Giúp chính mình

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Nhiều nhà khoa học tin rằng gần một nửa những thứ làm bạn hạnh phúc nằm trong tầm tay của bạn. Hạnh phúc tạo ra cảm xúc tích cực, nhưng cảm xúc tích cực cũng sẽ mang lại hạnh phúc. Tập trung vào hạnh phúc của bạn và hạnh phúc sẽ tạo ra các phản hồi tích cực, đây là một vòng tuần hoàn khép kín. Hãy khuyến khích những ý nghĩ hiện thực và tích cực trong bạn để tạo ra vòng xoắn ốc đi lên của hạnh phúc. Hãy giúp bản thân mình, đừng cô lập chính mình hoặc từ chối tư vấn những người khác. Có những thứ bạn có thể dựa vào người khác và có những thứ bạn cần tự làm lấy.

Các bước[sửa]

Kiến tạo Vòng xoắn ốc Hạnh phúc[sửa]

  1. Khuyến khích cảm xúc tích cực trong bạn. Để ý những lúc bạn vui và cảm thấy vui về điều đó. Càng cảm nhận nhiều hơn sự tích cực trọng bạn, bạn sẽ càng hạnh phúc và linh hoạt hơn. Thay vì cố gắng để buộc hạnh phúc xuất hiện, hãy nuôi dưỡng cảm giác hạnh phúc, sức mạnh và sự kết nối trong bạn. Hãy củng cố những ý nghĩ tích cực của bạn. Hãy đọc to chúng lên hoặc viết lại những ý nghĩ đó để tăng tính cộng hưởng của chúng. "Sưởi nắng thật thích." "Mình thấy tự hào vì đã rửa hết bát đĩa."
    • Vào cuối ngày, hãy xem lại những việc mà bạn thấy thích thú. Liệt kê ba thứ làm bạn vui.
    • Cảm xúc tích cực giúp bạn phục hồi từ khó khăn và tổn thương cũng như giúp bạn tạo dựng khả năng hồi phục chuẩn bị cho nhũng khó khăn trong tương lai.[1]
  2. Hãy xác định niềm hạnh phúc của bạn. Loài người chúng ta nổi tiếng là không giỏi việc tìm ra những điều làm chúng ta hạnh phúc. Theo đuổi quyền lực, giàu sang, và danh vọng hiếm khi đem lại sự thỏa mãn tương ứng cho bạn. Căng thẳng sẽ khiến chúng ta biến niềm vui thành những cơ chế đối phó. Những lúc bạn tiêu khiển hay được ca ngợi có thể không phải là lúc bạn cảm thấy hạnh phúc nhất. Trước khi đặt ra mục tiêu cho chính mình, hãy dành thời gian để xác định niềm vui của bản thân.
    • Hãy thử viết nhật ký một tuần bình thường, và ghi chép vài lần mỗi ngày. Những hoạt động nào làm bạn vui vẻ? Chúng có điểm gì chung?[1]
    • Hãy để ý mỗi khi bạn cảm thấy hạnh phúc, lúc ấy bạn đang làm gì. Bạn đang ở ngoài? Đang trên đường? Bạn ở một mình hay cùng ai đó? Vào lúc mấy giờ?
