Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Giảm đau do trĩ
Từ VLOS
Bệnh trĩ là tình trạng sưng tĩnh mạch bên trong hoặc bên ngoài hậu môn. Trĩ là do áp lực tăng lên ở tĩnh mạch vùng chậu và trực tràng, thường là do táo bón, tiêu chảy và rặn khi đi vệ sinh. [1] Nhiều người sẽ bị trĩ tại một thời điểm trong đời, ví dụ như phụ nữ mang thai, người có vấn đề về dạ dày-ruột, người có người thân trong gia đình từng bị trĩ, và cũng có thể là do nhiều lý do khác. Bệnh trĩ khiến người bệnh rất khó chịu và xấu hổ. May mắn là có rất nhiều cách để phòng ngừa và điều trị hầu hết các trường hợp bệnh trĩ để giảm nguy cơ trĩ tái phát và giảm đau do trĩ.
Mục lục
Các bước[sửa]
Nhận biết dấu hiệu bệnh trĩ[sửa]
-
Quan
sát
phân.
Triệu
chứng
phổ
biến
nhất
là
xuất
huyết
khi
đại
tiện.
Bạn
có
thể
nhìn
thấy
máu
trên
giấy
vệ
sinh
hoặc
trên
bồn
vệ
sinh.[2]
- Xuất huyết có thể là triệu chứng của nhiều vấn đề khác nhau. Tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ nếu thấy có máu trong phân.
- Bệnh trĩ không nhất thiết có máu xuất hiện. Nhiều trường hợp trĩ cũng không xuất huyết nên đó có thể xem là dấu hiệu nhưng không chắc chắn bạn bị trĩ.
- Lưu ý dấu hiệu ngứa. Trĩ thường gây ngứa và đau. Ngứa và đau dai dẳng quanh hậu môn có thể là dấu hiệu của bệnh trĩ.[2]
-
Cảm
nhận
trĩ
ngoại.
Thực
tế,
bạn
có
thể
cảm
nhận
thấy
nếu
bị
trĩ
ngoại
(trĩ
bên
ngoài
hậu
môn)
khi
vệ
sinh.
Trĩ
giống
như
phần
da
sưng,
mềm
quanh
lỗ
hậu
môn.[2]
- Có thể xuất hiện triệu chứng đau ngoài hậu môn.
- Có thể xuất hiện cục u, bướu và phần thịt lạ chưa từng có trước đây. Bạn sẽ cảm thấy chúng giống như nho khô dính vào người.
- Nói chung, trĩ nội là trĩ bên trong hậu môn nên bạn sẽ không cảm nhận được dưới điều kiện thông thường. Tuy nhiên, trĩ nội có thể lồi ra qua lỗ hậu môn.[2]
-
Đi
khám
bác
sĩ.
Nếu
có
triệu
chứng
dai
dẳng
của
bệnh
trĩ,
bạn
nên
đi
khám
bác
sĩ
để
được
xác
nhận
và
loại
trừ
các
nguyên
nhân
khác.
Bác
sĩ
có
thể
chẩn
đoán
trĩ
nội
hoặc
trĩ
ngoại
bằng
cách
tiến
hành
xét
nghiệm
trực
tràng.
Nếu
triệu
chứng
dai
dẳng
và
không
thuyên
giảm
khi
áp
dụng
các
phương
pháp
bên
dưới,
tốt
nhất
bạn
nên
đi
khám
để
được
điều
trị.
Đó
có
thể
là
dấu
hiệu
của
vấn
đề
nghiêm
trọng
hơn.[2]
- Nếu xuất huyết trực tràng không phải do trĩ, bác sĩ sẽ đề nghị tiến hành một xét nghiệm rộng hơn gọi là soi đại tràng sigma hay nội soi đại tràng. Các xét nghiệm này giúp kiểm tra ung thư ruột già.[3]
Điều trị triệu chứng bệnh trĩ[sửa]
-
Thử
dùng
thảo
mộc
làm
mềm
phân.
Trĩ
nội
thường
cần
được
điều
trị
y
tế
chuyên
nghiệp.
Tuy
nhiên,
có
nhiều
cách
để
bạn
xoa
dịu
cảm
giác
khó
chịu
do
trĩ
trong
khi
chờ
bệnh
khỏi.
Một
trong
số
đó
là
sử
dụng
thảo
mộc
giúp
làm
mềm
phân
để
phân
dễ
thải
ra
ngoài
hơn.
- Sử dụng thảo mộc làm mềm phân như phan tả diệp dạng viên nén hoặc trà (thêm mật ong và chanh nếu thích). Ngoài ra, bạn có thể dùng chất xơ vỏ hạt mã đề có trong thuốc Metamucil.TM[4]
-
Áp
dụng
phương
pháp
"đẩy
bằng
hơi
thở".
Khi
đi
vệ
sinh,
bạn
không
nên
rặn
mà
hãy
để
trọng
lực
hút
phân
ra
ngoài
bằng
phương
pháp
"đẩy
bằng
hơi
thở".
- Ngồi thẳng trên bồn vệ sinh trước khi bắt đầu đại tiện. Hít một hơi thật sâu và để bụng phình ra. Bước này giúp cơ hoành hạ xuống và phổi chứa được nhiều không khí hết mức có thể.
- Nín thở. Sau đó, khi đã sẵn sàng, hãy tưởng tượng khi bạn thở ra, hơi thở sẽ đẩy phân ra ngoài. Sẽ cần một thời gian để bạn quen dần nhưng phương pháp này rất hiệu quả.
- Tiếp tục áp dụng phương pháp "đẩy bằng hơi thở" khi bệnh trĩ vẫn còn hoặc khi cần để giảm đau. Phương pháp này giúp giảm căng hậu môn và giúp bạn thư giãn. Nếu áp dụng thường xuyên, phương pháp này còn giúp ngăn các vấn đề do trĩ tái phát.
-
Điều
trị
cho
vùng
hậu
môn.
Sau
khi
đi
vệ
sinh,
bạn
nên
tắm
bồn
Sitz
(tắm
ngồi),
chườm
ấm,
thoa
gel
lô
hội
hoặc
dùng
thuốc
Preparation
HTM
để
xoa
dịu
và
chữa
lành
trĩ.
- Trong phương pháp tắm bồn Sitz, bạn cho 1 cốc muối Epsom vào bồn đầy nước. Nếu mực nước chỉ cao vài cm thì cho khoảng 2-3 thìa (30-45 ml) muối là đủ. Đảm bảo nước ấm (không nóng) rồi ngồi vào bồn khoảng 10-15 phút. Sau khi ngâm, dùng vải mềm thấm khô hoặc bật máy sấy tóc ở chế độ thấp để sấy khô hậu môn. Lặp lại phương pháp 2-3 lần mỗi ngày.[5]
- Ở hiệu thuốc có thể có bán chậu nước vừa với bồn vệ sinh giúp bạn áp dụng phương pháp tắm ngồi dễ hơn.
- Trong phương pháp chườm ấm, đầu tiên, ngâm khăn cotton sạch trong nước ấm (không quá nóng). Chườm lên hậu môn khoảng 10-15 phút, 3 lần mỗi ngày. Một số trường hợp sẽ thấy hữu ích khi chườm đá vài phút trước khi chườm ấm.[5]
- Sau khi ngâm hậu môn và lau khô, dùng một lượng nhỏ gel lô hội hoặc thuốc Preparation HTM để giảm đau và/hoặc khó chịu do trĩ. Thuốc mỡ Preparation HTM chứa sáp mỡ, dầu khoáng, dầu gan cá mập và phenylephrine. Phenylephrine hoạt động như một chất chữa tắc nghẽn và thu nhỏ trĩ. Gel lô hội chứa các thành phần giúp ức chế nhiễm trùng và chữa lành các vết thương nhỏ.[1]
-
Thử
dùng
nước
cây
phỉ.
