Giúp ai đó đối phó với cái chết của người thân yêu

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Khi một ai đó mà bạn quen biết đang phải đối phó với cái chết của người thân yêu, bạn sẽ không biết phải nói hoặc làm gì. Có thể bạn sẽ không cảm thấy thoải mái khi phải thực hiện bất kỳ điều gì, nhưng bạn nên cho đối phương biết rằng bạn quan tâm đến họ trong thời điểm đau buồn.

Các bước[sửa]

Nhận thức trải nghiệm đau buồn[sửa]

  1. Bạn nên hiểu rằng sự đau buồn đối với mỗi người mỗi khác. Từng ngày và từng giờ, người đang đau buồn có thể có cảm xúc hoàn toàn khác nhau.[1]
    • Con người trải nghiệm sự đau thương theo nhiều cách khác nhau. Một vài người sẽ có cảm xúc lẫn lộn, như phủ nhận hoặc tức giận, cùng một lúc. Một số khác lại bắt đầu có cảm giác sau một khoảng thời gian, và trải nghiệm sự tê liệt sau mất mát.[2][3]
    • Thông thường, xem nỗi sầu khổ như "tàu lượn siêu tốc" thay vì giai đoạn có trật tự rõ ràng sẽ khá hữu ích. Người bị mất mát sẽ trông như hoàn toàn chấp nhận nó vào ngày này và lại phủ nhận mọi việc trong ngày khác. Họ có thể tức giận trong lúc này và bình tĩnh vào lúc khác. Bạn cần phải nhìn nhận cảm giác của họ như là phản ứng tự nhiên trước sự mất mát.[4]
  2. Bạn nên biết rằng chấp nhận hoặc phủ nhận đều là phản ứng tự nhiên. Mặc dù niềm tin phổ biến cho rằng phủ nhận là phản ứng đầu tiên sau khi mất đi người thân yêu, nghiên cứu lại chứng minh theo hướng ngược lại. Chấp nhận cái chết thật ra lại là phản ứng đầu tiên phổ biến hơn là phủ nhận.[5] Tuy nhiên, cũng có khả năng người đó sẽ bị sốc hoặc phủ nhận. Tùy thuộc vào từng cá nhân. Sự kéo dài trong cảm giác sốc của mỗi người mỗi khác và tùy thuộc vào hoàn cảnh.
    • Điều quan trọng là bạn cần phải cung cấp cho đối phương thời gian để xử lý thông tin. Bạn phải thừa nhận sự ra đi của người thân yêu, nhưng không cần thiết phải ép buộc người khác nhìn nhận nó khi họ chưa sẵn sàng.
  3. Hiểu rõ khao khát muốn ở cạnh người thân yêu. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khao khát muốn được ở cạnh người thân yêu là phản ứng đầu tiên mạnh mẽ hơn hoài nghi, giận dữ, hoặc phiền muộn.[5] Khao khát này có thể được biểu hiện theo kiểu như "Tôi nhớ anh ta quá", hoặc "Cuộc sống không còn như xưa khi không có cô ấy". Người đó có thể ôn lại kỷ niệm xưa, xem lại hình ảnh, và nhiều thứ khác có liên quan đến người thân yêu như là cách để duy trì sự kết nối. Điều này hoàn toàn bình thường.[6][3]
    • Bạn có thể giúp đỡ bằng cách lắng nghe câu chuyện của họ. Khuyến khích họ chia sẽ kỷ niệm nếu họ muốn. Bạn thậm chí có thể nêu lên câu hỏi về người đã mất, nếu người đó có vẻ như muốn chia sẻ về nó.[3]
    • Bạn cũng có thể trấn an gia quyến của người quá cố rằng họ không thể ngăn ngừa cái chết xảy đến. Khao khát được ở bên người thân yêu có thể khiến họ đàm phán, hành động mà chúng ta thực hiện để giúp bản thân có cảm giác như thể chúng ta vẫn có khả năng tái giành lại sự kiểm soát và ngăn ngừa mất mát trong tương lai.[7] Đổ lỗi cho chính mình là phản ứng phổ biến của sự đau buồn.[8] Câu nói có ý mặc cả thường bắt đầu với cụm từ "Đáng lẽ ra tôi nên" hoặc "Nếu như". Bạn nên nhắc nhở gia đình của người đã mất nhớ rằng sự kiện này nằm ngoài khả năng kiểm soát của họ.[6]
  4. Nhìn nhận sự tức giận như là cách để đối phó với nỗi đau. Khi cảm giác sốc và đau đớn của mất mát ban đầu qua đi, người đó có thể sẽ dùng cơn giận để chiến đấu với nỗi đau. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng cảm giác giận dữ sẽ gia tăng trong vòng 1 – 5 tháng sau mất mát, và từ từ thuyên giảm.[5]
