 giờ chiều vào những ngày khác để trẻ luôn có hoạt động nào đó vào cùng khoảng thời gian mỗi ngày.
-
Lập
thời
gian
thư
giãn
sau
những
sự
kiện
căng
thẳng
hoặc
gắng
sức.
Trẻ
tự
kỷ
thường
sẽ
mệt
mỏi
sau
một
ngày
đầy
ắp
các
tiết
học
ở
trường,
một
sự
kiện
xã
hội,
một
cuộc
hẹn
với
bác
sĩ
hoặc
sau
một
chuyến
đi
chơi.
Thời
gian
dành
cho
các
hoạt
động
yên
tĩnh
(đọc
sách,
chơi
hoặc
tiêu
khiển)
sẽ
giúp
trẻ
lấy
lại
sức
và
duy
trì
sự
cân
bằng.
- Nhớ rằng quan niệm về thư giãn của bạn có thể không giống với quan niệm của người tự kỷ.
- Khi có sự thay đổi trong thời gian biểu, bạn hãy cố gắng sắp xếp một thời gian thoải mái sau một hoạt động căng thẳng. Ví dụ, sau khi đi bác sĩ về, bạn hãy cho trẻ thời gian tự do cho đến khi ăn tối.
-
Xác
định
nhân
tố
kích
thích
gây
khó
chịu.
Người
tự
kỷ
thường
mắc
chứng
rối
loạn
xử
lý
thông
tin
về
cảm
giác,
một
dạng
rối
loạn
thần
kinh
mà
trong
đó
sự
tiếp
nhận
cảm
giác
vốn
bình
thường
đối
với
những
người
khác
nhưng
có
thể
khiến
người
tự
kỷ
bị
lạc
hướng,
cực
kỳ
khó
chịu,
thậm
chí
có
người
còn
cảm
thấy
đau
đớn.
Hiểu
rằng
các
cảm
giác
này
không
thể
coi
nhẹ
hoặc
tự
khỏi
bằng
ý
chí
và
thực
sự
gây
kiệt
sức.
- Nói chuyện với người thân bị tự kỷ của bạn về nhân tố kích thích. Chú ý đến các nguyên nhân gây khó chịu hoặc hỏi họ. Người tự kỷ có thể diễn tả sự khó chịu hoặc cho thấy các manh mối. Xác định vấn đề đó là gì và cố gắng tìm cách xử lý.
- Ví dụ, nếu em gái tuối teen của bạn không thể chịu được vị cay trong kem đánh răng, bạn có thể giúp em chọn mua loại kem đánh răng có hương vị nhẹ hơn (ví dụ như kem đánh răng có mùi kẹo của trẻ em).
-
Đảo
bảo
mọi
liệu
pháp
điều
trị
phải
an
toàn
và
không
ép
buộc.
Một
số
phương
pháp
điều
trị
tự
kỷ,
đặc
biệt
là
phương
pháp
can
thiệp
hành
vi
như
phân
tich
hành
vi
ứng
dụng
(ABA),
có
thể
dẫn
đến
rối
loạn
stress
sau
sang
chấn
nếu
được
thực
hiện
sai.[2]
Một
số
liệu
pháp
được
thiết
kế
để
phá
vỡ
ý
chí
của
bệnh
nhân
hoặc
buộc
họ
phải
hành
xử
"bình
thường."[3]
Điều
này
có
thể
rất
tai
hại
về
cảm
xúc.
- Tránh các liệu pháp thử nghiệm hoặc liệu pháp dựa trên sự phục tùng.
- Người tự kỷ có thể từ chối hoặc nghỉ giải lao.
- Liệu pháp điều trị không nên bao gồm kêu khóc, la hét, bạo lực hoặc cầu xin giúp đỡ.
- Nếu nghi ngờ một liệu pháp nào đó vượt sức chịu đựng, gây sợ hãi hoặc đau đớn, bạn cần phải ngăn chặn.[4] Nếu bạn không phải người lớn, hãy nói với người lớn hoặc báo với nhà chức trách.
-
Đưa
việc
tập
thể
dục
vào
cuộc
sống
thường
nhật
của
người
tự
kỷ.
Vận
động
là
một
cách
giải
tỏa
năng
lượng
thừa
(nếu
họ
liên
tục
có
nhu
cầu
về
hành
vi
tự
kích
thích),
giúp
họ
kích
thích
cảm
giác
một
cách
an
toàn
và
có
kiểm
soát,
đồng
thời
cải
thiện
tâm
trạng
và
cảm
giác
an
tâm
của
người
tự
kỷ.
Bạn
hãy
tìm
ra
hoạt
động
mà
họ
thích
và
dựa
vào
đó.
