Giảm đau đầu do xoang

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Đau đầu do xoang là hậu quả từ việc sưng, viêm hoặc nhiễm trùng một hoặc nhiều xoang trong đầu. Nhiều trường hợp đau đầu do xoang có triệu chứng giống như đau đầu do căng thẳng hoặc đau nửa đầu, kèm theo một vài triệu chứng khác như nghẹt mũi, ho, đau cổ họng, mệt mỏi hoặc chảy nước mũi. Đau đầu do xoang có thể bị kích thích bởi dị ứng, thay đổi áp lực trong tay, nhiễm trùng răng, cảm lạnh, nhiễm trùng xoang do vi khuẩn hoặc viêm xoang. [1] Việc tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán đúng loại bệnh đau đầu là rất quan trọng. Ngoài ra, có nhiều cách bạn có thể điều trị đau đầu do xoang bằng thuốc và nguyên liệu tại nhà. Nói chung, hầu hết trường hợp đau đầu do xoang đều khỏi sau 4-8 tuần nếu được hoặc không được điều trị y tế.[2]

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Tiếp nhận điều trị y tế[sửa]

  1. Dùng thuốc xịt mũi Steroid. Thuốc xịt mũi Steroid như Fluticasone (Flonase) bán ở dạng thuốc không kê đơn giúp giảm viêm ở mũi. Thuốc đặc biệt hữu ích trong trường hợp đau đầu xoang do dị ứng. Thuốc xịt mũi Steroid không gây tác dụng phụ như khi uống các thuốc chữa nghẹt mũi và thuốc kháng histamin như buồn ngủ và khô miệng. Tuy nhiên, phải mất vài ngày để thuốc đạt hiệu quả tối ưu hay cơn đau sẽ không giảm ngay lập tức.[3]
    • Nếu dùng thuốc Flonase, liều thông thường là xịt một lần một bên lỗ mũi, hai lần mỗi ngày.
    • Có nhiều thuốc xịt mũi Steroid khác được kê đơn như Mometasone Furoate (Nasonex).
    • Tác dụng phụ tiềm ẩn gồm có khó tiêu, buồn nôn, đau đầu, vị đắng hoặc mùi hôi khi xịt.
    • Các hướng dẫn điều trị mới cho rằng nên dùng thuốc xịt mũi Steroid làm phương pháp đầu tiên để điều trị viêm xoang. [4]
  2. Dùng thuốc chữa nghẹt mũi. Thuốc chữa nghẹt mũi không kê đơn có thể giúp giảm áp lực trong xoang bằng cách giải phóng hốc mũi và lưu dẫn chất dịch trong mũi. Bạn có thể mua thuốc ở dạng xịt hoặc thuốc uống ở hầu hết các hiệu thuốc. Tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo thuốc chữa nghẹt mũi không ảnh hưởng đến bệnh lỹ bạn đang mắc phải (nếu có) như cao huyết áp hoặc không phản ứng tiêu cực với thuốc bạn đang uống.[3][5]
    • Ngoài ra, có thể xịt mũi bằng nước muối để giảm nghẹt mũi. Xịt mũi bằng nước muối tối đa 6 lần mỗi ngày. Các dung dịch xịt mũi khác ngoài nước muối có thể tăng nghẹt mũi hoặc viêm. Tuân thủ hướng dẫn sử dụng và liều dùng đi kèm thuốc xịt mũi.
    • Không nên dùng thuốc xịt chữa nghẹt mũi quá 3 ngày trong một đợt. Dùng trong thời gian dài có thể khiến tình trạng sưng hốc mũi "tái phát".
    • Thuốc uống chữa nghẹt mũi như Sudafed hoặc Bronkaid có thể uống trong 1-2 tuần mà không cần sự giám sát của bác sĩ. Mặc dù tình trạng sưng "tái phát" hiếm xảy ra hơn nhưng một số trường hợp sẽ bị tăng huyết áp hoặc tim đập nhanh.
    • Tránh dùng thuốc xịt mũi chứa kẽm. Thuốc xịt mũi chứa kẽm có thể gây mất khứu giác tạm thời (hiếm gặp).
  3. Uống thuốc kháng histamin. Trong một số trường hợp, thuốc kháng histamin có thể hữu ích, đặc biệt là khi viêm xoang kéo dài hoặc người bị dị ứng vì thuốc kháng histamin có thể giúp giảm nghẹt mũi. Thuốc uống kháng histamin gồm có Diphenhydramine (Benadryl), Cetirizine (Zyrtec) và Loratadine (Claritin). Mặt khác, bạn cần biết rằng một số thuốc kháng histamin cũ như Benadryl có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng cho xoang như khô màng nhầy của mô mũi và làm đặc dịch tiết, đồng thời gây buồn ngủ.[3][4]
    • Uống 25-50 mg Benadryl mỗi 8 tiếng để giảm nghẹt mũi. Người bệnh có thể cảm thấy khó chống chịu khi uống thuốc do tác dụng như buồn ngủ và “lờ đờ”. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn dùng thuốc Benadryl cho trẻ nhỏ.
    • Uống 10 mg Zyrtec một lần mỗi ngày. Trẻ trên 6 tuổi có thể uống thuốc này với liều 5-10 mg mỗi ngày, tùy thuộc độ tuổi và cân nặng. Tham khảo và tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ. Thuốc Zyrtec có thể gây buồn ngủ.
    • Uống 10 mg Claritin một lần một ngày. Thuốc kháng histamin thế hệ hai như Claritin ít gây tác dụng phụ hơn và ít gây buồn ngủ.[4] Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn dùng thuốc Claritin cho trẻ nhỏ.
    • Bạn có thể dùng các thuốc xịt mũi kháng histamin dạng kê đơn như Azelastine (Astelin, Astepro) hoặc Olopatadine Hydrochloride (Patanase).
  4. Uống thuốc giảm đau. Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid dạng (NSAID) không kê đơn như Ibuprofen (Advil) hoặc Naproxen (Aleve) sẽ giúp làm thông thoáng đường hô hấp bằng cách giảm viêm. Thuốc còn giúp hạ sốt và giảm đau. Luôn trao đổi trước với bác sĩ về việc dùng các thuốc này nếu chưa chắc chắn về cách sử dụng và liệu thuốc có phù hợp với bạn hay không.[6]
    • Aspirin (Acetylsalicylic Acid) là thuốc hoạt động như một chất giảm đau bằng cách ức chế các tín hiệu đau đến não. Đây cũng là thuốc giúp hạ sốt. Tuy nhiên, lưu ý không cho trẻ nhỏ uống Aspirin.
    • Acetaminophen (Tylenol) có thể dùng để giảm đau, hạ sốt nhưng không có tác dụng giảm viêm. Acetaminophen an toàn khi dùng cho trẻ nhỏ.
  5. Tham khảo ý kiến bác sĩ. Nên đi khám bác sĩ nếu cơn đau đầu tái phát thường xuyên, nghiêm trọng hoặc không thuyên giảm khi điều trị tại nhà. Hơn nữa, nếu đau đầu là do sự phát triển bất thường, ví dụ như polyp, hoặc do tắc nghẽn xoang, bạn sẽ cần được phẫu thuật. Dưới đây là những trường hợp bạn nên đi khám bác sĩ:[7]
    • Bị sưng mô mềm ở xoang trán, đi kèm đau đầu và sốt. Đó có thể là dấu hiệu nhiễm trùng xương trán.
    • Mí mắt sưng, sụp, đỏ hoặc ấm, hoặc thay đổi thị lực. Đó có thể là dấu hiệu của vấn đề tuy hiếm nhưng nguy hiểm và có thể dẫn đến mù tạm thời. Bạn cũng có thể bị sốt và vô cùng mệt mỏi. Nếu cơn đau đầu do xoang di chuyển xuống mắt hoặc sưng quanh mắt, bạn nên đi khám để được bác sĩ đánh giá ngay lập tức.
    • Cơn đau xoang xuất hiện ở xoang trán. Nhiễm trùng có thể dẫn đến hình thành cục máu đông ở trán. Triệu chứng xuất hiện cục máu đông tương tự như khi nhiễm trùng ổ mắt nhưng con ngươi của mắt bị nhiễm trùng sẽ giãn ra hay lớn hơn bình thường.
    • Người bị nhức đầu xoang hoặc nhiễm trùng xoang đi kèm với thay đổi tính cách, cứng cổ, sốt cao, thay đổi ý thức, phát ban trên người, vấn đề về thị lực hoặc co giật cần tiếp nhận sự chăm sóc y tế ngay lập tức. Những triệu chứng trên có thể là dấu hiệu nhiễm trùng lan đến mô xung quanh, bao gồm não.

Sử dụng nguyên liệu tại nhà[sửa]

  1. Rửa mũi. Pha 1/2 thìa cà phê muối vào 240 ml nước ấm. Dùng bơm tiêm tròn (mua ở các hiệu thuốc) để rửa mũi bằng dung dịch nước muối, giúp làm loãng và tan nước mũi, giảm nghẹt mũi. Nên thử xịt hai lần mỗi bên lỗ mũi.[8][3]
    • Dùng nước cất, đã tiệt trùng hoặc nước đun sôi để nguội. Luôn rửa sạch dụng cụ sau khi sử dụng và để khô tự nhiên cho lần dùng sau.
  2. Dùng bình Neti. Bình Neti là dụng cụ giống bình trà nhỏ được các chuyên gia y tế ủng hộ dùng để vệ sinh xoang. Nước từ bình Neti giúp tăng lưu dẫn và giảm viêm trong hốc mũi - nguyên nhân góp phần gây đau đầu xoang. Cơ chế hoạt động của bình Neti là làm ngập nước ấm trong một bên lỗ mũi và thoát ra từ lỗ mũi còn lại. Không dùng bình Neti nếu bạn không thể hỉ mũi. Chỉ cần đổ nước ấm (48 độ C) vào bình Neti và nghiêng đầu, đồng thời đổ nước vào lỗ mũi bên phải cho nước thoát ra ở lỗ mũi bên trái. Sau đó đổi bên.[8]
    • Dùng nước cất, đã tiệt trùng hoặc nước đun sôi để nguội. Luôn rửa sạch bình Neti bằng nước sạch và xà phòng sau khi sử dụng.
    • Một số báo cáo cho thấy sự xuất hiện của những trường hợp nhiễm amip khi dùng bình Neti ở những khu vực nước bẩn. Mặt khác, những trường hợp này không xuất hiện ở các quốc gia phát triển như Mỹ.
  3. Nâng cao đầu. Khi đi ngủ, bạn nên đặt thêm vài chiếc gối bên dưới để nâng đầu lên. Cách này giúp bạn dễ thở và ngăn tích tụ áp lực trong xoang, từ đó giảm đau đầu.[5]
  4. Xông hơi. Đổ nước vào nồi 950 ml. Đun sôi nước 1-2 phút cho đến khi nước bốc hơi dữ dội. Tắt bếp rồi đặt nồi lên bàn, trên đế chịu nhiệt. Trùm khăn bông sạch, lớn qua đầu rồi úp mặt trên nồi nước đang bốc hơi. Nhắm mắt và úp mặt sao cho cách mặt nước ít nhất 30 cm để tránh bị bỏng. Hít vào bằng lỗ mũi và thở ra bằng miệng trong 5 nhịp. Sau đó, giảm nhịp hít thở xuống 2 nhịp. Xông hơi 10 phút hoặc lâu hơn (khi nước vẫn đang bốc hơi). Thử hỉ mũi trong và sau khi xông hơi.[9]
    • Tránh để trẻ đến gần nồi nước đang sôi và khi bạn đang xông hơi. Nên xông hơi ở khu vực không có trẻ nhỏ.
    • Có thể xông hơi thường xuyên, tối đa hai tiếng một lần. Khi ở ngoài, ở nơi làm việc, bạn có thể xông hơi bằng cách hứng lấy hơi nước nóng bốc lên từ tách trà hoặc bát súp nóng.[10]
    • Có thể cho thêm thảo mộc hoặc tinh dầu (1-2 giọt) vào nước xông hơi. Bạc hà lục, bạc hà, cỏ xạ hương, xô thơm, lá Oregano, hoa oải hương, tinh dầu tràm trà và tinh dầu oải hương đen đều có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm hoặc khử trùng.[11][12][13][14]
  5. Tắm nước nóng. Hiệu quả khi tắm nước nóng bốc hơi trong thời gian dài cũng tương tự như phương pháp xông hơi. Nước nóng từ vòi hoa sen tạo không khí ẩm, ấm hữu ích trong việc giải phóng hốc mũi bị tắc nghẽn và giảm áp lực xoang. Bạn có thể thử hỉ mũi. Nhiệt độ và hơi nước sẽ giúp làm ẩm và tan dịch tiết trong xoang, giúp bạn dễ hỉ mũi ra hơn. [9]
    • Có thể tiếp nhận hiệu quả tương tự bằng cách chườm ấm lên mặt để giúp làm thông thoáng hốc mũi và giảm áp lực trong xoang. Cho khăn mặt ẩm vào lò vi sóng 2-3 phút để làm ấm. Cẩn thận khi chườm khăn để tránh bị bỏng.[15]