  3. Hãy đặt ra những mục tiêu có ý nghĩa với bạn. Một khi bạn xác định được những thứ mang lại niềm vui cho bạn, hãy hỏi bản thân về những điểm chung của chúng. Những loại hoạt động nào mà bạn thực sự đắm chìm trong đó? Thời điểm nào bạn cảm thấy mình đang làm việc tốt nhất hay thấy mình tuyệt vời nhất? Hãy đặt ra những mục tiêu giúp bạn đạt được những điều tốt hơn trong các hoạt động hàng ngày.[1]
    • Ví dụ, nếu bạn cảm thấy hạnh phúc nhất mỗi khi đi dạo với cún cưng, đợi xe bus, hay tưới cây, mục tiêu của bạn có lẽ là dành nhiều thời gian ngoài trời hơn.
    • Nếu bạn thấy hạnh phúc nhất khi giúp đỡ đồng nghiệp tại nơi làm việc hay cùng nấu bữa tối với người yêu, mục tiêu mới của bạn có lẽ là tìm hoạt động nào đó mà bạn có thể giúp đỡ người khác.
  4. Thể hiện bản thân với thế giới bên ngoài. Tập trung vào việc tăng thêm kinh nghiệm hơn là sự chiếm hữu. Hãy dành tiền tiết kiệm để đi du lịch và học thêm những điều mới. Nuôi dưỡng những kỷ niệm tạo cho bạn cảm giác mạnh mẽ về sự tồn tại của bản thân hơn khi chiếm hữu đồ vật. Học điều mới sẽ giúp bạn duy trì trí tuệ minh mẫn khi về già và giới thiệu những niềm vui mới trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Bắt đầu một sở thích mới sẽ là một gợi ý tuyệt vời để nghỉ ngơi mà không làm bạn trì trệ.[2][1]
    • Tham gia tình nguyện tại một tổ chức mà bạn tin tưởng sẽ tăng cảm giác có ích và kết nối của bạn.
    • Dành tiền tiết kiệm để chi tiêu cho các hoạt động xã hội và mua quà cho người khác. Hãy mời bạn của bạn đi ăn tối, hoặc mua một chai rượu ngon cho chủ nhà khi được mời đến một bữa tiệc.
    • Hãy đặt mục tiêu về học tập cho bản thân. Theo học một ngôn ngữ nào đó, và đi du lịch đến đất nước nói ngôn ngữ đó vào cuối năm. Hãy học một khóa nấu ăn và tổ chức một bữa tiệc bằng những món ăn bạn làm.
  5. Thực hành cảm kích. Mong muốn những điều bạn đang có sẽ giúp bạn hạnh phúc hơn việc cứ suy nghĩ vẩn vơ về những cơ hội khác. Thay đổi cũng thú vị đấy, nhưng dành sự quan tâm của bạn đến những người và những địa điểm bạn yêu thích sẽ góp phần làm bạn hạnh phúc hơn. Hãy xem xét những gì bạn có và cảm kích về điều đó. Hãy liệt kê những điều mà bạn thấy cảm kích và chia sẻ nó với những người bạn yêu quý.
    • Trân trọng mọi người trong cuộc sống của bạn. Tự giúp mình không có nghĩa là cô lập bản thân. Hãy dành thời gian để nói với gia đình và bạn bè của bạn rằng bạn yêu họ và những điều bạn biết ơn họ.
    • Nếu bạn cảm thấy bạn thể hiện bản thân tốt nhất khi viết, hãy lập danh sách những người bạn biết ơn và viết mỗi ngày một lá thư.[1]

