Giải quyết vấn đề trong mối quan hệ tình cảm

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Mối quan hệ tình cảm bị trục trặc có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng giao tiếp kém thường là lý do khiến một vài người khó có thể giải quyết vấn đề. Nếu mối quan hệ của bạn đang gặp khó khăn, cải thiện quá trình giao tiếp giữa bạn và người bạn yêu sẽ đem lại lợi ích. Bạn cũng có thể học cách để đối phó với vấn đề khi chúng phát sinh để vượt qua tranh cãi và hướng đến hình thành giải pháp. Sau khi mọi chuyện đã trở nên khá hơn, bạn có thể thực hiện một số biện pháp để bảo đảm rằng mối quan hệ của bạn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ.

Các bước[sửa]

Cải thiện giao tiếp[sửa]

  1. Dành thời gian trò chuyện với nhau. Khi vấn đề nảy sinh, quá trình giao tiếp sẽ bị phá vỡ và bạn sẽ nhận ra rằng bạn và người ấy không trò chuyện nhiều với nhau như trước kia. Để bắt đầu cải thiện giao tiếp, bạn nên cố gắng thiết lập thời gian cụ thể để chia sẻ về mọi điều nhỏ nhặt.[1][2][3]
    • Ví dụ, bạn có thể dành 15 phút mỗi sáng để ngồi xuống cùng nhau và nói về kế hoạch trong ngày với đối phương. Hoặc, bạn có thể gọi điện thoại cho người ấy vào giờ ăn trưa để hỏi thăm về một ngày của họ.
    • Thiếp lập thời gian để bàn luận về vấn đề trong mối quan hệ cũng sẽ khá hữu ích. Bằng cách dành thời gian cụ thể cho việc bàn bạc, bạn sẽ giảm thiểu căng thẳng cho mối quan hệ của mình và tiến gần hơn đến việc đưa ra giải pháp. Ví dụ, bạn có thể quyết định thảo luận về vấn đề cụ thể vào lúc 7 – 8 giờ tối.
    • Giữ cho cuộc trò chuyện diễn ra càng nhẹ nhàng càng tốt và tránh thảo luận về bất kỳ yếu tố nào có thể khiến đối phương buồn bực trong thời điểm này. Mục tiêu ở đây là duy trì cuộc đối thoại. Tất nhiên, nếu người bạn đời của bạn đang phải trải qua một ngày không vui hoặc đang cảm thấy căng thẳng, bạn nên lắng nghe, hỗ trợ và khuyến khích họ.
  2. Bàn bạc về vấn đề tại nơi công cộng. Nếu cả hai có xu hướng cãi vã, bạn nên đến nơi công cộng để bàn về rắc rối đang diễn ra. Bạn có thể đi đến thư viện, quán cà phê, hoặc trung tâm thương mại để thảo luận vấn đề. Hiểu rõ rằng cả hai sẽ khiến mọi người chú ý nếu bắt đầu la mắng nhau sẽ giúp bạn hạ giọng và xây dựng cuộc trò chuyện lịch sự hơn.[1]
  3. Rèn luyện kỹ năng lắng nghe tích cực. Vấn đề cũng có thể phát sinh nếu một người có cảm giác như thể họ không được đối phương lắng nghe. Để loại bỏ vấn đề này, bạn nên rèn luyện kỹ năng lắng nghe tích cực khi người ấy trò chuyện với bạn.[1]
    • Nhìn vào mắt đối phương khi họ đang nói. Đừng quay mặt đi, xem điện thoại, hoặc nhìn nơi nào khác khi người bạn yêu đang trò chuyện với bạn. Bạn nên chú ý đến người đó hoàn toàn.
    • Gật đầu và bộc lộ sự quan tâm của bạn thông qua câu nói trung tính như “vâng”, “Em/Anh hiểu”, và “Anh/Em nói tiếp đi”.