- Người tự kỷ có thể chơi tốt hơn trong các môn thể thao cá nhân hoặc trong môi trường không cạnh tranh. Thậm chí đi bộ thường xuyên cũng tốt cho người thân của bạn.
-
Khuyến
khích
các
mối
quan
tâm
đặc
biệt.
Các
mối
quan
tâm
đặc
biệt
có
thể
là
nơi
trú
ẩn
cho
người
tự
kỷ,
giúp
họ
phát
triển
các
kỹ
năng
quan
trọng
(ví
dụ
một
cây
bút
trẻ
sẽ
học
viết
thể
loại
phê
bình),
và
có
thể
dẫn
đến
một
sở
thích
hoặc
sự
nghiệp
như
ý.
Qua
đó
người
tự
kỷ
cũng
được
khuyến
khích
thể
hiện
bản
thân
mình.
- Chọn các món đồ chơi liên quan đến mối quan tâm đó.
- Trao đổi về điều họ quan tâm trong lúc thoải mái, ví dụ như khi đang ngồi trên xe. (Bạn cũng có thể tạo nên cuộc đối thoại hai chiều bằng cách đặt các câu hỏi).
- Giúp họ học thêm qua sách.
- Gợi ý họ tham gia các câu lạc bộ hoặc các hoạt động liên quan đến điều họ thích, vì việc giao tiếp sẽ bớt đáng sợ nếu họ yêu thích đề tài của cuộc nói chuyện.
Đối phó với trạng thái hoảng loạn[sửa]
-
Học
cách
nhận
biết
các
kiểu
hoảng
loạn.
Việc
nhận
biết
các
yếu
tố
kích
thích
của
người
tự
kỷ
sẽ
giúp
bạn
xác
định
được
tình
huống
có
thể
vượt
sức
chịu
đựng
và
xoa
dịu
trước
khi
sự
căng
thẳng
lên
đến
cực
điểm.
Cân
nhắc
ghi
lại
các
yếu
tố
kích
thích
để
ngăn
ngừa
các
tình
huống
tương
tự
trong
tương
lai.
- Ví dụ, đi ăn nhà hàng có thể là sự hỗn loạn đối với trẻ tự kỷ. Đôi khi chỉ cần đưa trẻ ra khỏi môi trường đó vài phút cũng đủ giúp trẻ bình tĩnh.
-
Nhận
biết
các
dấu
hiệu
cảnh
báo
trạng
thái
hoảng
loạn.
Cơn
hoảng
loạn
là
kết
quả
của
sự
tích
tụ
căng
thẳng
ở
người
tự
kỷ,
và
cách
điều
trị
tốt
nhất
là
phòng
ngừa.
Sau
đây
là
một
số
yếu
tố
báo
hiệu
trạng
thái
hoảng
loạn
có
thể
sắp
xảy
ra
mà
bạn
cần
chú
ý:[5]
- Bực bội
- Nhận được quá nhiều hướng dẫn bằng lời nói cùng một lúc
- Chứng kiến sự bất công
- Đau đớn/ bị kích động quá mức
- Thay đổi thời gian biểu thường nhật
- Không có khả năng hiểu hoặc giao tiếp hiệu quả
-
Can
thiệp
nhanh
cho
người
tự
kỷ.
Người
thân
của
bạn
có
thể
không
nhận
ra
tình
trạng
căng
thẳng
đã
tích
tụ
đến
mức
nào
hoặc
không
diễn
đạt
được.
Bạn
cần
loại
bỏ
mọi
yếu
tố
kích
thích
và
hỏi
xem
điều
gì
khiến
họ
khó
chịu.
- Đưa họ ra ngoài nghỉ ngơi.
- Đưa họ ra khỏi đám đông hoặc các tác nhân kích thích khác.
- Tránh đặt ra các yêu cầu cho họ. Nếu người khác làm như vậy, bạn nên đề nghị họ cho người tự kỷ tạm nghỉ.
-
Nhanh
chóng
đáp
ứng
các
nhu
cầu
của
người
tự
kỷ.
Người
tự
kỷ
vốn
quen
với
việc
bị
cho
là
quá
đòi
hỏi,
do
đó
nếu
họ
yêu
cầu
thay
đổi
điều
gì
đó
thì
nghĩa
là
họ
đang
thực
sự
khó
chịu.
- Đừng ghìm giữ các nhu cầu của người tự kỷ. Cho dù họ không thể dùng lời nói hoặc nói một cách lễ phép, bạn hãy cho đó là nhu cầu khẩn cấp. Bạn có thể dạy họ cách diễn đạt đúng mực khi họ bình tĩnh hơn.
- Đưa người tự kỷ đến một nơi yên tĩnh. Thử dẫn họ ra ngoài trời hoặc vào góc thư giãn. Điều này sẽ giúp người tự kỷ có cơ hội thả lỏng, không bị bao vây bởi đám đông hoặc nhân tố kích thích.
