Điều trị bệnh trĩ một cách tự nhiên

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Trĩ là bệnh giãn tĩnh mạch ở bên ngoài hoặc bên trong khu vực hậu môn. Nguyên nhân gây bệnh trĩ là áp lực gia tăng lên tĩnh mạch vùng chậu và trực tràng, táo bón, tiêu chảy và rặn khi đi cầu. Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh trĩ là là chảy máu lúc đi cầu (bạn có thể thấy máu trong giấy vệ sinh hoặc bồn cầu). Bệnh trĩ cũng có thể gây ngứa và đau đớn. Rặn khi đi cầu đôi khi cũng gây trĩ. Béo phì, nâng vật nặng và mang thai cũng là những nguyên nhân phổ biến của bệnh trĩ. Phụ nữ mang thai thường bị bệnh trĩ do sức căng khi mang em bé và gia tăng áp lực tại tĩnh mạch bụng dưới.[1]

Các bước[sửa]

Điều trị bệnh trĩ một cách tự nhiên[sửa]

  1. Xác định xem bạn có bị bệnh trĩ hay không. Bạn sẽ biết mình bị trĩ ngoại khi tự rửa hậu môn. Khi bị trĩ ngoại, bên ngoài hậu môn sẽ bị sưng lên thành búi mềm. Trĩ nội thường không cảm thấy được nhưng có thể lồi ra ngoài lỗ hậu môn.
  2. Tắm nước ấm. Nếu không muốn tắm bồn thông thường, bạn có thể đổ một ít nước vào bồn tắm Sitz (bồn tắm dạng chậu)[2] và ngồi lên trên. Cho khoảng 1 cốc muối Epsom vào bồn tắm thường hoặc 2-3 thìa vào bồn tắm Sitz. Nước trong bồn tắm phải ấm nhưng không được quá nóng. Tắm 2-3 lần mỗi ngày. Nghe có vẻ đơn giản nhưng cách này rất hiệu quả trong việc điều trị bệnh trĩ.
  3. Chườm ấm. Nhúng khăn bông sạch vào nước ấm (không nóng), sau đó đắp trực tiếp lên hậu môn bị trĩ trong khoảng 10-15 phút. Lặp lại phương pháp này 4-5 lần mỗi ngày. Cách này giúp xoa dịu áp lực và tạo cảm giác thoải mái.
  4. Sử dụng chất làm se. Bạn có thể lau hậu môn bị trĩ bằng một miếng bông tẩm nước cây phỉ sau khi đi cầu. Nước cây phỉ có đặc tính làm se, do đó giúp giảm sưng. Lặp lại phương pháp này khi cần thiết, ít nhất 4-5 lần mỗi ngày.[3]
  5. Lau sạch vùng hậu môn. Nên lau sạch hậu môn sau khi đi cầu để tránh kích ứng. Sẽ tốt hơn nếu sử dụng khăn ướt (khăn cho em bé hoặc giấy vệ sinh ướt) thay cho giấy vệ sinh khô.[2]
  6. Đắp túi đá lạnh lên hậu môn bị trĩ.[2] Túi đá lạnh có thể giảm sưng do trĩ nhưng bạn không nên đắp quá lâu. Không nên đắp túi đá lạnh quá 5-10 phút mỗi lần.
  7. Ngồi trên gối. Ngồi trên gối xốp hoặc gối Donut giúp giảm áp lực do trĩ. Cách này không giúp "chữa khỏi" bệnh trĩ nhưng có thể giảm khó chịu và những bất tiện do trĩ gây ra.

Thay đổi lối sống[sửa]

