Giảm đau răng

Từ VLOS
(đổi hướng từ Giảm Đau Răng)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Có hai nguyên nhân chính gây ra đau răng. Thứ nhất là trước khi răng hỏng hẳn, răng bị sâu khiến dây thần kinh bị lộ ra. Thứ hai là do các thớ cơ giúp cố định răng vào chân răng bị nhiễm bệnh (gọi là áp-xe). Bạn có thể làm dịu đi cơn đau răng, nhưng chỉ nha sĩ mới có thể chữa khỏi đau răng hoàn toàn.

Các bước[sửa]

Chữa trị tại Nhà[sửa]

  1. Súc miệng bằng nước ấm. Một trong những điều đầu tiên bạn cần làm là vệ sinh sạch sẽ khoang miệng sẽ và không để thức ăn bám lại trên răng làm ảnh hưởng tới chỗ đau. Nước quá lạnh hoặc quá nóng có thể gây ra tổn thương, vì vậy bạn nên dùng nước ấm.[1]
    • Kéo chỉ nha khoa nhẹ nhàng để sợi chỉ chui lọt vào kẽ răng, sau đó uốn sợi chỉ ôm quanh răng. Kéo chỉ lên xuống để làm sạch răng. Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thực phẩm và vi khuẩn còn bám lại trên răng. Tránh dùng chỉ nha khoa quá mạnh xung quanh khu vực bị đau vì như vậy có thể khiến tổn thương nặng hơn và gây ra chảy máu.
  2. Dùng thuốc giảm đau. Đôi khi cách tốt nhất chính là dùng thuốc giảm đau cho đến khi bạn có thể đi khám nha sĩ. Hầu hết các loại thuốc giảm đau không cần kê đơn đều có thể giảm đau răng khá tốt, nhưng nếu bạn đau đến mức mà thuốc giảm đau không có tác dụng thì bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức.
    • Aspirin đặc biệt hiệu quả đối với các vấn đề ở khớp nối quai hàm ở người lớn.
    • Đối với trẻ em và thanh thiếu niên nên dùng Acetaminophen (không dùng aspirin).
  3. Dùng một miếng dán lạnh dán bên ngoài miệng hoặc má. Như vậy có thể giúp giảm đau răng bằng cách làm tê vùng bị đau. Sử dụng miếng dán kết hợp với uống thuốc có thể giúp bạn dễ chịu hơn trong khi chờ thuốc giảm đau có tác dụng.
  4. Súc miệng bằng nước muối. Nước muối có tác dụng diệt khuẩn và giúp bạn cảm thấy khá hơn. Nếu không có sẵn nước muối sinh lý, hãy pha 1 muỗng cà phê (5 g) muối trong một ly nước ấm (240 ml).[2]
    • Sau khi súc miệng xong, bạn nên nhổ bỏ dung dịch nước muối thay vì nuốt xuống họng.
  5. Dùng tinh dầu cây đinh hương tỏi và tinh dầu ô liu. Nhúng một miếng bông gòn vào hỗn hợp gồm một vài giọt tinh dầu, sau đó dùng miếng bông chấm vào vùng bị đau.[3]
  6. Dùng túi trà ấm chườm lên vùng bị đau. Tannin tự nhiên có trong trà giúp làm tê vùng bị đau. Cách này rất hiệu quả cho trường hợp nướu bị sưng hoặc tấy. Túi trà quá nóng có thể làm giảm tác dụng và khiến vùng bị đau càng đau hơn.
    • Hạn chế dùng cách này vì dùng trà liên tục có thể làm răng bạn bị ố màu.
  7. Súc miệng bằng nước oxy già. Cũng giống như nước muối, súc miệng bằng nước oxy già giúp loại bỏ các chất bẩn và hạn chế sự tăng trưởng của vi khuẩn. Oxy già đặc biệt tốt đối với răng bị nén chặt vào xương hàm hoặc các trường hợp bị nhiễm trùng trong khoang miệng, bạn có thể dùng định kỳ theo ngày cho đến khi có thể đi khám nha sĩ.
    • Cách này không thể thay thế việc đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên.
  8. Dùng một loại rau quả nào đó. Có một số loại rau quả bạn có thể cắt ra và đặt vào vùng bị thương. Chúng giúp giảm đau và giảm nguy cơ nhiễm trùng, nhưng nếu cơn đau của bạn kéo dài dai dẳng thì bạn nên đi khám nha sĩ ngay.[4]
    • Đặt một lát dưa chuột mát lên vùng bị đau.
    • Cắt một miếng khoai tây tươi và đặt lên chỗ đau trong miệng. Nhớ gọt vỏ khoai trước khi dùng.
    • Đặt một lát hành tây tươi vào vùng bị thương ở trong miệng. Chú ý, hành phải tươi để có thể tiết ra nước.
  9. Ngậm lá bạc hà. Bạn có thể nhai lá bạc hà tươi, hoặc đắp một vài lá bạc hà khô lên vùng đau. Nếu đau răng tới mức không thể nhai được, bạn nên nghiền lá bạc hà ra hoặc dùng lá khô đắp lên chỗ bị đau.