Chăm sóc Bản thân[sửa]

  1. Ngủ ngon. Thiếu ngủ sẽ làm trầm trọng thêm những vấn đề bạn đang phải đối mặt. Người trưởng thành cần từ 7 đến 8 tiếng ngủ mỗi ngày, với ít gián đoạn nhất có thể. Ngủ quá nhiều cũng có thể gây cảm giác mệt mỏi và trầm cảm trong khi ngủ quá ít có thể làm tổn hại đến sức đề kháng của hệ miễn dịch, cân nặng và tinh thần của bạn.[3][4]
    • Nếu bạn khó ngủ vào ban đêm, hãy thử lên kế hoạch thư giãn trước giờ đi ngủ. Trước khi đi ngủ một giờ, hãy đánh răng, thay đồ ngủ, và làm một hoạt động thư giãn như đọc sách, thiền, xem chương trình giải trí hay nghe nhạc.
    • Giảm sử dụng cồn và caffeine, và cố đừng chợp mắt vào buổi trưa.
    • Mỗi khi ý nghĩ về công việc hay căng thẳng chợt đến với bạn vào ban đêm, hãy nói với bản thân “Đây không phải là lúc nghĩ về điều này. Đây là giờ ngủ cơ mà.”
  2. Tập thể dục. Tập thể dục thường xuyên giúp bạn tràn đầy năng lượng, tự tin, khỏe mạnh và thư giãn.[5] Mỗi người trưởng thành nên dành ít nhất 150 phút tập các bài tập aerobic thường hoặc 75 phút đối với các bài aerobic nặng mỗi tuần. Chia thời lượng tập thể dục của bạn thành những khoảng thời gian nhỏ hơn trong tuần. Nếu bạn không thích tập thể dục, hãy thử đi dạo, đạp xe hoặc tham dự các lớp học nhảy hay yoga.
  3. Ăn uống tử tế. Nấu ăn ở nhà vừa rẻ lại vừa tốt cho sức khỏe so với ăn ngoài hàng, vì vậy hãy tự học nấu ăn những món bọn yêu thích và duy trì tủ lạnh với đầy đủ thức ăn. Thay vì nhàm chán với các loại vitamin và thực phẩm bổ sung, hãy ăn nhiều loại rau quả và trái cây và làm phong phú bữa ăn của bạn. Ăn nhiều loại thức ăn cũng giúp bạn bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể bạn. Hãy nhớ bổ sung đủ lượng đạm và tinh bột để bạn có năng lượng hoạt động.[6] Make sure to get the protein and carbohydrates you need for energy.
    • Ăn ít nhất ba bữa mỗi ngày với các bữa ăn nhẹ lành mạnh giữa giờ.
  4. Tránh việc độc thoại tiêu cực. Đối xử với bản thân mình theo cách mà mỗi người nên được hưởng: bằng lòng vị tha, tôn trọng và yêu thương. Thay vì coi thường bản thân, hãy nói với lòng mình bằng thái độ bình tĩnh. Mỗi khi một ý nghĩ hay cảm xúc tiêu cực xuất hiện, hãy gọi tên nó. Xác định tình huống mang lại những cảm xúc này. Chấp nhận những cảm xúc này khi nó xuất hiện, nhưng hãy phân tích tư tưởng ẩn sau chúng.[7]
    • Nếu bạn hay gặp những cảm xúc tiêu cực, hãy gọi tên chúng và đối xử với chúng như thể một sản phẩm phiền phức trong môi trường của bạn. Hãy nói "ồ, lại là thiếu tự tin về vóc dáng kìa. Có lẽ bởi vì mình đang ở phòng nghỉ được bao phủ bởi các tạp chí chỉ miêu tả về một loại hình thể."
  5. Luyện tập cảm nhận hiện tại. Cảm nhận hiện tại nghĩa là bạn dành sự chú ý cho suy nghĩ, cảm nhận và cảm xúc của bạn tại thời điểm này mà không giải nghĩa hay phán xét. Việc này sẽ giúp giải phóng lo âu, và giải thoát bạn khỏi vòng xoáy tiêu cực.[8] Để luyện tập cảm nhận hiện tại, hãy chú ý đến cảm nhận của bạn. Liệt kê những thứ bạn có thể nhìn thấy, ngửi thấy, nghe thấy và cảm thấy tại thời điểm này.[9]
    • Thử nói về những gì bạn đang làm khi ban bắt đầu cảm thấy căng thẳng hoặc bồn chồn. Hãy nói "Tôi đang đi trên đường. Tôi ôm chặt áo khoác. Tôi đang thở."
    • Cảm nhận hơi thở vào và ra khỏi cơ thể bạn. Chú ý những phần của cơ thể nâng lên hoặc hạ xuống. Khi bạn nghĩ vẩn vơ, hãy nhắc nhở bản thân chú ý đến hơi thở của mình.
    • Hãy thả lỏng toàn bộ cơ thể, gồng lên và thả lỏng mỗi cơ một cách tuần tự.[9]
  6. Lập ngân sách. Biết được bạn kiếm được bao nhiêu và chi tiêu những gì. Luôn bảo đảm rằng bạn có đủ tiền để trả chi phí hàng tháng và có một khoản tiết kiệm cho tương lai. Nếu bạn đang tiêu nhiều hơn số tiền bạn kiếm được, hãy xem liệu bạn có thể giảm bớt khoản chi không. Có một khoản tiết kiệm sẽ giúp bạn giảm lo âu và đưa ra các quyết định tốt hơn.
    • Tính toán xem mỗi tháng bạn kiếm được bao nhiêu tiền, bạn tiêu bao nhiêu tiền, vào những việc gì. Sau đó tính số tiền bạn có thể chi tiêu mỗi tháng.
    • Nếu bạn không có tài khoản tiết kiệm, hãy mở một cái. Tính toán số tiền bạn có thể gửi vào mỗi tháng.
    • Các cách để bắt đầu tiết kiệm tiền bao gồm nấu ăn tại nhà, mua nguyên liệu thô thay vì mua thực phẩm đã được chế biến, di chuyển bằng phương tiện công cộng, và không mua đồ uống tại quán bar hay tiệm cà phê.
  7. Gặp chuyên gia. Một cách thực tế để giúp bản thân là nhận thức được giá trị của quan điểm của người khác. Có nhiều tình huống chúng ta không thể tự mình giải quyết được. Nếu bạn đang vật lộn với cơn nghiện, bệnh tâm thần, khó khăn về tiền bạc, rắc rối pháp lý hoặc bị lạm dụng, bạn sẽ khó phục hồi mà không có kiến thức và hệ thống kỹ năng của chuyên gia.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây