Giảm đỏ mắt

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Đỏ mắt là vấn đề sức khỏe phổ biến và gây khó chịu. Nếu mắt ngứa, đỏ và khô, bạn cần học cách nhanh chóng vệ sinh mắt bằng một vài nguyên liệu và thay đổi một số hành vi có thể gây đỏ mắt. Nếu bị đỏ mắt mãn tính hoặc có triệu chứng của vấn đề nghiêm trọng, bạn cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế để được giúp giảm đỏ mắt.

Các bước[sửa]

Điều trị mắt đỏ[sửa]

  1. Để mắt nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi là phương thuốc tốt nhất đối với tình trạng đỏ mắt do những nguyên nhân như trầy xước giác mạc, thiếu ngủ, căng mắt do nhìn lâu vào màn hình máy tính, tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng, chuyến đi đường dài. Bạn nên ngủ thêm, hạn chế nhìn vào màn hình máy tính, tivi, đọc sách và dùng điện thoại. Thay vào đó, bạn có thể nghe đài phát thanh hoặc nghe sách đọc. Nếu không thể ngưng mắt để nghỉ cả ngày, bạn cần cố gắng cho mắt được nghỉ một chút.
    • Nếu đọc sách hoặc làm việc với máy tính, bạn nên ngưng việc mỗi 15 phút và nhìn vào một vật khác ở xa trong 30 giây. Sự thay đổi tiêu điểm giúp thư giãn cơ mắt.
    • Cứ mỗi 2 tiếng, bạn nên ngưng nhìn màn hình 15 phút cho mắt được thư giãn. Có thể đi bộ, tập thể dục, ăn món ăn nhẹ hoặc gọi một cuộc điện thoại ngắn để tránh nhìn vào màn hình máy tính hoặc điện thoại.
  2. Dùng sản phẩm nhỏ mắt hay nước mắt nhân tạo. Nếu thỉnh thoảng bị đỏ mắt, bạn có thể xoa dịu bằng cách dùng sản phẩm nhỏ mắt (đôi khi được gọi là nước mắt nhân tạo). Thuốc nhỏ mắt có bán ở các hiệu thuốc và giá vừa phải. Thuốc nhỏ mắt giúp bôi trơn và làm sạch mắt, giảm đỏ và kích ứng. Thuốc nhỏ mắt có 4 loại:[1]
    • Chứa chất bảo quản - Các chất bảo quản như benzalkonium chloride, oliexetonium, polyhexamethylene biguanide, polyquad, purite và sodium perborate (GenAqua)[2] ngăn ngừa vi khuẩn phát triển nhưng cũng có thể gây kích ứng mắt. Nếu mắt nhạy cảm hoặc bạn muốn dùng thuốc nhỏ mắt trong thời gian dài, nên tránh mua sản phẩm chứa chất bảo quản. [3]
    • Không chứa chất bảo quản - Systane, GenTeal, Refresh, Thera Tears, và Bausch & Lomb đều là sản phẩm thuốc nhỏ mắt không chứa chất bảo quản.
    • Dùng cho người đeo kính áp tròng - Nếu đeo kính áp tròng, bạn nên tìm mua thuốc nhỏ mắt được thiết kế chuyên biệt.
    • Thuốc nhỏ mắt dạng Whitening (làm trắng) - Không nên dùng sản phẩm nhỏ mắt dạng Whitening như Visine, Clear Eyes và All Clear vì theo thởi gian, chúng sẽ khiến mắt bạn đỏ hơn.
  3. Cân nhắc việc dùng gel thoa mắt đối với tình trạng mắt quá khô. Gel và thuốc mỡ đặc hơn và hiệu quả lâu hơn thuốc nhỏ mắt nhưng cũng có thể khiến mắt mờ đi trong một thời gian. Vì vậy, gel và thuốc mỡ chỉ nên dùng trước khi đi ngủ để ngăn ngừa khô mắt ban đêm.
