Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Giảm đau do gút tại nhà
Từ VLOS
Gút bùng phát thường gây đau đớn dữ dội và có thể làm bạn tỉnh giấc vào ban đêm. Bệnh Gút xảy ra khi các tinh thể urat hình thành trong khớp. Gút thường xuất hiện ở ngón chân cái, tuy nhiên các khớp khác của bàn chân và bàn tay cũng có thể bị ảnh hưởng. Khớp bị Gút sẽ đau và viêm.[1] Cách hiệu quả nhất để điều trị bệnh Gút là sử dụng thuốc do bác sĩ khuyến nghị. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể áp dụng một số phương pháp điều trị tại nhà để xoa dịu cơn đau cũng như thay đổi lối sống để giảm nguy cơ bùng phát bệnh Gút.[2]
Mục lục
Các bước[sửa]
Giảm đau tại nhà[sửa]
-
Nâng
cao
chỗ
khớp
bị
sưng.
Cách
này
giúp
tăng
cường
lưu
thông
và
dẫn
lưu.[3]
- Nếu chân bị ảnh hưởng, bạn nên nằm trên giường và nâng chân cao hơn người bằng cách kê chân lên gối.
- Nếu quá đau, cơn đau có thể quá dữ dội đến nỗi không thể nâng cao chân lên.
-
Xoa
dịu
các
khớp
bằng
đá
viên.
Cách
này
giúp
giảm
viêm
và
đau.
- Chườm đá viên trong 20 phút rồi bỏ ra cho da phục hồi độ ẩm. Bước này sẽ ngăn đá viên làm tổn thương da.
- Nếu không có sẵn đá viên, bạn có thể sử dụng gói đậu Hà Lan hoặc gói bắp đông lạnh.
- Không nên đắp trực tiếp đá viên hoặc rau củ lạnh lên da mà nên quấn trong khăn mỏng.
-
Uống
thuốc
chống
viêm
không
steroid
không
kê
đơn
(OTC).
Các
thuốc
này
giúp
giảm
viêm
và
đau.
Uống
thuốc
ngay
khi
triệu
chứng
bệnh
Gút
bùng
phát
và
liên
tục
trong
2
ngày
sau
đó.
[3][2]
- Thuốc kháng viêm bạn có thể uống bao gồm Ibuprofen (Advil, Motrin IB) và Naproxen Sodium (Aleve).
- Người bị viêm loét dạ dày, xuất huyết, bệnh thận và bệnh huyết áp không nên uống các thuốc này.
- Không dùng Aspirin vì thuốc này làm tăng nồng độ axit uric.[4]
- Nếu bạn đang dùng thuốc khác, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh các tương tác thuốc có thể xảy ra.
Thay đổi lối sống để giảm bùng phát bệnh Gút[sửa]
-
Thay
đổi
chế
độ
ăn
để
giảm
hàm
lượng
purin.
Nếu
tiêu
thụ
purin,
cơ
thể
bạn
sẽ
sản
xuất
axit
uric,
từ
đó
hình
thành
nên
các
tinh
thể
urat
trong
khớp
xương.
Bằng
cách
giảm
hàm
lượng
purin
trong
chế
độ
ăn,
bạn
có
thể
giảm
nồng
độ
purin
mà
cơ
thể
phải
chuyển
hóa.[5][6][3]
- Ăn ít thịt đỏ, chẳng hạn như bít tết.
- Không ăn thịt rừng như thịt thỏ, gà lôi và thịt nai.
- Tránh thịt nội tạng như gan, thận, tim và lá lách.
- Ăn ít hải sản, đặc biệt là trứng cá muối và động vật có vỏ như trai, cua và tôm. Bạn cũng không nên ăn các loại cá nhiều chất béo như như cá mòi, cá cơm, cá thu, cá trích cơm, cá trắng nhỏ, cá trích và cá hồi.
- Chiết xuất nấm men và nước cốt thịt như Marmite, Bovril và nhiều nước thịt bán trên thị trường cũng chứa nhiều purin.
- Sản phẩm từ sữa ít béo có thể giảm nguy cơ bùng phát bệnh Gút.
-
Uống
ít
thức
uống
chứa
cồn.
Thức
uống
chứa
cồn
như
bia
và
rượu
mạnh
có
nồng
độ
purin
cao.[7]
- Thỉnh thoảng uống một ly rượu thì không sao, thậm chí rất có lợi cho sức khỏe.[8]
- Tuy nhiên, uống quá nhiều rượu có thể gây bùng phát bệnh Gút.
-
Tránh
các
thức
uống
ngọt
chứa
fructose.
Các
thức
uống
này
có
thể
khiến
bệnh
Gút
thêm
trầm
trọng.[9]
- Nước uống có hương vị từ chiết xuất hoa anh đào là một trường hợp ngoại lệ. Tuy nhiên, bạn không nên chọn loại có hương thơm nhân tạo hoặc chứa đường. Anh đào và chiết xuất anh đào có thể giúp giảm nồng độ axit uric. [10]
-
Uống
nhiều
nước
để
thúc
đẩy
chức
năng
thận.
Thận
là
bộ
phận
quan
trọng
trong
cơ
thể,
giúp
sản
xuất
nước
tiểu
và
loại
bỏ
axit
uric
qua
đường
nước
tiểu.[9]
- Nhu cầu uống nước của mỗi người là khác nhau, tùy thuộc vào kích thước của cơ thể, mức độ hoạt động và khí hậu nơi sinh sống. Tuy nhiên, bạn nên uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày.[3]
- Cảm thấy khát nước nghĩa là bạn đang bị mất nước, do đó, bạn nên nhanh chóng bù nước cho cơ thể. Ít đi tiểu và nước tiểu sẫm màu hoặc đục màu là dấu hiệu chứng tỏ bạn đang mất nước.
-
Tập
thể
dục
thường
xuyên.
Cách
này
giúp
cải
thiện
sức
khỏe
tổng
thể
và
giúp
bạn
cảm
thấy
tốt
hơn
rất
nhiều.
- Cố gắng dành ra 30 phút (5 ngày/tuần) để tập các bài tập có cường độ vừa phải như đi bộ, hoặc 15 phút tập các bài tập có cường độ cao hơn như chạy.[11]
- Bơi lội cũng là môn thể thao lý tưởng không tạo áp lực lên các khớp, do đó có thể giảm nguy cơ tổn thương.
-
Giảm
cân
nếu
bạn
đang
thừa
cân.
Tuy
nhiên,
bạn
nên
tuân
theo
chế
độ
ăn
khỏe
mạnh
và
trong
phạm
vi
cơ
thể
chịu
đựng
được.
- Chế độ ăn kiêng giúp giảm trọng lượng nhanh thường chứa nhiều protein và ít carbohydrate. Tuy nhiên, các chế độ ăn kiêng này cũng chứa nhiều purin và có thể gây bệnh Gút.
-
Uống
thực
phẩm
chức
năng
bổ
sung
vitamin
C.
Vitamin
C
giúp
đào
thải
axit
uric
từ
thận
sang
nước
tiểu,
từ
đó
giúp
chống
lại
bệnh
Gút.[3]
- Tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thực phẩm chức năng có phù hợp với cơ thể bạn hay không.
- Vitamin C chỉ làm giảm một lượng nhỏ axit uric, vì vậy có thể giúp ngăn chặn các cơn bùng phát Gút mới nhưng không thể điều trị căn bệnh này.
- Uống cà phê. Cả cà phê chứa caffein và cà phê tách caffeine đều có thể giúp giảm nồng độ axit uric. Tuy nhiên, các nghiên cứu vẫn chưa thể xác định cơ chế giảm nồng độ axit uric của cà phê.
Biết khi nào nên đi khám bác sĩ[sửa]
-
Đi
khám
bác
sĩ
khi
lần
đầu
tiên
bị
bệnh
Gút.
Gút
có
thể
gây
thương
tổn
cho
khớp,
do
đó
nên
được
điều
trị
càng
sớm
càng
tốt.
Điều
trị
Gút
sớm
giúp
giảm
giảm
đau
nhanh
chóng
hơn.[2]
- Triệu chứng bệnh Gút bao gồm đau dữ dội, viêm, và sưng đỏ ở khớp bị ảnh hưởng trong vài giờ và đau ít dữ dội hơn nhưng có thể kéo dài trong nhiều ngày hoặc vài tuần sau đó. Khớp bàn tay và bàn chân là những vị trí hay bị ảnh hưởng nhất.[1]
- Gút có thể được kiểm soát bằng cách thay đổi lối sống, tuy nhiên, muốn điều trị Gút, bạn thường cần phải uống thuốc.
- Đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu Gút bùng phát kèm theo dấu hiệu sốt và nóng khớp. Các triệu chứng này có thể là dấu hiệu nhiễm trùng và cần được xử lý nhanh chóng.[1]
-
Trao
đổi
về
các
thuốc
khác
nhau
có
sẵn
để
điều
trị
bệnh
Gút.
Bác
sĩ
sẽ
đưa
ra
một
kế
hoạch
điều
trị
phù
hợp
với
nhu
cầu
và
tiền
sử
bệnh
của
bạn.
Bác
sĩ
có
thể
kê
đơn:[3]
- Thuốc kháng viêm không steroid. Nếu thuốc OTC không hiệu quả và không giúp giảm đau, bác sĩ có thể kê đơn các thuốc mạnh hơn
- Colchicine. Đây là thuốc giảm phản ứng viêm của màng khớp với các tinh thể.
- Corticosteroid. Corticosteroid có thể được tiêm trực tiếp vào khớp giúp xoa dịu tức thời và đặc biệt hữu ích đối với người không thể dung nạp thuốc kháng viêm không kê steroid (NSAID). Tuy nhiên, không nên sử dụng corticosteroid lâu dài.
- Nếu bạn có tiền sử bị bệnh Gút, bác sĩ có thể kê thuốc giảm nồng độ uric bằng cách hoặc là giảm nồng độ axit uric do cơ thể sản sinh hoặc là tăng cường nồng độ axit do cơ thể đào thải.[2]
-
Xác
định
yếu
tố
nguy
cơ
gây
bùng
phát
bệnh
Gút.
Một
số
người
có
nguy
cơ
bị
bệnh
Gút
cao
hơn
những
người
khác.
Các
yếu
tố
tăng
nguy
cơ
bệnh
Gút
bao
gồm:[4]
- Chế độ ăn uống nhiều thịt, hải sản, thức uống ngọt và bia.
- Thừa cân.
- Huyết áp cao, tiểu đường, rối loạn trao đổi chất, bệnh tim hoặc bệnh thận.
- Một số thuốc chống tăng huyết áp, thuốc chống thải ghép sau phẫu thuật cấy ghép hoặc Aspirin.
- Tiền sử gia đình có người bị bệnh Gút.
- Đã trải qua phẫu thuật hoặc bị chấn thương.
- Nam giới có nguy cơ mắc bệnh Gút cao hơn phụ nữ. Tuy nhiên, phụ nữ thường có nguy cơ mắc bệnh Gút cao sau thời kỳ mãn kinh.
Cảnh báo[sửa]
- Không nên dùng Aspirin cho dù bản chất của thuốc là giúp giảm đau. Aspirin được chứng minh là làm tăng nồng độ axit uric trong máu, do đó có thể gây tăng cơn đau và viêm ở các khớp bị ảnh hưởng.
- Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ một chế độ ăn mới hoặc liệu pháp điều trị tại nhà nào.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 1,2 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gout/basics/symptoms/con-20019400
- ↑ 2,0 2,1 2,2 2,3 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gout/basics/treatment/con-20019400
- ↑ 3,0 3,1 3,2 3,3 3,4 3,5 http://www.nhs.uk/Conditions/Gout/Pages/Treatment.aspx
- ↑ 4,0 4,1 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gout/basics/risk-factors/con-20019400
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gout/basics/causes/con-20019400
- ↑ http://www.nhs.uk/conditions/Gout/Pages/Introduction.aspx
- ↑ http://www.nhs.uk/Conditions/Gout/Pages/Introduction.aspx
- ↑ http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000422.htm
- ↑ 9,0 9,1 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gout/basics/lifestyle-home-remedies/con-20019400
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gout/basics/alternative-medicine/con-20019400
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/fitness/expert-answers/exercise/faq-20057916