    • Cơn giận có thể sẽ khá vô lý và không đúng chỗ. Nó có thể được biểu hiện thông qua việc đổ lỗi cho thần linh, cho số phận, hoặc cho bản thân mình vì đã đem lại mất mát. Không nên giảm thiểu những cảm xúc này bằng cách sử dụng ngôn ngữ khiến người đó xấu hổ, như "Đừng tức giận" hoặc "Đừng đổ lỗi cho Chúa Trời". Bạn nên chấp nhận cảm giác tức giận của họ bằng cách nói với họ: "Tôi chắc là sẽ rất đau đớn khi phải đối mặt với những điều mà bạn đang trải nghiệm. Đối với tôi thì giận dữ là phản ứng tự nhiên".[6]
  5. Quan sát dấu hiệu trầm cảm. Chán nản là điều bình thường sau khi trải qua mất mát to lớn và sẽ không dẫn đến tình trạng Rối loạn Trầm cảm Nặng. Nghiên cứu đã cho thấy rằng trầm cảm sẽ tăng nhanh trong khoảng 1 – 5 tháng sau mất mát.[5] Tuy nhiên, cảm giác sốc ban đầu cũng có thể hình thành triệu chứng trầm cảm, như tâm trạng thất thường, buồn miên man, và khó tập trung.[6]
    • Nếu gia đình của người quá cố muốn làm hại bản thân hoặc trở nên tách biệt hoàn toàn, đây là dấu hiệu của Rối loạn Trầm cảm Nặng, và bạn nên liên lạc với chuyên gia sức khỏe tâm thần.[9]
  6. Giúp người đó hoàn thành giai đoạn đau buồn. Đau buồn là cách bộc lộ và xử lý sự thương tiếc. Nhiều nhà tâm lý học cho rằng người đó cần phải hoàn thành một vài nhiệm vụ cụ thể để có cảm giác chấp nhận và kết thúc. Tuy nhiên, mọi chuyện sẽ khá căng thẳng, và mỗi người sẽ có cách riêng để hoàn tất chúng.[10]
    • Chấp nhận sự thật của mất mát: Chấp nhận trong tâm trí thường diễn ra khá sớm trong quá trình đau buồn,[5] nhưng có thể sẽ phải tốn khá nhiều thời gian để cảm xúc bắt kịp với nó.[11] Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách trò chuyện (một cách đầy cảm thông) về mất mát.
    • Xử lý sự sầu khổ và nỗi đau. Quá trình này sẽ phải tốn một khoảng thời gian dài và cách mỗi người xử lý đau khổ sẽ khác nhau.
    • Điều chỉnh với thế giới không có người thân yêu. Loại điều chỉnh này bao gồm yếu tố bên ngoài (như tìm nơi mới để sống hoặc đóng tài khoản ngân hàng), bên trong (tái xác định chính mình khi không còn trong mối quan hệ với người thân yêu), và tâm linh (xem xét tác động của mất mát trên thế giới quan của bạn).
    • Tìm kiếm sự liên kết lâu dài với người thân yêu trong khi tiến vào giai đoạn mới trong cuộc sống. Một quan niệm sai lầm phổ biến về nỗi đau là bạn phải khuyến khích người khác "vượt qua nó".[3] Tuy nhiên, gia đình của người đã mất sẽ muốn tìm cách để bản thân có cảm giác kết nối với người quá cố, và điều này hoàn toàn tự nhiên. Bạn nên giúp đỡ họ tìm cách để nhớ về người thân yêu thông qua dự án tưởng nhớ đặc biệt nào đó, cho dù nó có là trồng cây, mở quỹ học bổng hoặc thực hiện hoạt động có ý nghĩa khác. Trong lúc đó, bạn cũng nên khuyến khích người đó tiếp tục khám phá khía cạnh mới mẻ của bản thân và khám phá ý nghĩa của cuộc sống đối với họ trong hiện tại.
  7. Cho phép người đó không bộc lộ bất kỳ điều gì. Niềm tin phổ biến có xu hướng khẳng định rằng mọi người nên "trút hết tâm trạng" khi đau buồn. Chúng ta thường tin là nếu bạn không bộc lộ phản ứng về mặt cảm xúc trước chấn thương, bạn sẽ khó có thể tiến bước. Tuy nhiên, nghiên cứu cho rằng điều này không thật sự đúng. Con người trải nghiệm và xử lý sự thương tiếc theo nhiều cách khác nhau. Không nên cố gắng ép buộc họ.
    • Nhiều nghiên cứu về mất mát nói chung, và về nỗi đau khổ khi mất đi người thân yêu nói riêng, đã chỉ ra rằng người không bộc lộ cảm xúc tiêu cực về mất mát có thể sẽ ít căng thẳng hơn sau 6 tháng. Nếu người mà bạn đang giúp đỡ muốn bày tỏ cảm giác của mình, bạn nên hỗ trợ họ, nhưng không nên thúc ép họ thực hiện điều này. Có thể họ chỉ đơn giản là muốn sử dụng cách khác để đối phó.[12] [13][14]