    • Chườm nóng hoặc dùng xà phòng dịu nhẹ thoa quanh mí mắt trước khi thoa gel hoặc lotion. Cách này giúp ngăn tắc nghẽn các tuyến và ống dẫn.[4]
    • Không dùng gel và thuốc mỡ nếu được chẩn đoán mắc bệnh viêm tuyến Meibomian.[4]
  4. Uống thuốc chữa dị ứng. Dị ứng theo mùa, dị ứng thú nuôi và dị ứng môi trường đều có thể gây đỏ mắt. Dị ứng xuất hiện với triệu chứng như ngứa và chảy nước mắt, thường nặng nhất vào buổi sáng. Có hai lý do: đầu tiên, ngủ trong nhà có dị nguyên sẽ khiến bạn tiếp xúc với dị nguyên trong thời gian dài; thứ hai, dị ứng theo mùa thường nặng nhất vào buổi sáng khi có nhiều phấn hoa trong không khí.[5] Cách đối phó với dị ứng: [6]
    • Uống thuốc kháng histamin như Cetirizine (Zyrtec), Desloratadine (Clarinex), Fexofenadine (Allegra), Levocetirizine (Xyzal) hoặc Loratadine (Claritin).
    • Dùng thuốc nhỏ mắt dạng thuốc chứa chất kháng histamin hoặc kháng viêm, ví dụ như Azelastine (Optivar), Emedastine (Emadine), Ketotifen (Alaway, Zaditor) hoặc Olopatadine (Pataday, Patanol).
    • Đóng kín cửa sổ trong mùa dị ứng để giảm tiếp xúc với dị nguyên.
    • Hạn chế cho thú nuôi vào phòng ngủ, đặc biệt là giường ngủ.
    • Dùng máy lọc không khí trong nhà để giảm dị nguyên.
  5. Rửa mắt. Rửa mắt giúp loại bỏ tác nhân kích ứng gây đỏ mắt ra khỏi mắt. Rửa mắt cũng giúp dưỡng ẩm và làm mát đôi mắt. Bạn có thể rửa mắt bằng nước ấm bằng cách cho dòng nước ấm chảy xuống mắt, dùng cốc rửa mắt hoặc đứng dưới vòi hoa sen cho nước ấm chảy xuống mắt (không xịt trực tiếp vào mắt).[7] Để tăng thêm hiệu quả, bạn có thể dùng nước rửa mắt đặc biệt:[8]
    • Đun sôi một cốc nước cất.
    • Cho vào một thìa thảo mộc Eyebright, hoa cúc hoặc hạt thìa là nghiền.
    • Tắt bếp, đậy nắp và ủ thảo mộc trong 30 phút.
    • Dùng dụng cụ lọc cà phê để lọc dung dịch vào hũ đựng tiệt trùng.
    • Bạn có thể bảo quản nước rửa mắt trong tủ lạnh lên đến 7 ngày.
  6. Chườm ấm lên mí mắt. Viêm mí mắt có thể cản trở tuần hoàn dầu dưỡng ẩm đến mắt. Chườm ấm sẽ giúp giải phóng ống dẫn dầu. Đầu tiên, đặt khăn khô, sạch dưới vòi nước ấm đang chảy cho đến khi thấm ướt rồi vắt bớt nước. Tiếp theo, gấp đôi khăn lại và đặt lên mắt (nhắm mắt lại). Vừa chườm vừa thư giãn mắt trong 5-10 phút.[7]
  7. Chườm túi trà ẩm, mát lên mắt. Trà xanh và trà hoa cúc đều chứa các hóa chất giúp xoa dịu kích ứng vùng mắt, giảm viêm và giải phóng ống dẫn dầu bị tắc nghẽn. Bạn có thể ngâm 2 túi trà rồi cho vào tủ lạnh hoặc tủ đông đến khi túi trà lạnh. Sau đó, chườm túi trà lên mắt (nhắm mắt) khoảng 5 phút.[9][10]