  6. Dùng máy tạo độ ẩm. Không khí ẩm, ẩm từ máy tạo độ ẩm giúp xoa dịu cơn nghẹt mũi và đau xoang bằng cách hỗ trợ lưu dẫn trong hốc mũi và giảm viêm. Luôn làm theo hướng dẫn sử dụng máy tạo độ ẩm.[8]
    • Thử đặt máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ khi ngủ đối với trường hợp bị tăng áp lực xoang.
    • Khi hốc mũi bị tắc nghẽn, bạn cần tập trung giữ ẩm cho hốc mũi và xoang. Nhiều người cho rằng không khí khô sẽ giúp giảm chảy nước mũi nhưng trên thực tế, không khí khô chỉ gây kích ứng thêm cho mô trong hốc mũi.
    • Máy tạo độ ẩm đặc biệt hữu ích vào mùa đông vì không khí trong nhà thường khô khi bạn bật lò sưởi.
    • Đặt một bát nước ấm trên sàn phòng ngủ cũng giúp tăng độ ẩm trong không khí. Bạn chỉ cần lưu ý đặt bát ở vị trí thuận tiện để tránh vô tình vấp phải.
  7. Mát-xa xoang. Nhẹ nhàng dùng ngón trỏ và ngón tay giữa ấn nhẹ và xoa theo chuyển động tròn ở vùng trán (xoang trán), sống mũi và sau mắt (xoang ổ mắt), dưới mắt (xoang hàm trên). Mát-xa xoang vài phút trước khi hỉ mũi.[16]
    • Bạn cũng có thể dùng một loại tinh dầu như tinh dầu hương thảo hoặc bạc hà khi mát-xa để giúp làm thông thoáng xoang. Không để tinh dầu dính vào mắt.
    • Nếu có thể nhờ người khác, bạn nên nằm xuống và nhờ họ mát-xa đầu. Mát-xa bằng cách đặt hai ngón tay cái trên lông mày, giữa trán rồi vuốt ngược về phía hai bên tóc mai, sau đó vuốt lên trên. Lặp lại động tác nhưng lần này sẽ đặt ngón tay ở thái dương rồi vuốt về phía tóc mai. Tạo độ ma sát cường độ mạnh dần cho đến khi toàn bộ phần trán được mát-xa.
  8. Uống nước thường xuyên. Cung cấp đủ nước cho cơ thể bằng cách uống nhiều nước (ít nhất 8 cốc nước đầy mỗi ngày). Hốc mũi sẽ bị nghẹt khi mô bị viêm và không thể lưu dẫn dịch lỏng. Uống nước sẽ hỗ trợ quá trình giảm nghẹt mũi. Chất lỏng hỗ trợ lưu dẫn bằng cách làm loãng dịch nhầy trong mũi và giảm viêm - nguyên nhân gây đau đầu xoang.[9]
    • Chất nhầy loãng ra sẽ dễ thoát ra ngoài hơn. Khi cảm thấy cơn đau đầu do xoang xuất hiện, bạn nên cố gắng uống nhiều nước. [10]
    • Nước lọc là tốt nhất. Nước ép hoa quả có vị ngon nhưng lại giàu fructose và lượng calo không cần thiết. Nếu không thích uống nước lọc, bạn có thể pha nước với chanh hoặc dâu tây đông lạnh.
    • Trà thảo mộc nóng vừa giúp giảm nghẹt mũi vừa cung cấp nước cho cơ thể.
  9. Tập thể dục. Tập thể dục là phương pháp chữa nghẹt mũi tự nhiên. Tăng nhịp tim đến mức toát mồ hôi sẽ giúp làm sạch nước mũi. Tập các bài tập Aerobic như chạy bộ hoặc đạp xe khoảng 15 phút và bạn sẽ thấy bớt nghẹt mũi. [17]
    • Bạn cũng có thể tập các bài tập cường độ vừa như đi bộ nhanh.
  10. Ăn thức ăn cay. Sốt Salsa cay, ớt, cánh gà chiên cay, củ cải ngựa và các món ăn cay khác có thể giúp tăng lưu dẫn nước mũi và nhờ đó giảm áp lực trong xoang. Hỉ mũi khi nước mũi ẩm và lỏng là tốt nhất Chính vì vậy thức ăn cay khiến nước mũi lỏng và ẩm là phương pháp hiệu quả. [18][19]
    • Đối với người yêu thích món Sushi, nên thử ăn mù tạt. Mù tạt cay sẽ tạm thời giúp giảm áp lực xoang và làm sạch xoang.

