Giải tích toán học

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Giải tích toán học (tiếng Anh: mathematical analysis), còn gọi đơn giản là giải tích, là ngành toán học nghiên cứu về các khái niệm giới hạn, đạo hàm, tích phân... Nó có vai trò chủ đạo trong giáo dục đại học hiện nay.

Phép toán cơ bản của giải tích là "phép lấy giới hạn". Để nghiên cứu giới hạn của một dãy số, hàm số,... ta phải "đo" được "độ xa gần" giữa các đối tượng cần xét giới hạn đó. Do vậy, những khái niệm như là Ma trận (toán học), tôpô được tạo ra để mô tả một cách chính xác, đầy đủ việc đo độ xa, gần ấy.

Các yếu tố được nghiên cứu trong giải tích thường mang tính chất "động" hơn là tính chất "tĩnh" như trong đại số.

Giải tích có ứng dụng rất rộng trong khoa học kỹ thuật, để giải quyết các bài toán mà với phương pháp đại số thông thường tỏ ra không hiệu quả. Nó được thiết lập dựa trên các ngành đại số, lượng giác, hình học giải tích và còn được gọi là "ngành toán nghiên cứu về hàm số" trong toán học cao cấp. Giải tích có một cách gọi phổ thông hơn là phương pháp tính.

Lịch sử[sửa]

Tập tin:GodfreyKneller-IsaacNewton-1689.jpg
Nhà bác học Isaac Newton là một trong những người đóng góp nhiều nhất vào sự phát triển của giải tích.

Quá trình phát triển[sửa]

Xem chi tiết: Lịch sử giải tích

Lịch sử giải tích trải qua vài thời kỳ riêng biệt, chủ yếu chia thành ba giai đoạn cổ đại, trung đại hiện đại. Từ thời cổ đại người ta đã đưa ra ý niệm về phép tính tích phân nhưng chưa phát triển thành một phương pháp có hệ thống. Phần cơ bản của phép tích phân như tính diện tích thể tích được ghi nhận từ các nhà toán học Ai Cập khi họ tính được thể tích tứ diện vào thời điểm năm 1800 trước Công nguyên. Cho dù không có bằng chứng xác thực cho biết họ đã làm cách nào nhưng theo Morris Kline trong tác phẩm "Tư tưởng toán học từ thời cổ đại đến hiện đại, tập 1" cho rằng họ đã dùng phương pháp thử và sai.[1]

Chú thích[sửa]

Liên kết đến đây