Ngừng nguyên nhân gây đỏ mắt[sửa]

  1. Đảm bảo không có ngoại vật trong mắt. Những hạt bụi nhỏ nhất cũng có thể gây kích ứng nếu tích tụ trong mắt. Nếu thấy ngứa mắt, bạn không nên gãi vì như vậy sẽ làm trầy xước giác mạc.[11] Thay vào đó, tốt nhất bạn nên rửa mắt. Có thể nhỏ thuốc nhỏ mắt hoặc nước muối sinh lý vào mắt và chớp mắt thật nhanh. Để tăng thêm hiệu quả, bạn nên rửa mắt bằng cách:[12]
    • Dùng tay sạch để căng mắt mở to dưới vòi nước ấm chảy nhẹ.
    • Khi tắm vòi hoa sen, để nước chảy dọc theo trán, đồng thời mở mắt khi nước chảy xuống mắt. Hoặc bạn có thể rửa mắt bằng cốc rửa mắt hoặc thuốc rửa mắt.
    • Nếu có ngoại vật trong mắt, bạn có thể sẽ khó mở và nhắm mí mắt.
  2. Ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm. Không ngủ đủ giấc là nguyên nhân phổ biến gây đỏ mắt. Nếu bạn thấy mệt mỏi và chóng mặt suốt cả ngày, có thể tình trạng đỏ mắt là do thiếu ngủ.[13] Người trưởng thành cần ngủ 7-9 tiếng mỗi tối nhưng một số người có thể nên ngủ nhiều hơn hoặc ít hơn.[14]
  3. Hạn chế nhìn vào màn hình máy tính và tivi. Ngay cả khi ngủ đủ giấc, đôi mắt vẫn có thể mệt mỏi do nhìn quá lâu vào tivi hoặc màn hình máy tính. Lý do là vì chúng ta thường chớp mắt ít hơn khi nhìn vào màn hình và mắt buộc phải tập trung ở cùng một khoảng cách trong thời gian dài, từ đó dẫn đến tình trạng căng mắt. Bạn nên cho mắt nghỉ ngơi 15 phút mỗi 2 tiếng và nghỉ khoảng 30 giây mỗi 15 phút.[15]
    • Nếu để mắt nghỉ ngơi trong thời gian dài, bạn có thể đi bộ một đoạn và nhìn những vật xung quanh hoặc nhắm mắt 15 phút để mắt có thể theo kịp lịch trình bận rộn.
    • Nếu để mắt nghỉ ngơi trong thời gian ngắn, bạn nên nhìn đi chỗ khác và tránh nhìn vào màn hình trong 30 giây, tập trung nhìn vào vật trong tầm mắt như cây cối ngoài cửa sổ hoặc bức tranh treo đối diện.
  4. Đeo kính mát. Một số nghiên cứu cho thấy tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng và gió có thể gây đỏ mắt. Đeo kính mát khi ra ngoài có thể bảo vệ mắt khỏi gió và tia UV gây kích ứng mắt. Bạn nên chọn kính mát chụp quanh mắt giúp bảo vệ khỏi 99-100% tia UVA và UVB.[15]
    • Đeo kính mát là bước quan trọng cho đôi mắt khỏe mạnh về lâu dài. Tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng có thể dẫn đến các vấn đề như thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể ở người lớn tuổi.
  5. Hạn chế đeo kính áp tròng và giữ gìn kính đúng cách. Kính áp tròng có thể gây đỏ mắt do nhiễm trùng, thiếu oxi đến mắt hoặc kích ứng do tiếp xúc.[16]
    • Trước khi đeo kính áp tròng, bạn nên nhỏ vài giọt nước muối sinh lý hoặc thuốc bôi trơn mắt rồi chớp mắt vài lần. Cách này giúp làm sạch bề mặt đôi mắt và ngăn tác nhân kích ứng bị mắc kẹt dưới kính áp tròng.
    • Kính áp tròng bẩn, vỡ hoặc biến dạng có thể gây kích ứng mắt và nhiễm trùng. Vì vậy, bạn cần tuân theo hướng dẫn vệ sinh kính áp tròng của bác sĩ. Không đeo lại kính áp tròng đối với loại kính dùng một lần.
    • Không đeo kính áp tròng đi ngủ.
    • Tránh đeo kính áp tròng khi bơi lội hoặc tắm.
  6. Bỏ thuốc lá và tránh môi trường khói thuốc. Khói thuốc là nguyên nhân phổ biến gây đỏ mắt. Nếu hút thuốc, bạn nên cố gắng tìm cách bỏ thuốc và tránh xa những người đang hút thuốc.[17] Bên cạnh việc giúp giảm đỏ mắt, bỏ hút thuốc còn mang đến nhiều lợi ích khác cho sức khoẻ.[18]
  7. Không lạm dùng thuốc nhỏ mắt dạng Whitening. Thuốc nhỏ mắt giúp dưỡng ẩm là cách hiệu quả để giảm đỏ mắt nhưng thuốc nhỏ được thiết kế chuyên biệt để làm trắng mắt sẽ khiến vấn đề trở nặng. Thuốc nhỏ mắt dạng Whitening có chứa các tác nhân gây co mạch máu dưới mắt. Lạm dụng thuốc nhỏ mắt dạng này có thể khiến cơ thể kháng thuốc, khiến mắt đỏ hơn ngay khi hóa chất hết tác dụng. [19] Thuốc nhỏ mắt thông thường chứa tác nhân gây co mạch gồm có Clear Eyes, Visine và All Clear. Nên tránh các hóa chất sau: [20]
    • Ephedrine hydrochloride
    • Naphazoline hydrochloride
    • Phenylephrine hydrochloride
    • Tetrahydrozoline hydrochloride

Tìm kiếm sự tư vấn y tế[sửa]