Nước
cây
phỉ
là
dung
dịch
trong
suốt
được
chiết
xuất
từ
cây
phỉ
có
bán
ở
hầu
hết
các
hiệu
thuốc.
Nhúng
miếng
bông
vào
nước
cây
phỉ
rồi
lau
hậu
môn
sau
khi
đại
tiện.
Nước
cây
phỉ
có
đặc
tính
làm
se,
giúp
làm
sạch
hậu
môn,
giảm
ngứa
và
giảm
sưng.[6]
- Nước cây phỉ tương đối đắt tiền.
- Nước cây phỉ có thể dùng làm toner rửa mặt.
- Bạn có thể tìm mua khăn lau chuyên dụng cho người bệnh trĩ (đóng gói sẵn và chứa nước cây phỉ), sản phẩm rất thuận tiện để mang theo bên người.
-
Thử
dùng
thuốc.
Nếu
các
phương
pháp
trên
không
hiệu
quả,
bạn
có
thể
dùng
thử
thuốc
không
kê
đơn.
Có
nhiều
loại
thuốc
không
kê
đơn
có
thể
giúp
ích.
- Bạn có thể thử đặt thuốc đạn glycerin vào trực tràng. Thuốc giúp bôi trơn hậu môn và giảm cảm giác khó chịu. Dùng trước khi đi vệ sinh vì thuốc có thể kích thích nhu cầu muốn đẩy phân ra ngoài. Chỉ dùng thuốc đạn khoảng 7-10 ngày. Dùng lâu hơn có thể gây tổn thương hậu môn và dẫn đến vấn đề khác.[7]
- Ngoài ra, bạn có thể bôi trơn hậu môn bằng sáp mỡ hoặc thuốc mỡ chứa kẽm oxit (ví dụ như Desitin).
- Bên cạnh đó, bạn có thể thử dùng thuốc mỡ chứa 1% hydrocortisone. Hydrocortisone là một loại steroid giúp giảm viêm và giảm ngứa. Lưu ý chỉ nên dùng thuốc 7-0 ngày vì dùng trong thời gian dài có thể gây tổn thương da vùng hậu môn và dẫn đến các vấn đề khác nghiêm trọng hơn.[7]
- Nhờ dược sĩ tìm thuốc không kê đơn giúp gây tê tại chỗ. Dược sĩ có thể khuyến nghị bạn dùng kem hoặc thuốc mỡ như Aveno Anti-itch, Nupercainal, Solarcaine hoặc Lidoderm. Các sản phẩm này có thể giúp gây tê để giảm đau. Tuy nhiên, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước vì thuốc có thể tương tác với các thuốc chữa bệnh khác.[7]
- Bạn cũng có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn. Các thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) như Aspirin, Acetaminophen (Tylenol), Ibuprofen (Motrin) và Naproxen (Aleve) có thể giúp giảm đau tạm thời.[7]
-
Cân
nhắc
phương
pháp
phẫu
thuật.
Nếu
các
phương
pháp
trên
không
hữu
hiệu
hoặc
đang
bị
trĩ
nội,
có
thể
bạn
sẽ
cần
được
phẫu
thuật.
Trao
đổi
với
bác
sĩ
về
lựa
chọn
này.
- Điều trị y tế có thể bao gồm việc tiêm để giảm kích thước trĩ. Ngoài ra, còn có thủ thuật buộc trĩ để cắt giảm nguồn cung cấp máu, hoặc phương pháp đốt để cắt bỏ trĩ. Trong một số trường hợp, bạn có thể cần phẫu thuật để loại bỏ trĩ lớn. [8]
- Một số phương pháp phẫu thuật trĩ không cần thiết phải cắt bỏ. Đôi khi, trĩ có thể được xử lý bằng thủ thuật đơn giản.
- Ngồi trên "Nệm Donut". Bệnh trĩ có thể khiến bạn đau đớn khi ngồi xuống nhưng việc đứng thẳng cũng không phải là lựa chọn tốt. Hiện nay, có nhiều loại nệm giúp giảm áp lực ở vùng hậu môn, giúp bạn thoải mái hơn khi ngồi và ít gây kích ứng các mô nhạy cảm. Nên hỏi ý kiến dược sĩ để được giúp đỡ. Nệm Donut còn được dùng cho người bị chấn thương xương cụt nên nếu xấu hổ, bạn có thể nói rằng mình dùng nệm do bị chấn thương.
- Chườm đá viên. Chườm đá viên có thể giúp giảm khó chịu ở hậu môn và giảm sưng. Đây cũng là một phương pháp đơn giản, không xâm lấn để xử lý trĩ.
Ngăn ngừa bệnh trĩ[sửa]
-
Ăn
nhiều
chất
xơ.
Ăn
thực
phẩm
giàu
chất
xơ
là
cách
đơn
giản
để
giảm
nguy
cơ
mắc
bệnh
trĩ.[9]
Nói
chung,
những
thực
phẩm
dưới
đây
là
nguồn
chất
xơ
tuyệt
vời:
[10]
- Quả mọng và các loại hoa quả khác, đặc biệt là quả có vỏ ăn được như táo và nho.
- Rau lá xanh đậm như cải rổ, mù tạt, rau dền và cải cầu vồng.
- Các loại rau củ khác như bông cải xanh, rau bina (rau chân vịt), cà rốt, bông cải trắng, mầm cải Brussel, atisô và đậu xanh.
- Các loại đậu như đậu thận, đậu Navy, đậu Garbanzo, đậu Pinto, đậu Lima, đậu trắng, đậu lăng và đậu mắt đen.
- Ngũ cốc nguyên hạt, chưa tinh chế. Quy tắc giúp bạn nhận biết là ngũ cốc đã tinh chế thường có màu trắng hoặc nhạt. Ngũ cốc như Granola thường chứa hàm lượng chất xơ cao. Nếu mua ngũ cốc đóng hộp, bạn nên đọc kỹ nhãn sản phẩm để chọn đúng loại giàu chất xơ.
- Các loại hạt như hạt bí đỏ, hạt mè, hạt hướng dương, hạt lanh, hạt hạnh nhân, óc chó và hồ đào.
-
Tránh
thực
phẩm
gây
bệnh
trĩ.
Thực
phẩm
giàu
chất
xơ
giúp
ngăn
ngừa
trĩ,
còn
một
số
thực
phẩm
khác
lại
có
thể
kích
thích
gây
trĩ.
- Tránh ăn “thức ăn không có giá trị dinh dưỡng” như khoai tây chiên và các món ăn vặt không tốt cho sức khỏe. Nói chung, những thực phẩm này không xấu nhưng nguy cơ mắc bệnh trĩ sẽ tăng khi bạn ăn thực phẩm đã qua xử lý hoặc thực phẩm mặn.
- Tránh thức ăn cay. Nhiều loại gia vị có thể gây cảm giác “bỏng rát” khi được thải ra ngoài.
-
Uống
nhiều
nước.
Tăng
cường
uống
nước
sẽ
giúp
làm
mềm
phân,
tránh
tình
trạng
phải
rặn
để
đẩy
phân
ra
ngoài.[9]
- Các chuyên gia không đưa ra một quy tắc nhất định nào về lượng nước nên uống mỗi ngày. Tuy nhiên, chuyên gia khuyến nghị nên uống khoảng 8 cốc nước, mỗi cốc 240 ml. Bạn có thể dùng mức khuyến nghị này làm tiêu chuẩn và từ đó xác định lượng nước phù hợp nhất.[9]
- Tập thể dục. Tăng cường tập thể dục cũng giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Không nhất thiết phải tập các bài tập cường độ cao. Bạn đơn giản chỉ cần tăng cường đi bộ.
- Giảm thời gian ngồi cũng giúp ích trong việc điều trị bệnh trĩ. Nếu có thể, bạn nên đứng dậy mỗi 30 phút một lần và đi lại xung quanh.[9]
Lời khuyên[sửa]
- Nhiều phụ nữ mang thai cũng bị trĩ. Bên cạnh các phương pháp ngừa trĩ ở trên, phụ nữ mang thai nên nằm nghiêng khi ngủ để giảm áp lực lên khung chậu, Ngoài ra, nên tăng cường chất xơ trong chế độ ăn và trao đổi với bác sĩ về loại thảo mộc làm mềm phân an toàn.[5]
- Tránh mang vác vật nặng khi bị trĩ. Nếu bắt buộc phải nhấc vật nặng, bạn hãy nhấc bằng chân, đồng thời thở ra.[5]
- Tránh rặn khi đại tiện. Nên để cho bản thân có đủ thời gian và để cho ruột (cùng trọng lực) thực hiện nhiệm vụ.[1]
- Không ngồi trên bồn vệ sinh quá lâu. Bạn nên tránh các hoạt động ngồi không cần thiết. Nếu chưa thể đại tiện ngay, bạn nên đứng dậy và kiên nhẫn chờ một lúc.
- Người thừa cân thường có nguy cơ mắc trĩ cao. May mắn là nếu kết hợp với chế độ ăn cùng thay đổi lối sống như hướng dẫn ở trên, bạn sẽ vừa giảm được cân, vừa giảm được nguy cơ bị trĩ.
Cảnh báo[sửa]
- Trao đổi với bác sĩ trước khi muốn dùng thuốc NSAID, thuốc steroid thoa trên da hoặc thuốc gây tê thoa tại chỗ. Các thuốc này có thể tương tác với thuốc chữa bệnh và không nên dùng quá 7-10 ngày, trừ khi được bác sĩ khuyến nghị.
- Nên đi khám bác sĩ nếu bệnh trĩ kéo dài. Bệnh trĩ không được điều trị trong thời gian dài có thể gây mất máu đủ để dẫn đến bệnh thiếu máu.
- Lưu ý rằng trong một số trường hợp, các thực phẩm được khuyến nghị ở trên có thể gây đầy hơi đường ruột. Nếu vậy, bạn nên tìm mua men tiêu hóa ở các cửa hàng thực phẩm chăm sóc sức khỏe. Men tiêu hóa là enzym cùng loại với enzym mà cơ thể dùng để phân giải thức ăn thành phần nhỏ hơn. Men tiêu hóa có thể giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất và giảm đầy hơi.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 1,2 http://www.drweil.com/drw/u/ART03032/Hemorrhoids.html
- ↑ 2,0 2,1 2,2 2,3 2,4 http://www.webmd.com/a-to-z-guides/understanding-hemorrhoids-basics
- ↑ http://www.webmd.com/digestive-disorders/bleeding-digestive-tract
- ↑ http://www.henriettes-herb.com/faqs/medi-3-13-constipation.html
- ↑ 5,0 5,1 5,2 5,3 http://www.webmd.com/digestive-disorders/tc/hemorrhoids-home-treatment
- ↑ http://www.webmd.com/a-to-z-guides/understanding-hemorrhoids-treatment-medref?page=2
- ↑ 7,0 7,1 7,2 7,3 http://www.webmd.com/digestive-disorders/tc/hemorrhoids-medications
- ↑ http://www.webmd.com/a-to-z-guides/understanding-hemorrhoids-treatment-medref
- ↑ 9,0 9,1 9,2 9,3 http://www.webmd.com/digestive-disorders/tc/hemorrhoids-prevention
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-living/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/high-fiber-foods/art-20050948