Mối liên quan giữa bệnh tự kỷ và những khả năng đặc biệt

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Khám phá mối quan hệ giữa các triệu chứng cảm nhận, nhận thức, khả năng giao tiếp xã hội ở những người mắc chứng tự kỷ và cảm giác kèm (Synaesthetic) lần đầu tiên được làm rõ bởi các chuyên gia hàng đầu thế giới về thần kinh học, tâm lý học và bệnh tự kỷ tại đại học Sussex và đại học Cambridge (Anh Quốc).

Savantism hay hội chứng bác học là một bệnh hiếm trên thế giới. Những người có hội chứng này thường vượt trội hơn so với người khác ở một lĩnh vực nào đó. Tuy nhiên hầu hết người mắc hội chứng này không thể giải thích được họ có được khả năng đặc biệt như thế nào.

Bệnh tự kỷ được xác định là khả năng giao tiếp và kỹ năng xã hội bị suy yếu. Cảm giác kèm (hay Chứng liên kết giác quan, Synaesthetic) xác định khi có một sự 'tham gia của các giác quan khác đồng thời' ví dụ như nghe âm nhạc có thể kích hoạt các giác quan về màu sắc hoặc các từ ngữ có thể kích hoạt vị giác.

Synaesthesia thường được coi là một năng lực đặc biệt hơn là mắc bệnh trong khi ngược lại chứng tự kỷ bị coi là bệnh. Trong nghiên cứu mới này, các nhà khoa học chỉ ra rằng hai hội chứng này có nhiều điểm chung hơn so với quan điểm đã từng nghĩ trước đây, và nhiều đặc điểm cảm giác mà người tự kỷ sở hữu cũng được tìm thấy trong những người mắc chứng cảm giác kèm. Cả 2 nhóm đều có độ nhạy cảm cao của các giác quan đối với âm thanh và ánh sáng, mặc dù có sự khác biệt rõ ràng về khả năng giao tiếp và kỹ năng xã hội ở nhóm người tự kỷ.

Việc hiểu biết sâu hơn về bệnh tự kỷ trong mối liên hệ với hội chứng cảm giác kèm Synaesthetic có thể giúp các nhà khoa học mở khóa bí mật của một số khía cạnh tích cực hơn của bệnh tự kỷ, ví dụ như các khả năng đặc biệt 'savantism' (người có năng lực siêu nhiên, hội chứng bác học), cũng như phát hiện các cơ chế tương tác thần kinh giữa hai hội chứng.

Nguồn[sửa]

  1. Jamie Ward, Claire Hoadley, James E. A. Hughes, Paula Smith, Carrie Allison, Simon Baron-Cohen, Julia Simner. Atypical sensory sensitivity as a shared feature between synaesthesia and autism. Scientific Reports, 2017; 7: 41155 DOI: 10.1038/srep41155
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này