    • Diễn giải lại điều mà đối phương vừa mới trình bày để bảo đảm rằng bạn thấu hiểu.
  4. Sử dụng câu nói bắt đầu với chủ từ “Tôi” (chính bạn). Nêu lên câu nói bắt đầu với chủ ngữ “bạn” (đối phương) sẽ khiến người ấy cảm giác như thể bạn đang đổ lỗi cho họ. Điều này sẽ hình thành cảm giác phòng thủ và thậm chí có thể khởi đầu một cuộc tranh cãi. Vì vậy, bạn cần phải sử dụng câu nói với chủ từ “tôi” để cho người ấy biết về điều đang làm phiền bạn.[4]
    • Ví dụ, thay vì nói rằng “Anh/Em không bao giờ dọn dẹp giường ngủ vào buổi sáng”, hãy thay thế bằng “Anh/Em sẽ rất vui nếu em/anh có thể dọn dẹp gường ngủ khi em/anh thức giấc muộn hơn anh/em”.
  5. Bày tỏ sự cảm kích với nhau. Cảm giác không được trân trọng cũng có thể gây nên vấn đề cho mối quan hệ tình cảm. Đây chính là lý do vì sao luôn nhớ nói lời “cảm ơn” và “cảm kích” một cách thường xuyên lại rất quan trọng.[3]
    • Ví dụ, nếu người ấy thường cho bát đĩa vào máy rửa bát và dọn dẹp nhà bếp sau khi ăn tối, bạn có thể cho họ biết rằng bạn đánh giá cao hành động của họ. Hãy nói theo kiểu “Em/Anh chỉ muốn nói cảm ơn anh/em vì để giữ gìn cho gian bếp của chúng ta luôn sạch đẹp. Em/Anh rất cảm kích điều này”.
  6. Suy nghĩ trước khi nói. Đôi khi, cuộc tranh luận có thể tăng cao và bạn sẽ nói ra những lời khiến đối phương cảm thấy tồi tệ về bản thân mình thay vì giải quyết vấn đề. Nếu bạn cảm nhận thôi thúc muốn nói một điều gì đó gây tổn thương cho người ấy, bạn nên ngừng lại một chút và suy nghĩ về vấn đề và điều mà bạn có thể trình bày để tiến gần hơn đến việc đưa ra giải pháp.[3]
    • Ví dụ, thay vì gọi người ấy bằng cái tên không hay hoặc sỉ nhục họ theo một cách nào đó, bạn nên xác định điều mà bạn muốn họ muốn thực hiện.
  7. Cho phép người bạn yêu hoàn tất câu nói của mình trước khi trả lời. Ngắt lời đối phương trước khi họ kết thúc câu nói cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến rắc rối. Nếu bạn thường xuyên hành động như thế này, bạn nên cố gắng kết thúc thói quen và cho phép người ấy được nói hết câu trước khi bạn lên tiếng. Phương pháp này sẽ giúp người bạn yêu cảm thấy được lắng nghe và cung cấp cho bạn cơ hội để tìm hiểu về lời than phiền của họ.[5]
  8. Nếu bạn là người có lỗi, hãy xin lỗi. Thỉnh thoảng, bạn cần phải xin lỗi để tiến bước với người ấy. Bạn nên cố gắng trung thực với chính mình và xác định xem liệu bạn có phải là người có lỗi và cần phải xin lỗi hay không. Khi xin lỗi, hãy nhớ chân thành, cụ thể, và trình bày kế hoạch mà bạn dự định thực hiện để sửa chữa vấn đề.[5]
    • Ví dụ, bạn có thể nói như “Anh/Em rất xin lỗi vì đã không gọi điện cho em/anh để báo rằng anh/em sẽ đến trễ. Anh/Em sẽ cố gắng chu đáo hơn trong tương lai”.

Tìm kiếm giải pháp[sửa]

  1. Xác định vấn đề. Bước đầu tiên trong việc giải quyết vấn đề cụ thể là xác định chúng. Ví dụ, nếu gần đây, bạn và người bạn yêu thường cãi vã, bạn nên cố gắng xác định nguyên nhân. Có thể mỗi người sẽ có lý do khác nhau.[4]
    • Ví dụ, bạn cảm thấy người bạn yêu không giúp bạn làm việc nhà như trách nhiệm của họ, và người ấy lại có cảm giác như bạn đòi hỏi quá mức. Bạn nên dành thời gian để suy nghĩ về vấn đề đang làm phiền bạn và yêu cầu người ấy thực hiện điều tương tự.
  2. Trình bày nhu cầu của bản thân. Một khi bạn đã xác định được vấn đề, bạn sẽ cần phải trình bày cảm giác của mình với đối phương. Trong quá trình này, bạn nên nhớ sử dụng câu nói bắt đầu bằng chủ từ “Tôi” (chính bạn) để bộc lộ cảm xúc và tránh đổ lỗi cho người ấy vì đã gây ra cảm giác này cho bạn.[4]
    • Ví dụ, bạn có thể nói rằng “Anh/Em cảm thấy quá rối ren với công việc nhà và anh/em sẽ rất vui nếu em/anh có thể giúp đỡ”. Người bạn yêu có thể nêu lên câu nói “Anh/em cũng đang rối tung với lịch làm việc của mình và anh/em có cảm giác như thể em/anh không trân trọng sự nỗ lực của anh/em”.
  3. Nhìn nhận cảm giác của đối phương. Thừa nhận rằng bạn đã nghe họ nói và rằng bạn hiểu rõ cảm xúc của họ là cách khá tốt để tiến bước. Bạn nên tránh tỏ thái độ phòng thủ vì hành động này sẽ chỉ khiến cả hai cãi vã và hình thành sự oán giận sâu sắc hơn. Thay vào đó, bạn nên cho người ấy biết rằng bạn nghe rõ và thấu hiểu điều họ nói.[4]
    • Ví dụ, bạn có thể nói theo kiểu “Được rồi, em/anh đã hiểu rõ điều anh/em nói. Em/Anh không biết là anh/em lại cảm thấy như vậy”.
    • Không nên có thái độ phòng thủ ngay cả khi đối phương phản ứng với bạn bằng câu nói tương tự, như “Anh/Em luôn cằn nhằn và không bao giờ trân trọng nỗ lực của em/anh”. Bạn nên thừa nhận cảm giác của đối phương và tiến bước.
  4. Thiết lập kế hoạch với người ấy. Một khi bạn đã thể hiện bản thân và nhìn nhận cảm giác của nhau, cả hai bạn cần phải thiết lập kế hoạch để giảm thiểu tần số xảy ra bất đồng và cãi vã. Bạn cần phải thỏa hiệp với người ấy để hai bạn có thể cảm nhận được rằng nhu cầu của cả hai đang được giải quyết.[4]
    • Ví dụ, nếu người bạn đời của bạn có cảm giác như không được coi trọng, bạn cần phải hứa thừa nhận nỗ lực của họ một cách thường xuyên hơn. Bạn cũng có thể thiết lập nguyên tắc rằng bạn sẽ không yêu cầu người ấy làm bất kỳ công việc gì cho đến khi họ có cơ hội nghỉ ngơi đôi chút. Và người ấy phải hứa với bạn là sẽ thực hiện một vài công việc nhà cụ thể.
  5. Giữ lời hứa. Khi hai bạn đã thiết lập kế hoạch giải quyết vấn đề, bạn nên nhớ giữ lời hứa. Nếu không, mọi chuyện sẽ lại trở về như xưa.[4]
    • Ví dụ, nếu bạn đã hứa đi đổ rác vào mỗi buổi tối sau khi ăn tối, bạn nên nhớ thực hiện nó. Nếu không, người bạn đời của bạn sẽ cảm thấy bực bội và không hoàn thành lời hứa của mình.
  6. Sẵn sàng lặp lại các bước này. Để có thể hàn gắn mối quan hệ, mỗi người tham gia cần phải kiên trì nỗ lực. Quá trình giao tiếp hữu ích, quyết đoán, cởi mở, tin tưởng, tôn trọng, và sử dụng kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ giúp bạn xử lý khó khăn trong mối quan hệ. Mối quan hệ là công việc đang trong quá trình tiến hành, và thử thách mới sẽ xuất hiện. Bạn nên duy trì mối quan hệ lành mạnh, đầy hỗ trợ với người bạn đời của mình.

Duy trì mối quan hệ lành mạnh[sửa]

  1. Hẹn hò với nhau. Bạn nên dành một buổi tối trong tuần hoặc ít nhất là một lần mỗi tháng để hẹn hò với người ấy. Đi ăn tối, đi xem phim, đi bộ đường dài hoặc đạp xe đi dạo, hoặc thực hiện bất kỳ hoạt động nào cả hai đều thích. Hẹn hò với nhau thường xuyên sẽ giúp cải thiện mức độ thân mật và duy trì sự thú vị cho mọi chuyện.[6]
  2. Đi chơi xa vào cuối tuần. Thỉnh thoảng, đi chơi xa vào ngày cuối tuần là biện pháp tuyệt vời để cải thiện sự gần gũi trong mối quan hệ tình cảm. Bạn nên nghỉ ngơi khoảng hai tuần mỗi năm để giải thoát bản thân khỏi thói quen thông thường và dành thời gian chất lượng cho nhau.[7]
    • Bạn không cần thiết phải đi đến những nơi quá xa xôi. Bạn có thể đến thành phố gần nơi bạn sống trong một vài ngày. Hãy đi ăn tối, xem kịch, hoặc đến viện bảo tàng cùng người ấy.
  3. Nắm tay, ôm, và hôn. Tiếp xúc thể chất là yếu tố quan trọng trong việc duy trì mối quan hệ tích cực và nó cũng giúp làm giảm căng thẳng. Tình dục là biện pháp tuyệt vời để duy trì sự gắn kết về mặt thể chất, nhưng hành động tương tác vật lý thông thường cũng sẽ đem lại lợi ích.[2]
    • Ví dụ, bạn có thể nắm tay người ấy khi đang xem phim, trao cho họ một cái hôn trước khi bạn đi làm, hoặc ôm họ trước khi đi ngủ mỗi đêm.
  4. Cho phép đối phương có không gian riêng. Cách xa nhau trong một khoảng thời gian ngắn là cách khá tốt để duy trì sự tươi mới và lành mạnh cho mối quan hệ. Bạn nên nhớ dành thời gian cho tình bạn và sở thích khác để không quá dựa dẫm vào người bạn yêu. Mỗi tuần, hãy cho phép bản thân có một chút thời gian để đắm chìm trong thú vui riêng của mình và gặp gỡ bạn bè.[2]
    • Ví dụ, bạn có thể lên kế hoạch cho một đêm dành riêng cho bạn bè mỗi tuần, một mình đến tham dự lớp học hoặc tham gia nhóm sở thích nào đó.
  5. Thực hiện điều mới lạ với người ấy. Để mối quan hệ của bạn phát triển, cùng nhau theo đuổi một thú vui mới mẻ nào đó hoặc làm điều hoàn toàn mới lạ đối với cả hai là phương pháp tuyệt vời để cũng cố sự gắn kết. Bạn nên lựa chọn hoạt động mà hai bạn đều muốn thực hiện nhưng vẫn chưa có dịp để thử.[2]
    • Ví dụ, bạn có thể tham dự lớp học nấu ăn cao cấp với người ấy, tham gia câu lạc bộ đi bộ đường dài, hoặc cùng nhau học ngôn ngữ mới.
  6. Cân nhắc tiến hành trị liệu dành cho cặp đôi. Nếu bạn vẫn không thể giải quyết vấn đề trong mối quan hệ cho dù đã nỗ lực hết sức, trị liệu dành cho cặp đôi sẽ là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn. Đôi khi, quá trình giao tiếp có thể mang tính gượng ép hoặc oán giận quá mức đến nỗi bạn cần phải tìm kiếm sự trợ giúp của chuyên gia. Tìm nhà trị liệu chuyên tư vấn cho các cặp đôi là sự trợ giúp tốt nhất cho cả hai bạn.[2]

Lời khuyên[sửa]

  • Bạn cần phải kiên nhẫn. Giải quyết vấn đề trong mối quan hệ có thể sẽ là một quá trình khá dài, đặc biệt nếu nó đã diễn ra trong một khoảng thời gian.
  • Bạn nên nhớ duy trì sự chín chắn. Vội vàng đưa ra kết luận, la hét vào mặt đối phương, và trả thù không phải là hành động đúng đắn. Nó có thể khiến mối quan hệ của bạn gặp rắc rối nhiều hơn.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]