Lời khuyên[sửa]

  • Nếu chỉ bị đau đầu, có thể bạn không phải bị đau đầu do xoang. Đau đầu do xoang thường kèm những triệu chứng khác, bao gồm nghẹt mũi, ho, đau cổ họng, mệt mỏi và chảy nước mũi.
  • Tránh hút thuốc lá và uống rượu bia. Không hút thuốc lá và tránh hít phải khói thuốc. Hút thuốc lá góp phần dẫn đến đau đầu xoang vì sẽ làm tăng tình trạng viêm trong hốc mũi, cản trở quá trình lưu dẫn chất dịch trong mũi. Ngoài ra, bạn nên hạn chế tiêu thụ đồ uống chứa cồn. Đồ uống chứa cồn có thể gây sưng xoang và mô mũi, góp phần dẫn đến đau đầu do xoang.
  • Tránh không khí ô nhiễm. Tác nhân gây ô nhiễm và dị nguyên có thể kích thích đau đầu xoang qua việc gây viêm hốc mũi và cản trở lưu dẫn dịch trong mũi.
  • Hạn chế dùng thiết bị điện tử. Tia từ màn hình (dù thấp đến mức nào) cũng có thể làm tăng cơn đau đầu.

Cảnh báo[sửa]

  • Mặc dù hiếm khi đe dọa đến tính mạng nhưng đau đầu xoang do viêm xoang cần được điều trị đúng cách. Xoang ở gần não nên nhiễm trùng có thể di chuyển đến mô não hoặc mắt và gây tổn thương vĩnh viễn.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. https://umm.edu/health/medical/altmed/condition/sinus-headache
  2. http://acaai.org/allergies/types/sinus-infection
  3. 3,0 3,1 3,2 3,3 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/nonallergic-rhinitis/basics/treatment/con-20026910
  4. 4,0 4,1 4,2 http://www.medscape.com/viewarticle/839130
  5. 5,0 5,1 http://www.health.harvard.edu/staying-healthy/what-to-do-about-sinusitis
  6. http://www.emedicinehealth.com/sinus_infection/page6_em.htm#sinus_infection_home_remedies
  7. http://www.emedicinehealth.com/sinus_infection/page4_em.htm#when_to_seek_medical_care
  8. 8,0 8,1 8,2 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/nonallergic-rhinitis/basics/lifestyle-home-remedies/con-20026910
  9. 9,0 9,1 9,2 http://www.emedicinehealth.com/sinus_infection/page6_em.htm
  10. 10,0 10,1 http://www.sudafed.com/know/sinus-pain-headache-pressure
  11. Kamatou GP, Vermaak I, Viljoen AM, Lawrence BM., Menthol: a simple monoterpene with remarkable biological properties.Phytochemistry. 2013 Dec;96:15-25.
  12. Fournomiti M, Kimbaris A, Mantzourani I, Plessas S, Theodoridou I, Papaemmanouil V, Kapsiotis I, Panopoulou M, Stavropoulou E, Bezirtzoglou EE, Alexopoulos A. Antimicrobial activity of essential oils of cultivated oregano (Origanum vulgare), sage (Salvia officinalis), and thyme (Thymus vulgaris) against clinical isolates of Escherichia coli, Klebsiella oxytoca, and Klebsiella pneumoniae. Microb Ecol Health Dis. 2015 Apr 15;26:23289.
  13. Sienkiewicz, M.,Łysakowska, M., Ciećwierz, J.,Denys, P.,Kowalczyk, E.Antibacterial activity of thyme and lavender essential oils. Med Chem. (UAE); 7(6): 674-689, 2011.
  14. Rathi,P. Ahmad, M., Tomar,A. Study on Antimicrobial and antioxidant properties of WALNUT (Juglans nigra) OIL.Int.J.Curr.Res.Chem.Pharma.Sci.1(7):51-55. 2014.
  15. http://www.webmd.com/allergies/sinus-pain-pressure-11/sinus-congestion
  16. http://www.modernreflexology.com/curing-nasal-congestion-with-acupressure-points/
  17. http://www.simple-remedies.com/home-remedies/common-cold/nasal-decongestant-home-remedy.html
  18. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/16618018
  19. http://www.everydayhealth.com/sinus-health-guide/natural-remedies-for-sinus-pain.aspx
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này