Bày tỏ sự cảm thông với quá trình đau buồn[sửa]

  1. Chấp nhận rằng người đó đã qua đời. Bạn cần phải trung thực và nói với người đang đau khổ là bạn không biết phải nói hoặc làm gì. Sau đó, hãy hỏi họ xem liệu bạn có thể giúp gì được cho họ.[15]
    • Ví dụ, "Tôi nghe được tin rằng ông của bạn đã qua đời. Tôi rất lấy làm tiếc cho bạn và gia đình bạn, và tôi ước tôi biết phải giúp gì. Tôi có thể giúp gì cho bạn?".
  2. Làm việc nhà hoặc việc lặt vặt cho người đó. Những ngày theo sau sự mất mát thường trở nên rất bận rộn. Nếu gia đình của người đã mất đi người thân yêu không yêu cầu bạn giúp họ một vài hoạt động cụ thể nào, bạn nên đề nghị đi chợ, giúp họ làm việc nhà hoặc nấu nướng, hoặc chăm sóc vật nuôi hoặc trẻ em cho họ.[16]
    • Đưa ra lời đề nghị cụ thể sẽ hữu ích hơn là chỉ nói rằng "Hãy cho tôi biết nếu bạn cần gì".
  3. Tham dự đám tang và cuộc họp mặt khác. Đừng lo lắng về việc phải nói ra điều phù hợp. Chỉ cần có mặt cũng đã thể hiện sự ủng hộ của bạn.[6]
    • Nếu bạn không thể tham dự sự kiện nào đó, bạn nên bày tỏ tình yêu và sự hỗ trợ của bạn thông qua những đồ vật hữu hình. Bạn có thể gửi đến họ một chiếc thiệp chia buồn, hoa, hoặc đĩa CD loại nhạc giúp họ phấn chấn hơn. Nếu người đó khá sùng đạo, bạn có thể gửi cho họ một thứ gì đó phù hợp với truyền thống của họ về sự mất mát và tang thương.
    • Bạn cần phải nhạy cảm. Truyền thống văn hóa và tâm linh đối phó với sự đau buồn, cái chết, và mất mát theo cách vô cùng đa dạng.[6] Không nên giả định rằng người khác cũng sẽ có trải nghiệm tương tự như bạn, hoặc tìm kiếm sự an ủi theo như truyền thống của riêng bạn.
  4. Lắng nghe và bày tỏ lòng trắc ẩn với người đó. Chỉ cần hỏi thăm xem liệu họ có muốn trò chuyện hay không và sau đó là ngồi im lặng lắng nghe họ nói. Cho phép sự đau buồn của họ được thể hiện dưới dạng những giọt lệ, cũng như ký ức hạnh phúc.[17]
    • Không nên ngần ngại khi phải thể hiện cảm xúc và tình cảm riêng của mình. Ngồi cạnh và ôm ấp là cách tuyệt vời để giúp đỡ người đó về mặt thể chất. Khóc lóc là biện pháp phù hợp để bộc lộ sự cảm thông của bạn với người đó. Mỉm cười hoặc cười vang khi nhắc đến kỷ niệm vui vẻ hoặc hạnh phúc luôn là cách khá tốt để bạn bày tỏ sự kính trọng đối với cuộc đời của người quá cố.

Nhận thức rõ thời điểm khi cần đề nghị sự hỗ trợ khác[sửa]

  1. Quan sát dấu hiệu trầm cảm nghiêm trọng đòi hỏi phải được can thiệp. Trầm cảm là tình trạng thông thường đối với người đã mất đi người thân yêu,[18] nhưng những cảm giác này có thể phát triển thành vấn đề nghiêm trọng hơn nếu không được xử lý trong một thời gian dài. Bạn nên nói cho người mà bạn quan tâm được biết.
    • Nhiều nghiên cứu cho rằng hầu hết mọi cảm giác thương tiếc nặng nề thường sẽ kéo dài trong khoảng 6 tháng, tuy nhiên, mỗi người sẽ cần đến khoảng thời gian khác nhau.[19] Nếu hơn 6 tháng đã trôi qua và người đó không có dấu hiệu cải thiện, hoặc nếu triệu chứng của họ trở nên tồi tệ hơn, có lẽ họ đang gặp phải sự đau buồn phức tạp. Đây là trạng thái đau khổ liên tục, ngày càng gia tăng khiến người đó không thể xử lý cảm xúc của mình và vượt qua chúng.[20] Nó cũng được biết đến dưới tên gọi rối loạn đau khổ kéo dài.[21]
    • Bạn nên đề nghị người đó tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp nếu bạn nhận thấy bất kỳ biểu hiện nào sau đây: khó thực hiện hoạt động thông thường, lạm dụng rượu bia hoặc ma túy, ảo giác, tách biệt và cô lập, tự làm hại bản thân, và nói về việc tự tử.[22]
  2. Tìm kiếm nhóm hỗ trợ gia quyến của người quá cố. Bạn có thể liên lạc với tổ chức hoặc nhóm hỗ trợ để yêu cầu họ cung cấp cho bạn hướng dẫn để giúp đỡ bạn của bạn.[23]
    • Đề nghị người đó tham dự nhóm hỗ trợ và đi cùng họ. Nếu bạn nghĩ bạn của bạn sẽ từ chối, bạn có thể nói với họ rằng bạn muốn tham gia nhóm hỗ trợ và nhờ họ cùng đi với bạn để trợ giúp bạn.
  3. Tiếp tục giúp đỡ người đó một thời gian dài sau tang lễ. Bạn nên giữ liên lạc và không ngừng khích lệ người đó. Đau buồn là quá trình diễn ra liên tục, vì vậy, người đó sẽ cần đến sự trợ giúp trong ít nhất là một vài tháng.
    • Giúp bạn của bạn chuẩn bị để đối phó với tác nhân kích hoạt trong tương lai và sẵn sàng cung cấp cho họ sự giúp đỡ trong thời điểm này.[24] Ngày kỷ niệm (ngày giỗ hoặc ngày cưới), sinh nhật (của người quá cố, cũng như người còn sống), sự kiện đặc biệt (đám cưới, tốt nghiệp, sinh con, hoặc bất kỳ sự kiện nào đó mà người đã mất sẽ có mặt, hoặc muốn tham dự), ngày lễ, và thậm chí là vào nhiều thời điểm trong ngày (đối với người sở hữu thói quen được thiết lập kỹ lưỡng với người đã khuất) có thể là tác nhân kích hoạt.
    • Bạn có thể giúp bạn của bạn quản lý chúng bằng cách lên kế hoạch cho các hoạt động khác để gây xao nhãng cho họ, dành thời gian ngắn để hồi tưởng lại người quá cố trong mọi sự kiện, và hình thành truyền thống cũng như thói quen mới.[24]

Lời khuyên[sửa]

  • Đừng ngần ngại khi phải nói về người đã mất. Chia sẻ kỷ niệm là một biện pháp để thể hiện sự kính trọng với bạn của bạn và với người quá cố.
  • Không nên cung cấp lời khuyên cho người đang đau buồn trừ khi họ yêu cầu.
  • Tránh nói với người đó rằng bạn biết rõ mọi điều mà họ đang trải qua hoặc so sánh sự mất mát người thân yêu của bạn trong quá khứ với họ.

Cảnh báo[sửa]

  • Tránh lạm dụng ma túy và rượu bia khi đang đau khổ, vì chúng sẽ chỉ làm tình hình trở nên tồi tệ hơn. Bạn nên can ngăn người đó thực hiện hành vi tự hủy hoại chính mình.
  • Nếu người đó tự làm hại bản thân hoặc nói đến việc tự sát, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp ngay lập tức.
  • Tức giận vô lý và không đúng chỗ là tình trạng phổ biến. Bạn nên hiểu rằng đôi khi, người đó sẽ giận lây sang bạn, vì vậy, bạn không nên cá nhân hóa nó.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. http://www.cancer.net/coping-with-cancer/managing-emotions/grief-and-loss/understanding-grief-and-loss
  2. http://content.time.com/time/magazine/article/0,9171,2042372,00.html
  3. 3,0 3,1 3,2 3,3 http://www.centerforloss.com/who-are-you/i-want-to-help-someone-who%E2%80%99s-grieving/
  4. http://hospicefoundation.org/End-of-Life-Support-and-Resources/Grief-Support/What-to-Expect
  5. 5,0 5,1 5,2 5,3 5,4 http://jama.jamanetwork.com/article.aspx?articleid=205661
  6. 6,0 6,1 6,2 6,3 6,4 6,5 http://cmhc.utexas.edu/griefloss.html
  7. http://psychcentral.com/lib/the-5-stages-of-loss-and-grief/
  8. http://journals.plos.org/plosone/article?id=10.1371/journal.pone.0096606
  9. http://psychcentral.com/blog/archives/2013/05/31/how-the-dsm-5-got-grief-bereavement-right/
  10. https://www.hov.org/sites/default/files/file_attach/four_tasks_mourning.pdf
  11. https://www.hov.org/sites/default/files/file_attach/four_tasks_mourning.pdf
  12. http://content.time.com/time/magazine/article/0,9171,2042372-2,00.html
  13. Coifman, K. G., Bonanno, G. A., Ray, R., & Gross, J. J. (2007). Đối phó một cách hà khắc có thúc đẩy tính kiên cường? Phản ứng tự trị giàu cảm xúc khác nhau khi mất đi người thân. Tạp chí Nhân cách và Tâm lý Xã hội, 92, 745-758.
  14. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/2071736
  15. http://www.cancer.org/treatment/treatmentsandsideeffects/emotionalsideeffects/griefandloss/coping-with-the-loss-of-a-loved-one-helping-someone-who-is-grieving
  16. http://americanhospice.org/working-through-grief/helping-your-bereaved-friend/
  17. http://www.betterhealth.vic.gov.au/bhcv2/bhcarticles.nsf/pages/grief_how_to_support_the_bereaved?open
  18. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/stress-management/expert-blog/grieving/bgp-20055985
  19. http://www.tc.columbia.edu/i/a/document/16918_2002_Bonanno_Wortman_et_al_JPSP.pdf
  20. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/complicated-grief/basics/symptoms/con-20032765
  21. http://www-psych.stanford.edu/~ajordan/papers/Jordan%20&%20Litz%20-%20Prolonged%20Grief%20Disorder.pdf
  22. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2691160/
  23. http://media.samhsa.gov/MentalHealth/Anxiety_Grief.pdf
  24. 24,0 24,1 http://www.mayoclinic.org/grief/ART-20045340?p=1