-
Bình
tĩnh,
kiên
nhẫn
và
thông
cảm.
Không
bao
giờ
nên
quát
mắng
hoặc
đổ
lỗi
cho
người
tự
kỷ
vì
cơn
hoảng
loạn
của
họ.
Họ
thường
cảm
thấy
xấu
hổ
và
ngượng
ngùng
vì
đã
mất
kiểm
soát,
và
việc
làm
cho
họ
cảm
thấy
tồi
tệ
hơn
sẽ
chỉ
khiến
họ
mất
bình
tĩnh
hơn.[6]
- Tránh các đám đông hoặc những ánh nhìn chằm chằm của người khác. Yêu cầu mọi người đừng làm như vậy hoặc đưa người tự kỷ ra nơi nào đó vắng người.
-
Khuyến
khích
các
hành
vi
tự
kích
thích.
Các
hành
vi
này
là
một
cách
để
kích
thích
giác
quan,
và
có
thể
đem
lại
cảm
giác
cực
kỳ
thư
giãn
đối
với
người
tự
kỷ.
Một
số
ví
dụ
cho
các
hành
vi
này
là
đu
đưa,
vỗ
tay,
nhảy
lên
và
ngọ
nguậy.
Có
một
số
cách
để
khuyến
khích
người
tự
kỷ
có
hành
vi
tự
kích
thích:
- Cho trẻ ngồi ghế bập bênh (nếu có)
- Đưa ra các đồ chơi yêu thích của trẻ và/hoặc chăn nặng dành cho trẻ tự kỷ.
- Hỏi về các hành vi tự kích thích giúp trẻ tự xoa dịu (ví dụ, “Con có muốn vẫy tay không?”)
- Cho trẻ ôm thật chặt
- Không nhận xét hoặc nhìn họ một cách kỳ lạ, và nếu có ai đó tỏ thái độ khó chịu trước nỗ lực lấy lại bình tĩnh của người tự kỷ, bạn hãy dùng lời nói hoặc ánh mắt nghiêm khắc để cho người đó biết rằng cách cư xử của họ là không chấp nhận được.
-
Khi
người
thân
của
bạn
đã
bình
tĩnh
trở
lại,
bạn
hãy
nói
chuyện
với
họ
và
tìm
hiểu
điều
gì
đã
kích
thích
cơn
hoảng
loạn.
Khuyến
khích
cuộc
trò
chuyện
thẳng
thắn
và
có
tính
xây
dựng.
Tập
trung
vào
các
tác
nhân
kích
thích
và
những
điều
mà
họ
(và
cả
bạn
nữa!)
có
thể
làm
để
tránh
các
tình
huống
tương
tự
trong
tương
lai.
- Nếu con gái bạn thường sợ hãi đến phát khóc khi đến các cửa hàng đông đúc, bạn hãy thử sắp xếp đi vào những lúc cửa hàng vắng khách hơn, đem theo nút bịt tai và đồ chơi tự kích thích cho trẻ, hoặc để trẻ ở nhà.
- Nếu các tin tức về một cuộc tấn công bạo lực khiến em trai bạn lên cơn hoảng loạn, bạn hãy đề nghị bố mẹ đừng bật các bản tin vào ban đêm và giúp em tập các bài tập thư giãn.
Giao tiếp một cách hiệu quả[sửa]
-
Hiểu
rằng
việc
giao
tiếp
có
thể
rất
thách
thức.
Ngôn
ngữ
cơ
thể
của
người
tự
kỷ
có
thể
khác
với
người
bình
thường,
và
người
tự
kỷ
không
phải
lúc
nào
cũng
hiểu
cách
diễn
đạt
hoặc
cử
chỉ
nào
đó
có
ý
nghĩa
gì.[7]
- Không trông chờ họ giao tiếp bằng mắt. Người tự kỷ thường tập trung tốt hơn khi họ không nhìn vào mắt người khác.
- Biết rằng có thể họ sẽ cựa quậy hoặc có các động tác kỳ quặc.
- Tìm hiểu ngôn ngữ cơ thể của người thân bị tự kỷ và hiểu chúng có ý nghĩa gì.
-
Đừng
căng
thẳng
vì
sắc
thái
giọng
nói
và
ngôn
ngữ
cơ
thể
của
họ.
Do
sự
nhầm
lẫn
về
ngôn
ngữ
cơ
thể,
người
tự
kỷ
có
thể
không
có
cử
chỉ
hay
điệu
bộ
phù
hợp
với
cảm
giác
của
họ.
Về
sắc
thái
trong
giọng
nói
cũng
vậy.
Do
đó
điều
quan
trọng
là
bạn
cần
tự
nhắc
mình
rằng
không
diễn
giải
cách
nói
thô
lỗ
hoặc
ngôn
ngữ
cơ
thể
của
người
tự
kỷ
là
nhắm
vào
bạn.[8]
- Ví dụ, giọng nói của người tự kỷ có thể cộc lốc và thiếu lễ độ, tuy nhiên có thể họ đang rất vui.
- Việc quan sát các hành vi tự kích thích của họ cũng cung cấp cho bạn các manh mối. Nếu một cậu bé chỉ vỗ tay khi vui, có lẽ đó là dấu hiệu đáng tin cậy cho thấy mọi việc đều ổn.
- Cho dù người tự kỷ có bực bội thì đó có thể cũng không phải là lỗi của họ. Ví dụ, tiếng chó sủa có thể khiến họ hồi hộp lo lắng cả ngày.
-
Hiểu
rằng
khả
năng
xử
lý
âm
thanh
có
thể
là
một
vấn
đề
đối
với
người
tự
kỷ.
Điều
này
có
nghĩa
là,
mặc
dù
người
tự
kỷ
hoàn
toàn
có
khả
năng
hiểu
ngôn
ngữ,
nhưng
bộ
não
của
họ
có
thể
gặp
khó
khăn
trong
việc
diễn
giải
những
từ
ngữ
một
cách
nhanh
chóng
như
người
bình
thường.
Bạn
có
thể
đo
lường
phản
ứng
của
họ
với
các
hướng
dẫn
bằng
lời
nói
hoặc
những
danh
mục
dài.[1]
Có
thể
họ
cần
các
hướng
dẫn
được
viết
ra
hoặc
cần
nhiều
thời
gian
hơn
để
xử
lý
thông
tin
trước
khi
phản
hồi.
- Có thể họ không đủ khả năng nhớ các danh mục nói bằng lời nói và cần phải có các danh mục viết ra hoặc có hình ảnh minh họa.
- Cho họ thời gian suy nghĩ và xử lý. Họ có thể phản hồi chậm hơn.
- Có thể họ đọc và viết tốt hơn nói chuyện.
-
Cố
gắng
tạo
một
không
gian
yên
tĩnh
khi
giao
tiếp.
Người
thân
của
bạn
có
thể
gặp
khó
khăn
khi
giao
tiếp
ở
những
nơi
đông
đúc
với
nhiều
tiếng
ồn.
Ở
môi
trường
có
nhiều
người
cùng
nói
một
lúc,
người
tự
kỷ
có
thể
trở
nên
căng
thẳng
và
quá
tải.
Thay
vì
thế,
bạn
cần
nói
chuyện
với
họ
trong
môi
trường
yên
tĩnh.
- Đi nơi khác nếu căn phòng đông người.
- Thử sử dụng phương pháp mã hóa âm thanh nếu bạn không thể rời đi (ví dụ như dùng ngôn ngữ ký hiệu, vẽ biểu đồ hoặc ghi thành chữ).
-
Cân
nhắc
cho
người
tự
kỷ
học
khóa
rèn
luyện
khả
năng
tập
trung
để
cải
thiện
các
kỹ
năng
xã
hội.
Rèn
luyện
khả
năng
tập
trung
là
một
khóa
học
có
thể
giúp
người
thân
của
bạn
phát
triển
các
kỹ
thuật
tương
tác
với
người
khác.
Hình
thức
rèn
luyện
này
dạy
học
viên
hiểu
được
các
suy
nghĩ
và
cảm
giác.
Khóa
học
rèn
luyện
sự
tập
trung
thường
dạy
theo
nhóm,
nhưng
cũng
có
thể
dạy
riêng
cho
từng
người.
Trong
các
buổi
trị
liệu,
người
tự
kỷ
có
hy
vọng
phát
triển
các
kỹ
thuật
điều
hòa
cảm
xúc,
các
kỹ
năng
giao
tiếp
giải
quyết
vấn
đề
và
các
kỹ
năng
tương
tác
với
bạn
bè.[9]
- Phương pháp can thiệp phát triển mối quan hệ (RDI) là một hình thức phổ biến.
- Không phải nhóm kỹ năng xã hội nào cũng dạy những kỹ năng có ích. Ví dụ, nếu nhóm kỹ năng xã hội mà đứa con đồng tính của bạn tham gia chú trọng đến định chuẩn hóa dị tính (heteronormativity) thì nhóm này sẽ không đem lại lợi ích cho trẻ.
Dạy các kỹ năng quan trọng[sửa]
-
Dạy
các
phương
pháp
tĩnh
tâm.
Theo
thuyết
“thế
giới
căng
thẳng”
về
chứng
tự
kỷ,
thế
giới
xung
quanh
sẽ
nhanh
chóng
trở
nên
đáng
sợ
hoặc
quá
choáng
ngợp
đối
với
những
người
mắc
căn
bệnh
này,
và
họ
có
thể
cần
thêm
sự
hỗ
trợ
khi
học
cách
đối
phó.[10]
Các
bài
tập
này
bao
gồm:
- Tập luyện hít thở sâu
- Đếm để tĩnh tâm
- Cầm đồ chơi hoặc một vật yêu thích cho đến khi cảm thấy dễ chịu hơn
- Thực hiện các hành vi tự kích thích nào đó
- Tập yoga, thiền hoặc giãn cơ
- Nghỉ ngơi và nghe nhạc hoặc ca hát
-
Dạy
người
thân
của
bạn
ngăn
ngừa
hoảng
loạn
bằng
cách
kêu
gọi
sự
giúp
đỡ.
Những
câu
như
“Con
cần
nghỉ
ngơi
ạ”
hoặc
“Con
vào
góc
của
con
được
không?”
có
thể
đặc
biệt
hữu
dụng.
Việc
tránh
cơn
hoảng
loạn
sẽ
trở
nên
dễ
dàng
hơn
khi
người
tự
kỷ
có
thể
xác
định
được
các
tác
nhân
kích
thích
của
mình
và
yêu
cầu
được
giúp
đỡ.
- Củng cố hành vi này bằng cách khen ngợi ngay khi họ nói ra nhu cầu của mình.
- Nếu người tự kỷ chỉ mới học cách thực hiện hành vi này, bạn hãy cảm ơn họ vì đã nói lên điều này. “Cảm ơn con, con đã cho mẹ biết là tiếng động lớn làm đau tai con! Bây giờ mẹ tìm nút bịt tai cho con nhé, con cứ chờ bên ngoài với anh con trong khi mẹ tìm nó nhé”.
-
Dạy
trẻ
em
về
cảm
xúc
bằng
các
thẻ
học,
sách
và
phim.
Các
ví
dụ
hư
cấu
có
thể
giúp
người
tự
kỷ
hiểu
cảm
giác
của
người
khác
và
tại
sao
họ
cảm
thấy
như
vậy.
Điều
này
cho
phép
người
tự
kỷ
phân
tích
cảm
xúc
từ
một
khoảng
cách
an
toàn
hơn.
- Nếu đứa trẻ không hiểu các cách diễn đạt cơ bản, bạn hãy thử dạy chúng bằng các thẻ học.[11]
- Hỏi "Con nghĩ nhân vật này bây giờ đang cảm thấy thế nào?” khi trẻ đọc sách hoặc xem phim. Gợi ý nếu trẻ không chắc.
- Ngoài ra cũng nên thử dạy các kỹ năng xã hội: “Con nghĩ cô ấy làm thế có tốt không? Không à? Thế tốt thì như thế nào?”
- Tìm các chương trình kết hợp tính vui nhộn và giáo dục như bộ phim hoạt hình Ngựa con bé nhỏ .
- Đặt các mục tiêu thực tế về giao tiếp xã hội. Hiểu rằng người thân của bạn không bao giờ thích hợp với tiệc tùng, và như vậy cũng không sao. Tập trung vào điều họ muốn làm: có lẽ họ muốn có hai người bạn thân hoặc có ai đó chơi cùng vào giờ nghỉ. Bạn cần điều chỉnh các kỹ năng xã hội theo mong muốn của họ chứ không chỉ theo nguyện vọng của bạn.
-
Dạy
trẻ
tự
kỷ
kể
về
mối
quan
tâm
đặc
biệt.
Trẻ
tự
kỷ
có
thể
vô
cùng
say
mê
về
các
mối
quan
tâm
của
mình,
do
đó
chúng
có
thể
không
biết
rằng
mình
đang
độc
chiếm
cuộc
trò
chuyện
hoặc
nhận
ra
rằng
bố
mẹ
muốn
đổi
chủ
đề.
Bạn
hãy
dạy
trẻ
cách:
- Hỏi những câu hỏi để bắt chuyện với người khác (“Mẹ ơi hôm nay công việc của mẹ thế nào?”)
- Nhận biết một người có đang bận hay không
- Đánh giá một người có chú ý hay không
- Cho phép cuộc trò chuyện thay đổi một cách tự nhiên
- Lắng nghe
- Biết khi nào độc chiếm cuộc trò chuyện là tốt (ví dụ như khi ai đó muốn biết về chủ đề mối quan tâm của trẻ)
-
Làm
gương
về
các
kỹ
năng
xã
hội.
Nhớ
rằng
trẻ
tự
kỷ
không
ngừng
học
hỏi
và
phát
triển,
và
bạn
là
một
trong
các
hình
mẫu
của
trẻ.
Hãy
cư
xử
theo
cách
mà
bạn
muốn
trẻ
làm
như
vậy,
và
trẻ
sẽ
học
theo
bạn.
- Lắng nghe người tự kỷ nói và đặt các câu hỏi.
- Khi bực bội hoặc mệt mỏi, bạn hãy hành xử theo cách bạn muốn trẻ tự kỷ hành xử. Tạm nghỉ nếu cần thiết (điều này không sao!)
- Bày tỏ lòng trắc ẩn. Không bao giờ có những hành động đối với người tự kỷ mà bạn sẽ không làm với người bình thường.
- Nhìn nhận cảm giác của họ là có ý nghĩa và giá trị.
-
Sẵn
sàng
khen
ngợi.
Người
tự
kỷ
thường
có
nguy
cơ
cao
mắc
chứng
trầm
cảm
và
lo
âu,
nghĩa
là
họ
có
tính
tự
ti.
Bạn
hãy
nâng
cao
lòng
tự
trọng
cho
họ
bằng
cách
công
nhận
những
phẩm
chất
tốt
của
họ
và
khen
ngợi
những
nỗ
lực
của
họ.
Tỏ
rõ
cho
họ
thấy
rằng
bạn
tự
hào
về
họ.
- Hình thức khen ngợi có thể là lời nói, cái ôm, thời gian ở bên nhau hoặc cho họ thêm thời gian tự do.
- Khen ngợi là điều tốt, tuy nhiên bạn đừng coi đó là mục tiêu cuối cùng. Khi một người bị lệ thuộc vào lời khen, họ có thể trở thành người chỉ biết chiều lòng người khác và không có khả năng đặt ra giới hạn.
-
Dạy
các
kỹ
năng
tự
giúp
mình.
Người
tự
kỷ
cần
phải
học
cách
đứng
lên
vì
bản
thân
mình,
quyết
đoán
và
biết
từ
chối
khi
họ
không
muốn
một
điều
nào
đó.
Điều
này
đặc
biệt
quan
trọng,
vì
người
tự
kỷ
có
nguy
cơ
cao
bị
lạm
dụng.[12]
- Cho phép họ từ chối. (“Con không thích cái áo len đó. Nó ngứa lắm!”)
- Khen ngợi khi họ bày tỏ nhu cầu của mình ("Cảm ơn con nhé, vì con cho mẹ biết là tiếng nhạc quá lớn. Mẹ vặn nhỏ lại ngay đây”).
- Cho họ lựa chọn và khuyến khích suy nghĩ.
- Tránh các liệu pháp phục tùng vì có thể gây tổn hại khả năng từ chối của họ.
- Khi người thân của bạn nói “không”, bạn hãy lắng nghe. Có điều gì không ổn? Nếu có điều gì đó không thể tránh được, bạn có thể gạt đi những khó chịu hoặc thỏa hiệp với điều giúp họ vui vẻ không? Chỉ nên bỏ qua sự từ chối trong các trường hợp nghiêm trọng về sức khỏe hoặc an toàn.
- Ở Mỹ, thiếu niên và người trưởng thành có thể học các kỹ năng qua các nhóm tự hỗ trợ như ASAN hoặc hội các phụ nữ tự kỷ. (Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận khi giới thiệu người thân đến các nhóm này nếu họ nhạy cảm, vì các vấn đề như sự căm ghét,[13] liệu pháp điều trị tình trạng bị lạm dụng[14][15] và sự khổ sở[16] có thể làm gián đoạn giấc ngủ của người tự kỷ).
Hiểu về chứng tự kỷ[sửa]
Hiểu về chứng tự kỷ là một nhiệm vụ khó khăn, vì tự kỷ là một dạng khuyết tật phức tạp, và mỗi bệnh nhân tự kỷ là một trường hợp riêng biệt.
-
Biết
rằng
tự
kỷ
là
một
phổ
rất
phức
tạp.
Tự
kỷ
bao
gồm
nhiều
dạng
và
nhiều
phương
diện,
thay
đổi
tùy
từng
người.
Tự
kỷ
là
một
dạng
khuyết
tật
phát
triển,
do
đó
sự
giao
tiếp
và
các
kỹ
năng
xã
hội
thường
là
một
thách
thức.
Các
triệu
chứng
có
thể
rất
khác
nhau.[17]
- Tự kỷ không phải là một phổ hẹp với các mức độ từ “nhẹ” đến “nặng”. Nó tác động đến nhiều mặt và theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ, có thể bạn của bạn rất hài hước và có tài khiến mọi người vui, nhưng lại gặp khó khăn trong việc tự chăm sóc bản thân và xử lý cảm giác. Một người tự kỷ có thể mạnh về mặt này và yếu ở mặt khác.
- Cân nhắc các điểm mạnh đặc biệt của người thân và các thách thức. Điều quan trọng là hiểu được các triệu chứng của họ. Một khi đã hiểu những thách thức nằm ở đâu, bạn có thể nhắm vào đó. Tìm ra những ưu điểm của người thân và các thách thức họ phải đối mặt. Mọi yếu tố này đều quan trọng khi lựa chọn các phương pháp điều trị và cơ chế đối phó.
-
Tìm
hiểu
về
chứng
tự
kỷ.
Một
điều
cũng
có
ích
là
biết
về
các
dấu
hiệu
chung,
và
người
tự
kỷ
nghĩ
như
thế
nào
về
chứng
tự
kỷ
(các
tổ
chức
và
các
blog
do
người
tự
kỷ
điều
hành
thường
là
các
nguồn
thông
tin
tốt).
Sau
đây
là
một
vài
dấu
hiệu
của
chứng
tự
kỷ:[18]
- Kỹ năng vận động tinh có thể chậm
- Khó khăn trong việc hiểu và tương tác với những người khác
- Khó nắm bắt các cách dùng ngôn ngữ trừu tượng (ví dụ như châm biếm, ẩn dụ)
- Tập trung và say mê một cách kỳ lạ về các mối quan tâm đặc biệt
- Kém nhạy cảm hoặc nhạy cảm quá mức với các tác nhân kích thích khác nhau (âm thanh, hình ảnh, mùi, v.v…)
- Khó khăn trong việc tự chăm sóc bản thân
- Có hành vi lặp đi lặp lại, hành vi tự kích thích rõ ràng
- Hiểu rằng mỗi người tự kỷ có các mục tiêu khác nhau. Một người tự kỷ có thể muốn tập trung vào việc phát triển các kỹ năng chăm sóc bản thân để sống độc lập, trong khi người khác có thể muốn kết bạn. Những người khác có thể hoàn toàn sống tốt với cuộc sống được trợ giúp hoặc không có thêm bạn bè. Hiểu rằng quan niệm của bạn về một lối sống tốt có thể khác với quan niệm của người tự kỷ, và điều quan trọng nhất là họ có khả năng hạnh phúc.
- Chấp nhận con người của họ. Người tự kỷ không phải là điều xấu hổ, tuyệt vọng hoặc khiếm khuyết, họ chỉ khác biệt. Thay vì nói “Cuối cùng tôi sẽ hạnh phúc khi người thân của tôi _____," bạn hãy tập sống hạnh phúc ngay bây giờ, và cùng họ bước tiếp. Hãy trao cho họ tình yêu vô điều kiện để họ có thể yêu bản thân mình.
Lời khuyên[sửa]
- Lưu ý rằng một phần trong thời gian biểu của người tự kỷ có thể bao gồm các hành vi kỳ lạ như suốt tuần đều mặc đúng một bộ quần áo.
- Có sự tranh cãi xung quanh việc nên dùng ngôn ngữ “con người trước” hay “nhận dạng trước”; nói cách khác, liệu người tự kỷ muốn được gọi là “người tự kỷ” hoặc “người có chứng tự kỷ”. Bài viết này sử dụng ngôn ngữ “nhận dạng trước” (“người tự kỷ”), vì cách gọi này thường được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng người tự kỷ”.[19] Hỏi người thân của bạn xem họ muốn dùng cách gọi nào và tôn trọng ý kiến của họ.
- Nếu bạn cũng là người tự kỷ, hãy cho họ biết bạn có hành vi đặc biệt nào hoặc vấn đề nào cũng như họ (nhưng không tự cho rằng mình có những điều đó).
- Nếu bạn cũng là người tự kỷ, hãy cho họ biết mình thuộc phổ này nếu bạn nghĩ điều này sẽ đem lại sự khác biệt cho mối quan hệ giữa bạn với họ.
Cảnh báo[sửa]
- Nhớ rằng người tự kỷ dạng không nói được không phải là người ngu ngốc, và những người có khuyết tật và/hoặc khác biệt vẫn xứng đáng được tôn trọng như một con người, bất kể trí tuệ của họ ra sao.
- Đối xử tốt với họ. Cho dù thô lỗ hoặc không tử tế, người tự kỷ vẫn cần sự trợ giúp của bạn. Đừng la hét hoặc ghét bỏ họ; hãy làm tấm gương tốt. Hãy ngọt ngào và yêu thương.
- Đừng cho rằng người tự kỷ có nghe hoặc không nghe bạn nếu họ không phản ứng. Hãy tìm cách nào đó để kiểm tra.
- Đừng đối xử kẻ cả với người tự kỷ. Nếu bạn không thực sự tốt bụng, họ vẫn có khả năng phát hiện ra.
- Không đưa ra các giả thuyết về cuộc sống của người tự kỷ, chẳng hạn như họ có người yêu hay không, hoặc họ làm gì trong thời gian rảnh rỗi.
- Đừng kéo người tự kỷ ra khỏi các sở thích hoặc công việc nếu họ tập trung cao độ, trừ khi bạn cho rằng họ sẽ có lợi nếu nghe lời bạn. Điều mà bạn cho là kéo người tự kỷ khỏi dán mắt vào màn hình thì đối với họ có thể giống như bạn làm ai đó xao lãng khi đang thiền, lái xe hoặc tiến hành phẫu thuật, hoặc như đang cố gắng nói chuyện với một người khi đang xem một cảnh phim hồi hộp.
- Nhớ rằng người tự kỷ có nhiều dạng, nhiều mức độ và ở mọi tầng lớp xã hội. Bạn đừng dựa vào định kiến về sắc tộc và tầng lớp xã hội của một người tự kỷ.
- Không dùng phim ảnh hoặc các cảnh trong phim để xác định các tình huống xã hội nếu những cảnh đó có tính chất phóng đại, thiếu chính xác hoặc tạo niềm hy vọng giả. Những gì có vẻ lãng mạn trong phim có thể đáng sợ ngoài đời, những điều gây sửng sốt trong phim thường nguy hiểm hơn thực tế nhiều, và thậm chí các tình huống tốt nhất trong đời thực cũng có thể có các biến chứng khiến họ không hoàn hảo như những nhân vật trong phim của Holywood hay Disney.
- Cho người tự kỷ biết vai trò và kinh nghiệm của bạn để hai người có thể giao tiếp hiệu quả với nhau.
- Không bao giờ ngăn người tự kỷ có hành vi tự kích thích[20][21] hoặc buộc họ phải giao tiếp bằng mắt.[22] Điều này sẽ tước đi các kỹ năng đối phó và cản trở sự tập trung của họ.[23]
- Cẩn thận khi chọn chuyên gia trị liệu. Một số chuyện gia trị liệu sử dụng liệu pháp phục tùng có thể làm tổn thương cho trẻ em[24] hoặc khiến trẻ bị rối loạn stress sau sang chấn.[25]
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 1,2 http://www.psychology.org.au/publications/tip_sheets/autism/
- ↑ Lydia Brown: What They Should Be Talking About
- ↑ Real Social Skills: The Problem with ABA (content warning for ABA)
- ↑ An Open Letter to Families Considering Intensive Behavioral Therapy for their Autistic Child, Part 2 (trigger warning for ABA, trauma, and abuse) It is better to intervene immediately if a child is being hurt.
- ↑ http://www.care.com/special-needs-how-to-handle-the-4-most-challenging-autism-behaviors-p1017-q14202645.html
- ↑ http://www.autism-help.org/behavior-tantrums-aspergers.htm
- ↑ http://www.iidc.indiana.edu/?pageId=530
- ↑ http://depts.washington.edu/dbpeds/Screening%20Tools/DSM-5(ASD.Guidelines)Feb2013.pdf
- ↑ http://www.davidsongifted.org/db/Articles_id_10570.aspx
- ↑ http://www.theautismprogram.org/wp-content/uploads/general-calming.pdf
- ↑ http://www.nationalautismresourcesblog.com/2011/05/16/all-about-emotions-flash-cards/
- ↑ PACLA: Compliance Therapies such as ABA Leave Autistic People Vulnerable to Abuse and Exploitation
- ↑ Amy Sequenzia: Why Autism Speaks Hurts Us
- ↑ Julia Bascom: Quiet Hands (trigger warning for abuse and quiet hands)
- ↑ An Open Letter to Parents Considering Intensive Behavioral Therapy for their Autistic Child (trigger warning for abuse)
- ↑ Judge Rotenberg Center Survivor's Letter (trigger warning for torture)
- ↑ http://www.webmd.com/brain/autism/autism-spectrum-disorders
- ↑ http://autisticadvocacy.org/about-autism/
- ↑ http://autisticadvocacy.org/identity-first-language/
- ↑ http://thecaffeinatedautistic.wordpress.com/2013/02/10/on-stimming-and-why-quiet-handsing-an-autistic-person-is-wrong/
- ↑ http://juststimming.wordpress.com/2011/10/05/quiet-hands/
- ↑ http://www.snagglebox.com/article/autism-eye-contact
- ↑ http://musingsofanaspie.com/2013/06/18/a-cognitive-defense-of-stimming-or-why-quiet-hands-makes-math-harder/
- ↑ http://www.thinkingautismguide.com/2013/02/the-cost-of-compliance-is-unreasonable.html
- ↑ http://www.astraeasweb.net/politics/aba.html