  1. Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức đối với triệu chứng nghiêm trọng. Đỏ mắt đi kèm các triệu chứng nghiêm trọng khác có thể là dấu hiệu của vấn đề đáng lưu tâm như đột quỵ hoặc rối loạn thần kinh. Bạn nên nhập viện cấp cứu hoặc gọi cấp cứu 115 nếu:[21]
    • Mắt đỏ do chấn thương.
    • Đau đầu đi kèm mờ mắt và lú lẫn.
    • Nhìn thấy quầng sáng xung quanh ánh sáng.
    • Cảm thấy buồn nôn và/hoặc nôn mửa.
  2. Đi khám bác sĩ nếu đỏ mắt kéo dài hơn 2 ngày. Nếu áp dụng các phương pháp kể trên mà mắt vẫn đỏ, đang uống thuốc làm loãng máu, hoặc đỏ mắt đi kèm đau, thay đổi thị lực, tiết dịch mắt, bạn nên đi khám bác sĩ ngay.[22] Những bệnh thông thường gây đỏ mắt gồm có: [23]
    • Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) - Nhiễm trùng màng trong suốt che phủ mắt. Bệnh được điều trị bằng kháng sinh và/hoặc thuốc kháng histamin thoa tại chỗ.[24]
    • Khô mắt mãn tính - Vấn đề thường là do mắt không sản sinh đủ nước mắt để bôi trơn. Khô mắt mãn tính có thể được kiểm soát bằng phương pháp gắn phích cắm (cắm vào các lỗ nhỏ trong mí mắt để lưu dẫn độ ẩm), thuốc nhỏ mắt và thuốc.[25]
    • Đỏ mắt do tiểu đường - Đường huyết cao do tiểu đường cũng có thể gây tổn thương các mạch máu nhỏ trong mắt dẫn đến đỏ mắt. Nếu bị tiểu đường, bạn nên đi khám mắt thường xuyên. Tiểu đường không được điều trị có thể dẫn đến mất thị lực.[26]
    • Viêm mạch - Xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể tấn công mạch máu. Viêm mạch được điều trị bằng Steroid và các thuốc khác để giảm viêm. [27]
    • Cườm nước - Tình trạng tăng áp lực ở mắt có thể gây mù lòa. Cườm nước có thể được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt giúp giảm áp lực.
    • Viêm giác mạc - Viêm giác mạc có thể là do đeo kính áp tròng quá lâu hoặc chấn thương nhỏ. Viêm giác mạc có thể đi kèm với nhiễm khuẩn. [28]
  3. Tham khảo ý kiến bác sĩ khoa mắt nếu đỏ mắt kéo dài. Đỏ mắt kéo dài và không phản ứng với phương pháp điều trị y tế (thuốc kê đơn không đúng) thường là nguyên nhân gây căng mắt và cần dùng đến kính hai tròng.
    • Thuốc kê đơn quá mạnh sẽ buộc cơ mắt hoạt động liên tục để tập trung vào vật thể, dẫn đến căng mắt và đỏ mắt. Dùng thuốc kê đơn quá yếu vẫn tốt hơn là thuốc quá mạnh.[29]
    • Nếu bạn phải nhìn gần màn hình máy tính mới thấy rõ, có thể bạn phải dùng đến kính hai tròng để giúp nhìn rõ những vật ở nhiều tiêu điểm.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. http://www.webmd.com/eye-health/eye-health-dry-eyes#2
  2. http://www.dryeyezone.com/encyclopedia/preservatives.html
  3. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/20302969
  4. 4,0 4,1 http://www.eyeworld.org/article.php?sid=4449
  5. https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/magazine/issues/spring13/articles/spring13pg22-23.html
  6. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/allergies/in-depth/allergy-medications/art-20047403
  7. 7,0 7,1 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dry-eyes/basics/lifestyle-home-remedies/con-20024129
  8. http://www.bustle.com/articles/81174-7-natural-ways-to-reduce-the-appearance-of-bloodshot-eyes-because-seeing-red-is-tough
  9. http://www.bustle.com/articles/81174-7-natural-ways-to-reduce-the-appearance-of-bloodshot-eyes-because-seeing-red-is-tough
  10. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2995283/
  11. http://www.drugs.com/health-guide/foreign-body-in-eye.html
  12. http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid/basics/art-20056645
  13. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/eyestrain/basics/lifestyle-home-remedies/con-20032649
  14. http://sleepfoundation.org/how-sleep-works/how-much-sleep-do-we-really-need
  15. 15,0 15,1 http://www.webmd.com/eye-health/good-eyesight
  16. http://www.webmd.boots.com/eye-health/guide/contact-lenses-problems
  17. http://www.webmd.com/eye-health/eye-irritation
  18. http://www.cancer.org/healthy/stayawayfromtobacco/guidetoquittingsmoking/guide-to-quitting-smoking-benefits
  19. http://www.allaboutvision.com/conditions/red-eyes.htm
  20. http://www.dryeyezone.com/encyclopedia/vasoconstrictors.html
  21. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/003031.htm
  22. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/003031.htm
  23. https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/003031.htm
  24. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmedhealth/PMHT0023527/
  25. http://www.allaboutvision.com/conditions/red-eyes.htm
  26. https://nei.nih.gov/health/diabetic/retinopathy
  27. https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/vasculitis.html
  28. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/keratitis/basics/definition/con-20035288
  29. https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/003032.htm