Ngăn ngừa Đau Răng[sửa]

  1. Đánh răng thường xuyên. Đây là bước quan trọng nhất để giữ cho răng khỏe mạnh và phòng tránh đau răng. Nếu bạn không chải sạch răng và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày, mảng bám và vi khuẩn sẽ tích tụ gây ra các vấn đề như sâu răng và nhiễm trùng.[5]
    • Có câu nói "chỉ xỉa cái răng nào bạn muốn giữ". Dùng chỉ nha khoa có tác dụng giữ cho răng khỏe mạnh và ngăn ngừa nguy cơ từ vi khuẩn. Bạn nên dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần một ngày.
    • Chải răng ít nhất hai lần một ngày, 30 phút trước hoặc sau bữa ăn. Chải răng quá sớm trước hoặc sau bữa ăn có thể làm hỏng men răng.
  2. Ngừa sâu răng với florua. Nguồn nước và một số loại rau có chứa sẵn florua trong đó. Bạn hãy kiểm tra xem nước máy có chất fluorit hay không. Nếu không, hãy gặp nha sĩ để xin đơn thuốc bổ sung fluorua hoặc các sản phẩm bổ sung khác (đặc biệt hiệu quả cho trẻ em dưới mười tuổi).
    • Hầu hết các loại kem đánh răng đều có chất fluorua là thành phần chính, nhưng vẫn nên kiểm tra để chắc chắn bạn đang dùng đúng loại kem đánh răng.
  3. Có chế độ ăn uống lành mạnh. Khẩu phần ăn đóng một phần rất quan trọng giúp răng khỏe mạnh. Không chỉ có vậy, một số loại thực phẩm rất dễ bám vào kẽ răng và rất khó có thể lấy ra. Hãy chú ý đến chế độ ăn để có một hàm răng khỏe mạnh hơn.
    • Ăn đường và tinh bột càng ít càng tốt. Hai chất này là thức ăn của vi khuẩn, đặc biệt là đường.
    • Nếu bạn đang ăn mà thức ăn bị kẹt vào khe răng, hãy dùng tăm hoặc chỉ nha khoa để lấy ra.
    • Tráng miệng bằng món salad hoặc một quả táo bởi vì chúng có thể hoạt động như một chiếc bàn chải đánh răng tự nhiên.
  4. Đến nha sĩ khám răng hai lần một năm. Việc này rất quan trọng nhưng rất nhiều người lại hay bỏ qua nó. Nha sĩ sẽ phát hiện ra răng sâu hoặc các vấn đề răng miệng khác, từ đó bạn có thể điều trị kịp thời, ngăn chúng phát triển nặng hơn.

Khám Nha sĩ Kịp thời[sửa]

  1. Nếu bạn cảm thấy quá đau, hãy đi khám bác sĩ. Khi thuốc giảm đau không thể làm giảm cơn đau của bạn, bạn nên đi khám nha sĩ hoặc bác sĩ, vì nó có thể là tình trạng khẩn cấp.[6]
    • Nếu bạn cảm thấy vô cùng đau và bị sưng tấy thì nên đi khám bác sĩ ngay.
    • Sốt là dấu hiệu quan trọng khi bị nhiễm trùng ở bệnh răng miệng. Nếu chỉ sâu răng bình thường thì sẽ không bị sốt.
  2. Gặp nha sĩ nếu bạn đau sau khi nhổ răng. Nếu bạn vẫn thấy đau sau khi nhổ răng được 2-3 ngày thì bạn cần gặp nha sĩ trong vòng 24 giờ. Đó gọi là "hội chứng ổ răng khô" đôi khi xảy ra ở các ổ răng đang tiếp xúc với không khí.
  3. Khi bị vỡ răng kèm theo đau, hãy đi khám. Đó có thể là do di chứng của vết thương, trong trường hợp này bạn nên tìm sự trợ giúp y tế càng nhanh càng tốt. Những điều như răng mọc từ các phần xương khác của cơ thể và rụng răng vĩnh viễn được coi là trường hợp nha khoa khẩn cấp.

Cảnh báo[sửa]

  • Sử dụng nụ đinh hương vài lần một ngày trong nhiều tháng có thể gây tổn thương thần kinh vĩnh viễn. Vì vậy, nếu cơn đau kéo dài hơn một tuần, hãy đi khám nha sĩ.
  • Không bao giờ uống rượu trong khi đang dùng thuốc giảm đau.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây