Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Giảm đầy hơi một cách tự nhiên
Từ VLOS
Ai cũng sẽ một lần trải qua tình trạng tích tụ khí trong đường ruột và cảm giác đó luôn rất khó chịu. Nếu muốn giảm đầy hơi mà không cần dùng thuốc (kê đơn và không kê đơn), bạn có thể áp dụng nhiều cách, ví dụ như uống trà tiêu hóa, tập thể dục nhiều hơn và loại bỏ thực phẩm gây đầy hơi trong chế độ ăn. Lưu ý rằng một số bệnh lý và thuốc chữa bệnh có thể gây đầy hơi nên bạn cần đi khám bác sĩ nếu tình trạng đầy hơi không thuyên giảm.
Mục lục
Các bước[sửa]
Giảm đầy hơi bằng nguyên liệu tự nhiên[sửa]
-
Pha
trà
giúp
tiêu
hóa.
Một
số
loại
thảo
mộc
khi
dùng
làm
trà
có
thể
giúp
giảm
cảm
giác
đau,
khó
chịu
do
đầy
hơi.
Những
thảo
mộc
này
phát
huy
tác
dụng
bằng
cách
xoa
dịu
đường
ruột,
tạo
điều
kiện
tái
hấp
thụ
lượng
khí
(hơi)
được
sinh
ra
và
khiến
khí
dễ
ra
ngoài
hơn.
Nếu
muốn
giảm
đầy
hơi,
bạn
có
thể
thử
uống
một
tách
trà
gừng,
trà
hạt
thìa
là,
trà
hoa
cúc,
trà
đại
hồi,
trà
bạc
hà
hoặc
trà
bạc
hà
chanh.
[1][2]
- Gừng: Uống 1-2 tách trà gừng trong bữa ăn. Pha trà bằng cách nạo nhỏ 1 thìa cà phê gừng tươi, đã gọt vỏ cho vào một cốc nước sôi. Ủ trà trong 5 phút rồi uống từng ngụm nhỏ trong bữa ăn. Hoặc bạn có thể uống trà gừng sau bữa ăn. Nếu bổ sung gừng dạng thực phẩm chức năng, cần tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Trà gừng an toàn cho trẻ trên 2 tuổi và phụ nữ mang thai. Ngưng sử dụng gừng một tuần trước khi phẫu thuật vì gừng có thể làm chậm quá trình đông máu. [3]
- Hạt thìa là: Hạt thìa là có thể dùng ở dạng trà (1 thìa cà phê ủ trong 1 cốc nước sôi trong 5 phút) hoặc nguyên hạt (1-2 thìa cà phê sau bữa ăn). Hạt thìa là an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có thể dùng điều trị cơn đau do co thắt ở trẻ sơ sinh.[4]
- Hoa cúc: Hoa cúc an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Phụ nữ mang thai không nên dùng trà hoa cúc vì sẽ có nguy cơ sảy thai (dù rất nhỏ). Hoa cúc thường được bổ sung ở dạng trà.[5]
- Đại hồi: Quả đại hồi từ lâu đã được dùng làm chất tống hơi. Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi cần thận trọng khi sử dụng quả đại hồi. Cách sử dụng là ủ 1/2 -1 thìa cà phê đại hồi khô trong 1 cốc nước sôi trong vòng 5 phút.
- Bạc hà: Không nên dùng bạc hà cho trẻ dưới 2 tuổi. Để pha trà bạc hà, bạn hãy ủ 1 thìa cà phê lá bạc hà khô trong 1 cốc nước sôi trong vòng 5 phút.[6]
- Bạc hà chanh. Người bị bệnh tuyến giáp không nên dùng bạc hà chanh. Cách pha trà bạc hà chanh là ủ 1 thìa cà phê lá bạc hà chanh trong 1 cốc nước sôi trong vòng 5 phút.[7] Trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cần cẩn trọng khi dùng và nên được bác sĩ có kiến thức về thảo mộc tư vấn.
- Ăn hạt Caraway. Loại hạt này được dùng như nguyên liệu hỗ trợ tiêu hóa sau bữa ăn. Bạn có thể thử ăn 1/2-1 thìa cà phê hạt sau bữa ăn hoặc tìm các công thức chế biến món ăn có dùng hạt Caraway. Ngoài ra, bạn có thể dùng tinh dầu hạt Caraway cùng với tinh dầu bạc hà để điều trị hội chứng ruột kích thích (IBS).[8] Nên hỏi bác sĩ trước khi muốn sử dụng hạt Caraway cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
- Cho thìa là vào thức ăn. Thìa là được sử dụng từ hàng thế kỷ nay để giảm đầy hơi, đầy bụng và được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chứng nhận đạt chuẩn GRAS (tuyệt đối an toàn và không gây tác dụng phụ). [9] Bạn có thể rắc một ít thìa là tươi lên món ăn để trang trí hoặc cho 1 thìa cà phê thìa cà khô vào 1 cốc nước để ủ trong 5 phút.
-
Cân
nhắc
việc
bổ
sung
enzyme
tiêu
hóa
(men
tiêu
hóa).
Các
enzym
tự
nhiên
này
được
tuyến
tụy
sản
sinh
để
hỗ
trợ
tiêu
hóa
thức
ăn.
Enzym
tiêu
hóa
có
3
dạng
chính:
Protease
(protein
tiền
tiêu
hóa),
lipase
(chất
béo
tiền
tiêu
hóa),
và
amylase
(cacbon-hydrat
tiền
tiêu
hóa).
Các
enzym
này
có
nguồn
gốc
chủ
yếu
từ
tuyến
tụy
động
vật
và
được
dùng
để
tiêu
hóa
trước
thức
ăn,
giúp
dễ
hấp
thu
và
giảm
lượng
thức
ăn
không
tiêu
hóa
được
(thức
ăn
cho
vi
khuẩn
gây
đầy
hơi).
- Bạn có thể mua các sản phẩm men tiêu hóa của Beano, Pure Encapsulations, Nature’s Secret và Source Naturals. Sản phẩm có bán trực tuyến.
- Uống men tiêu hóa khoảng 10-20 phút trước bữa ăn.
- Có một số loại thực vật cũng chứa enzym tiêu hóa tự nhiên giúp giảm đầy hơi mà bạn có thể dùng thay thế cho men tiêu hóa bán sẵn. Ví dụ, ăn thơm và đu đủ giúp phá vỡ protein, ăn xoài giúp phá vỡ cacbon-hydrat, ăn mật ong giúp phá vỡ protein và cacbon-hydrat.[10]
Thay đổi lối sống để ngăn ngừa chứng đầy hơi[sửa]
-
Đẩy
hơi
ra
ngoài
khi
cần.
Thỉnh
thoảng,
bạn
có
thể
cảm
thấy
khí
(hơi)
di
chuyển
trong
cơ
thể
và
cảm
thấy
cần
đẩy
chúng
ra.
Trong
trường
hợp
đó,
không
nên
nhịn
mà
hãy
tìm
một
nơi
riêng
tư
để
đẩy
hơi
ra
ngoài.
Không
“xả
hơi”
vì
lý
do
tế
nhị
sẽ
khiến
bạn
cảm
thấy
khó
chịu
hơn.
- Ví dụ, bạn có thể vào nhà tắm để “xả hơi”.
- Đi dạo quanh công ty (di chuyển và tập thể dục giúp đẩy hơi ra ngoài nhanh hơn).
- Ra khỏi nơi đông người (như phòng làm việc) với lý do “đi uống cà phê” để có không gian riêng tư đẩy hơi ra ngoài.
- Tập thể dục. Tập thể dục thường xuyên có thể kích thích hệ tiêu hóa và giảm hơi tích tụ. Bạn nên tập thể dục cường độ vừa 30 phút mỗi ngày. Hoặc có thể trải dài bài tập ra thành nhiều lần tập 10-15 phút mỗi ngày. Ví dụ, bạn có thể đi bộ 15 phút sau bữa trưa, 15 phút vào buổi chiều.[11] Chỉ cần tìm một bài tập nào đó khiến bạn thấy thích và tập điều độ để kết hợp hoạt động thể chất vào sinh hoạt hàng ngày.
-
Hạn
chế
tiêu
thụ
thực
phẩm
thường
gây
đầy
hơi.
Một
số
người
có
thể
dễ
bị
đầy
hơi
do
nhạy
cảm
với
thực
phẩm
(không
dung
nạp
lactose,
không
dung
nạp
gluten),
do
loại
thực
phẩm
trong
chế
độ
ăn
(ví
dụ
cơm
dễ
tiêu
hóa
hơn
khoai
tây)
và
do
loại
hoặc
số
lượng
vi
khuẩn
trong
đường
ruột
-
hệ
thực
vật
đường
ruột
có
thể
khác
nhau,
tùy
thuộc
vào
nơi
bạn
sinh
sống,
thực
phẩm
bạn
tiêu
thụ
và
tình
trạng
sức
khỏe
tổng
thể.[12].
Bạn
nên
tránh
tiêu
thụ
những
thực
phẩm
sau:
- Chế phẩm từ lúa mì
- Sữa và chế phẩm từ sữa động vật
- Thực phẩm nhiều chất béo
- Đậu
- Rau họ Cải như mầm cải Brussel, bắp cải, bông cải xanh, bông cải trắng
- Hành tây
- Táo
- Ngô
- Yến mạch
- Khoai tây
- Hoa quả như lê, mận và đào
-
Tăng
cường
probiotic
trong
chế
độ
ăn.
Probiotic
có
thể
giúp
tăng
vi
khuẩn
đường
ruột
có
lợi
cho
quá
trình
tiêu
hóa.
Ngoài
ra,
probiotic
còn
giúp
giảm
lượng
vi
khuẩn
"có
hại"
trong
cơ
thể
-
nguyên
nhân
gây
nhiễm
trùng
và
nhiều
vấn
đề
khác.
Bổ
sung
probiotic
có
thể
giúp
cân
bằng
vi
khuẩn
"có
lợi"
và
"có
hại",
giúp
cơ
thể
hoạt
động
bình
thường.[13]
- Ăn sữa chua. Sữa chua chứa men sống có thể giúp thay thế và tái tạo hệ thực vật đường ruột bình thường. Nghiên cứu cho thấy sữa chua với probiotic chứa chủng khuẩn Lactobacillus hoặc Bifidobacterium đặc biệt hiệu quả trong việc cải thiện triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.[14].
- Kết hợp thực phẩm giàu probitoc như súp Miso, tương Tempeh, Kimchi, bắp cải muối và dưa muối.[15]
- Cân nhắc việc sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung probiotic. Bạn nên tìm mua sản phẩm ghi rõ thông tin liều dùng, chi, loài và chủng probiotic, lượng sinh vật sẽ còn sống trước hạn sử dụng, tên và thông tin liên lạc của nhà sản xuất.[15]
- Ăn chậm. Một phần hơi trong hệ tiêu hóa có thể là không khí nuốt phải trong khi ăn, do nuốt, ăn hoặc uống quá nhanh và không nhai kỹ. [16] Bạn có thể giảm lượng khí nuốt phải và ngăn đầy hơi bằng cách ăn chậm, nhai kỹ. Nên đặt đũa và thìa xuống sau mỗi miếng ăn và nhai thức ăn khoảng 40 lần để hấp thụ dinh dưỡng ở mức tối đa.[17]
- Đi khám bác sĩ. Nếu tình trạng đầy hơi không thuyên giảm trong 2-3 tuần, bạn nên đi khám bác sĩ ngay. Đầy hơi có thể là do bệnh lý khác hoặc thuốc chữa bệnh mà bạn đang uống. Nên trao đổi với bác sĩ về các triệu chứng khác mà bạn gặp phải cũng như thuốc chữa bệnh (cả kê đơn và không kê đơn) bạn đang uống.[18] Gọi ngay cho bác sĩ nếu tình trạng đầy hơi đi kèm với cảm giác buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, táo bón, ợ nóng hoặc trào ngược axit dạ dày-thực quản, sụt cân không chủ đích hoặc có máu trong phân.[19]
Xác định nguyên nhân gây đầy hơi[sửa]
- Hiểu rõ đầy hơi là do đâu. Hiểu rõ nguyên nhân khiến hơi tích tụ là bước quan trọng để ngăn ngừa. Một số lượng khí trong đường ruột là hoàn toàn bình thường, được vi khuẩn đường ruột (hệ thực vật đường ruột) sản sinh cần thiết cho hệ tiêu hóa, miễn dịch và sức khỏe tổng thể. Vi khuẩn đường ruột (hay vi sinh vật sống trong cơ thể người) sản sinh ra khí như hydro, cacbon-dioxit và methane khi chúng tiêu hóa cacbon-hydrat phức hợp (như lactose, sorbitol và fructose) và đường chuỗi dài (các polysaccarit như tinh bột). [20]
-
Nhận
thức
các
rối
loạn
đường
ruột
có
thể
gây
đầy
hơi.
Nếu
tình
trạng
đầy
hơi
xuất
hiện
dai
dẳng
và
gây
khó
khăn
trong
cuộc
sống
hàng
ngày,
có
thể
bạn
đang
gặp
biến
chứng
về
sức
khỏe.
Đi
khám
bác
sĩ
ngay
nếu
đầy
hơi
đi
kèm
triệu
chứng
buồn
nôn,
nôn
mửa,
tiêu
chảy,
táo
bón,
ợ
nóng
hoặc
trào
ngược
axit
dạ
dày-thực
quản,
sụt
cân
không
chủ
đích
hoặc
có
máu
trong
phân.[19]
Có
thể
bạn
đã
mắc
một
trong
các
bệnh
sau:
- Bệnh Celiac - bệnh tự miễn dịch do phản ứng chéo với gluten.
- Hội chứng Dumping - xảy ra sau khi phẫu thuật loại bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày để giảm cân.
- Dị ứng thực phẩm hoặc chứng không dung nạp - ví dụ như không dung nạp lactose và gluten.
- Trào ngược axit dạ dày-thực quản - bệnh trào ngược dạ dày-thực quản là bệnh mà thức ăn bên trong dạ dày trào ngược lên thực quản.[21]
- Liệt dạ dày - cơ dạ dày không hoạt động đúng cách, khiến dạ dày không thể “làm rỗng” một cách chính xác.[22]
- Hội chứng ruột kích thích - bệnh mãn tính có thể gây đau bụng, đầy hơi, đầy bụng, tiêu chảy và táo bón.
- Loét dạ dày - các hố hoặc vết loét trong niêm mạc dạ dày.
- Mặc dù hiếm nhưng đầy hơi có thể là do kí sinh trùng đường ruột. Kí sinh trùng thường lây truyền do tiếp xúc trực tiếp với phân nhiễm kí sinh trùng (như đất, nước hoặc thức ăn nhiễm bẩn).[23]
- Ghi chép nhật ký thực phẩm. Ghi chép lại chính xác bạn đã ăn gì và triệu chứng sau khi ăn. Ghi chú lại xem bạn có cảm thấy chướng bụng, ợ hơi nhiều hoặc xì hơi sau khi ăn không. Cách này giúp bạn thu hẹp phạm vi những thực phẩm gây đầy hơi.[24] Một khi đã xác định được thực phẩm gây đầy hơi, cách tốt nhất là tránh tiêu thụ hoặc tiêu thụ với lượng nhỏ.
Lời khuyên[sửa]
- Hút thuốc, nhai kẹo cao su và ăn kẹo viên cứng có thể gây đầy hơi do nguy cơ nuốt phải không khí. Nên bỏ thuốc lá, hạn chế nhai kẹo cao su và ăn kẹo cứng để giảm lượng khí nuốt phải.[24]
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ Hoffmann, D., Medical Herbalism: The Science and Practice of Herbal Medicine, Healing Arts Press, 2003.
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC382308/pdf/canmedaj00102-0076.pdf
- ↑ http://umm.edu/health/medical/altmed/herb/ginger
- ↑ http://umm.edu/health/medical-reference-guide/complementary-and-alternative-medicine-guide/condition/infantile-colic
- ↑ http://umm.edu/health/medical-reference-guide/complementary-and-alternative-medicine-guide/herb/german-chamomile
- ↑ http://umm.edu/health/medical-reference-guide/complementary-and-alternative-medicine-guide/herb/peppermint
- ↑ http://umm.edu/health/medical-reference-guide/complementary-and-alternative-medicine-guide/herb/lemon-balm
- ↑ http://umm.edu/health/medical-reference-guide/complementary-and-alternative-medicine-guide/condition/irritable-bowel-syndrome
- ↑ https://www.hort.purdue.edu/newcrop/med-aro/factsheets/DILL.html
- ↑ http://journals.plos.org/plosone/article?id=10.1371/journal.pone.0049164
- ↑ http://www.webmd.com/digestive-disorders/exercise-curing-constipation-via-movement
- ↑ http://www.nature.com/nature/journal/v493/n7430/full/nature11711.html
- ↑ http://www.webmd.com/digestive-disorders/features/what-are-probiotics?
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/15765388
- ↑ 15,0 15,1 http://www.webmd.com/digestive-disorders/features/best-probiotics-use
- ↑ http://www.mayoclinic.org/symptoms/intestinal-gas/basics/causes/sym-20050922
- ↑ http://www.medicalnewstoday.com/articles/263541.php
- ↑ http://www.webmd.com/digestive-disorders/tc/gas-flatus-topic-overview
- ↑ 19,0 19,1 http://www.mayoclinic.org/symptoms/intestinal-gas/basics/when-to-see-doctor/sym-20050922
- ↑ http://www.medicinenet.com/intestinal_gas_belching_bloating_flatulence/page4.htm#what_causes_flatulence_gas
- ↑ http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000265.htm
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gastroparesis/basics/definition/con-20023971
- ↑ http://umm.edu/health/medical/altmed/condition/intestinal-parasites
- ↑ 24,0 24,1 http://www.niddk.nih.gov/health-information/health-topics/digestive-diseases/gas/Pages/ez.aspx