  1. Tránh rặn quá mức khi đi cầu. Bạn có thể dựa vào trọng lực để đi cầu, tuy nhiên nên để ruột hoạt động một cách tự nhiên. Nếu đi cầu không ra, bạn không nên cố sức rặn mà hãy thử đi lại sau 1 tiếng hoặc hơn.
  2. Uống nhiều nước. Uống ít nhất 8-10 cốc nước mỗi ngày. Phân chứa một lượng nước đáng kể, do đó càng chứa nhiều nước, phân sẽ càng mềm hơn và dễ ra hơn.
  3. Tiêu thụ nhiều chất xơ trong chế độ ăn. Chất xơ giúp giữ nước trong phân và tạo điều kiện cho phân đi qua trực tràng và hậu môn dễ dàng. Nhờ đó, chất xơ giúp giảm đau đáng kể trong trường hợp bị trĩ. Thực phẩm cung cấp chất xơ bao gồm:
    • Hạt. Tiêu thụ một nắm hạt Chia mỗi ngày đảm bảo cung cấp đủ chất xơ cho cơ thể.
    • Ngũ cốc nguyên hạt như gạo lức, lúa mạch, ngô, hắc mạch, lúa mì Bulgur, kiều mạch và bột yến mạch.
    • Hoa quả, đặc biệt là hoa quả còn vỏ.
    • Rau củ (đặc biệt là rau lá xanh như cải cầu vồng, cải rổ, cải bó xôi (rau bina), xà lách và rau dền).
    • Đậu. Tuy nhiên đậu có thể gây đầy hơi đối với một số người.
  4. Tránh dùng thuốc nhuận tràng. Thuốc nhuận tràng có thể gây nghiện và suy yếu đường ruột, từ đó có thể dẫn đến táo bón mãn tính. Nếu nghĩ mình cần thuốc nhuận tràng, hãy sử dụng thảo mộc nhuận tràng để thay thế.[4]
  5. Người bị benh tri kieng an gi:
    • Người bị bệnh trĩ không nên những thực phẩm nhiều dẫu mỡ, những thực phẩm cay nóng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
    • Hạn chế hoặc nói không với những chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cafe
    • Phan tả diệp và hạt mã đề là hai thảo mộc nhuận tràng bạn có thể sử dụng. Phan tả diệp là chất làm mềm phân tự nhiên và nhẹ nhàng. Bạn có thể bổ sung phan tả diệp dạng viên nén (theo hướng dẫn trên bao bì) hoặc trà đêm. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng chất xơ hạt mã đề trong thuốc Metamucil. Hạt mã đề[5] được xem là một chất độn tự nhiên.
  6. Thường xuyên tập thể dục. Bạn nên tập các bài tập thể dục Aerobic, tăng sức bền, bài tập cơ tim hoặc đơn giản chỉ cần đi bộ. Tập thể dục giúp tim khỏe mạnh và tăng cường chức năng hệ tuần hoàn. Trong lúc tập thể dục, tuần hoàn sẽ được thúc đẩy và loại bỏ trĩ (vì thải ra máu liên quan đến trĩ là do lối sống ít vận động và hệ tuần hoàn suy yếu).
  7. Chú ý mỗi khi mắc đi cầu. Không nên cố nhịn mỗi khi mắc đi cầu. Hãy đi cầu càng nhanh càng tốt nhưng không được ngồi quá lâu trên bồn cầu. Ngồi lâu sẽ tăng nguy cơ bị trĩ.[6]
  8. Sắp xếp thời gian đi cầu đều đặn. Hãy sắp xếp thời gian để có thể đi cầu không gián đoạn tại cùng một thời điểm mỗi ngày. Nếu bị chảy máu, cách này giúp đi cầu dễ dàng hơn. Mặt khác, đi cầu đều đặn là dấu hiệu của một sức khỏe tốt.[4]

Áp dụng phương pháp điều trị y tế[sửa]

  1. Thử dùng gel mọc răng em bé. Nghe có vẻ hơi lạ nhưng nếu quá đau và khó chịu do trĩ, bạn có thể thoa gel mọc răng em bé lên hậu môn bị trĩ. Gel chứa chất khử trùng cục bộ giúp giảm đau và khó chịu.[7]
  2. Thử thoa gel hoặc lotion giảm đau và ngứa tại chỗ.[2] Nhẹ nhàng rửa sạch hậu môn bằng nước ấm và lau khô. Thoa một lượng nhỏ gel lô hội hoặc thuốc mỡ như Preparation H để giúp giảm đau và/hoặc khó chịu do trĩ. Thoa thường xuyên khi cần thiết.
    • Các thuốc mỡ điều trị trĩ như Preparation H thường chứa sáp dưỡng ẩm, dầu khoáng, dầu gan cá mập và phenylephrine - một chất thông mũi và se nhỏ trĩ.
    • Gel lô hội chứa các thành phần được chứng minh là có khả năng ức chế nhiễm trùng và chữa lành các vết thương nhỏ.
    • Tránh dùng kem Steroid vì có thể gây tổn thương cho các mô nhạy cảm ở khu vực bị trĩ.
  3. Uống thuốc giảm đau. Nếu liên tục cảm thấy khó chịu, bạn có thể cân nhắc uống thuốc giảm đau không kê đơn như Acetaminophen, Aspirin hoặc Ibuprofen.[2] Các thuốc này có thể giảm sưng và giúp bạn thoải mái hơn. Tuy nhiên, để an toàn bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các thuốc không thường dùng.
  4. Đi khám bác sĩ nếu bị trĩ dai dẳng. Hầu hết các trường hợp trĩ có thể khỏi sau khi áp dụng các phương pháp tự nhiên trong vòng 3-7 ngày. Nếu trĩ không cải thiện hoặc thậm chí tệ hơn, bạn nên đi khám bác sĩ. Dù thường xuyên bị trĩ nội hay thỉnh thoảng bị trĩ ngoại, bạn vẫn cần được điều trị y tế. Nếu các phương pháp tự nhiên không có tác dụng, bạn có thể phải cần đến những phương pháp y tế sau: [8]
    • Thắt trĩ là phương pháp buộc dây cao su quanh vùng trĩ để ngăn chảy máu.
    • Tiêm dung dịch hóa chất giúp se trĩ.
    • Đốt trĩ là phương pháp đốt búi trĩ.
    • Ghim trĩ là phương pháp dùng ghim phẫu thuật để ngăn chảy máu do trĩ.
    • Phẫu thuật cắt bỏ trĩ.

Cảnh báo[sửa]

  • Nếu chảy máu trực tràng không phải do bệnh trĩ gây ra, bác sĩ có thể khuyên bạn soi đại tràng Sigma hoặc nội soi đại tràng vì đây là một trong những dấu hiệu của ung thư đại tràng.[9]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]