Thoát khỏi bệnh trĩ

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bệnh trĩ, còn gọi là "lòi dom", có thể xảy ra trong quá trình mang thai, do chế độ ăn uống không đầy đủ, "rặn" quá mức khi đi vệ sinh, hoặc do táo bón lặp đi lặp lại. [1] Bệnh trĩ được hình thành do giãn nở tĩnh mạch trong trực tràng hoặc hậu môn vì cơ thể tạo áp lực lên bộ phận này. Trĩ thường gây sưng, chảy máu, và gây ngứa, các hiện tượng này có thể gây khó chịu và làm bạn khó xoay sở. Bệnh trĩ nhìn chung không phải là tình trạng bệnh lý nghiêm trọng, nhưng đối với những người mắc bệnh loãng máu hoặc xơ gan thì trĩ có thể dẫn đến chảy máu nhiều và kéo dài. [2] May mắn thay, có rất nhiều phương pháp điều trị để giúp bạn thoát khỏi bệnh trĩ và ngăn ngừa trĩ quay trở lại.

Các bước[sửa]

Điều trị Bệnh trĩ Tại nhà[sửa]

  1. Tắm ngồi. Tắm ngồi là phương pháp mà bạn ngâm hông và mông trong nước ấm. Nhiệt độ nóng ẩm của tắm ngồi sẽ giúp bệnh trĩ thuyên giảm và làm dịu một số cơn đau/ ngứa.[3]
    • Bạn có thể ngồi trong bồn tắm nước cạn, hoặc dùng một thiết bị đặc biệt được thiết kế vừa vặn để đặt trên bồn vệ sinh.[4]
    • Ngâm vùng hậu môn trong nước ấm khoảng 10 đến 15 phút và từ 2 đến 3 lần mỗi ngày để xoa dịu nhanh chóng và hiệu quả các cơn khó chịu. [4]
  2. Sử dụng khăn giấy ướt. Nếu bạn đang bị trĩ, giấy vệ sinh khô có thể làm xước và làm rách các tĩnh mạch đang sưng tấy và viêm. Thay vì giấy vệ sinh, hãy sử dụng khăn giấy ướt không mùi dành cho em bé hoặc các loại có thể xối trôi trong bồn vệ sinh.[5]
    • Hãy sử dụng khăn giấy ướt không mùi và không chứa cồn vì các loại này có thể gây kích ứng trĩ.[5]
  3. Sử dụng thuốc bôi ngoài da. Nhiều loại thuốc không cần kê toa được bào chế để điều trị bệnh trĩ, bao gồm các loại kem bôi, thuốc mỡ, khăn lau có tẩm thuốc, và thuốc đạn.[5]
    • Hầu hết các loại thuốc bôi có chứa chiết xuất cây phỉ hoặc hydrocortisone có thể giúp giảm đau và ngứa do trĩ. [5]
    • Các loại thuốc bôi khác thường có chứa steroids, thuốc mê, chất làm se da, và chất khử trùng. [6]
    • Không sử dụng các loại thuốc bôi lâu hơn một tuần trừ khi có chỉ định của bác sĩ. [5]
  4. Dùng thuốc giảm đau không cần kê toa. Nhiều người bị bệnh trĩ thường cảm thấy đau, đặc biệt là trong quá trình đi tiêu. Nếu bạn bị đau vì trĩ, hãy thử dùng các loại thuốc giảm đau, ví dụ acetaminophen hoặc ibuprofen, kết hợp với các phương pháp điều trị tại chỗ. [5]
    • Không dùng aspirin cho trẻ em hoặc trẻ vị thành niên. Aspirin có thể gây nên căn bệnh hiếm gặp nhưng nghiêm trọng ở trẻ em được biết dưới tên Reye (hoặc hội chứng Reye). Hội chứng Reye gây sưng tấy trong gan và não, và có thể dẫn đến tử vong. [7]
  5. Chườm lạnh. Bởi vì trĩ là do các tĩnh mạnh bị sưng viêm, một túi nước đá hoặc một miếng gạc lạnh có thể giúp giảm viêm bằng cách làm chậm lượng máu lưu thông đến các búi trĩ. [5] Đặt túi nước đá hoặc miếng gạc lạnh vào một túi nhựa kín và chườm vào hậu môn để làm dịu cơn đau nhanh chóng. [5]
    • Không dùng túi đá hoặc gạc lạnh quá 20 phút một lần. Ngừng chườm túi đá trong khoảng 10 phút trước khi tiếp tục nếu cần.[8]
  6. Giữ gìn vệ sinh thật tốt. Một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm để chăm sóc cho bệnh trĩ là giữ cho vùng hậu môn luôn sạch sẽ. Tắm mỗi ngày, và làm sạch da phía trong và xung quanh hậu môn với các tia nước ấm. Bạn có thể sử dụng xà phòng nếu muốn, nhưng xà phòng có thể làm trĩ bị kích ứng. [5]

Ngăn chặn Bệnh trĩ Tái phát[sửa]

  1. Tránh "rặn" khi đi vệ sinh. Một trong những nguyên nhân phổ biến gây trĩ là do "rặn" quá mức. "Rặn" có thể do táo bón gây nên, hoặc tiêu chảy mãn tính kèm theo rối loạn tiêu hoá như hội chứng ruột kích thích hoặc bệnh Crohn (bệnh viêm ruột mãn tính).[9] Và cũng có thể do ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh vì bị mất tập trung như đọc sách hoặc chơi game trên điện thoại. [10]
    • Tránh ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh. [11]
    • Hãy thử nâng bàn chân lên một chút khi đi vệ sinh sẽ giúp bạn đi tiêu dễ dàng hơn. [4]
  2. Tránh nhịn đi vệ sinh. Nếu bạn dễ bị trĩ, điều quan trọng là bạn phải đi tiêu ngay khi bạn cần. Nhịn đi tiêu hoặc chờ "cơ hội thuận tiện" để đi có thể gây táo bón và gây đau khi đi vệ sinh, và như vậy sẽ làm bệnh trĩ nặng thêm. [4]
  3. Thay đổi chế độ ăn uống. Nếu bạn thường xuyên bị trĩ, thay đổi chế độ ăn uống có thể giúp bạn ngăn ngừa trĩ tái phái trong tương lai. Ăn các loại thực phẩm phù hợp, và tránh các loại thực phẩm/ đồ uống có hại có thể giúp điều hoà nhu động ruột và làm giảm nguy cơ táo bón.
    • Thêm chất xơ vào chế độ dinh dưỡng. Nguồn cung cấp chất xơ tốt nhất là từ hoa quả , rau củ, mì ống và bánh mì lúa mạch, gạo nguyên cám, các loại hạt, đậu và yến mạch. [12]
    • Hãy thử dùng thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ. Các nguồn thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ bao gồm vỏ trấu cây mã đề, lúa mì dextrin, và methylcellulose (hợp chất hấp thụ nước). Sử dụng các thực phẩm bổ sung hằng ngày sẽ đảm bảo cơ thể nhận đủ 20 đến 30 gram chất xơ mỗi ngày. [4]
    • Cung cấp nước cho cơ thể. Uống đủ nước mỗi ngày có thể giúp bạn điều chỉnh nhu động ruột và làm giảm nguy cơ táo bón. [12] Mỗi ngày nên uống từ 6 đến 8 cốc nước.[13]
    • Tránh dùng caffein và thức uống chứa cồn vì chúng có thể gây ảnh hưởng đến nhu động ruột. [12]
    • Thử dùng hỗn hợp dung dịch làm mềm phân. Bạn có thể tự làm dung dịch này bằng cách cho một thìa súp (15 ml) dầu khoáng vào các loại thực phẩm mềm như nước sốt táo hoặc sữa chua. Dùng hỗn hợp này trong một bữa ăn, nhưng không nên lạm dụng công thức này trong thời gian dài. [4]
  4. Tập thể dục và giảm cân. Thừa cân góp phần gây trĩ, vì cân nặng sẽ gây thêm áp lực lên các tĩnh mạch. [13] Bản thân việc tập thể dục cũng giúp làm giảm nguy cơ bị táo bón. [13]
  5. Hãy thử các thảo dược thay thế thuốc. Mặc dù phương pháp điều trị y tế sẽ đem lại hiệu quả cao nhất, nhưng một số cách điều trị bằng thảo dược hoặc vitamin có thể giúp xoa dịu bệnh trĩ. Các loại dược phẩm thông thường dùng để thay thế trong việc điều trị bao gồm:
    • lô hội[14]
    • vitamin E[3]
    • cỏ thi[3]
    • cây thanh mai[3]
    • rễ cây hải cẩu vàng [3]
    • tinh dầu nhựa thơm[3]
    • cây sồi trắng[3]

Tìm kiếm Hỗ trợ Y tế[sửa]

  1. Cần biết khi nào phải đi khám bệnh. Bệnh trĩ có thể dễ dàng điều trị và thường không gây hại. Tuy nhiên, ở một số người, trĩ có thể đem lại các biến chứng. Nếu bạn đang gặp các biến chứng do trĩ, hoặc nếu tình trạng bệnh của bạn không được cải thiện sau khoảng một tuần sau khi dùng các loại thuốc tại gia, hãy đi khám ngay lập tức.[12]
    • Mất máu mãn tính và kéo dài do trĩ có thể gây thiếu máu ở một số người. Thiếu máu do số lượng hồng cầu bị thiếu hụt, làm cơ thể không cung cấp đủ lượng oxy cần thiết cho các tế bào. Các triệu chứng của thiếu máu bao gồm yếu người và mệt mỏi kinh niên. [15]
    • Nếu lượng máu lưu thông đến vùng trĩ đột nhiên giảm, sa trĩ nghẹt sẽ xuất hiện. Trĩ nghẹt gây đau đớn cùng cực và có thể dẫn đến hoại tử (mô cơ thể bị chết) và hoại thư.[15]
  2. Hãy thử chọn phương pháp điều trị không cần phẫu thuật. Bác sĩ sẽ đưa ra nhiều phương pháp khác nhau mà không cần phẫu thuật để bạn lựa chọn. Các phương pháp này thường an toàn và hiệu quả, hạn chế tối thiểu xâm lấn vào cơ thể, và có thể được bố trí để điều trị ngoại trú.[16]
    • Thắt búi trĩ bằng vòng cao su – biện pháp xâm lấn tối thiểu này dùng các vòng cao su nhỏ để ngăn máu lưu thông đến các búi trĩ, và trong vòng một tuần, trĩ sẽ teo lại và rụng đi.[16]
    • Tiêm xơ - thủ thuật này liên quan đến việc tiêm hoá chất vào các mô bị viêm. Và kết quả là trĩ sẽ bị teo, giảm đau và viêm. Tiêm xơ chỉ hơi đau, nhưng hiệu quả không cao như thắt vòng cao su.[16]
    • Quang đông hồng ngoại – đây là phương pháp sử dụng tia laser, ánh sáng hồng ngoại, hoặc nhiệt (lưỡng cực) để các búi trĩ co lại và làm cứng các búi trĩ viêm. Quang đông hồng ngoại ít có tác dụng phụ, nhưng tỷ lệ tái phát cao hơn dùng vòng cao su.[16]
  3. Phẫu thuật. Trong một số trường, các biện pháp điều trị không phẫu thuật không đem lại kết quả. Nếu bạn không thành công khi điều trị với các phương pháp khác, hoặc nếu các búi trĩ của bạn to bất thường, bác sĩ có thể sẽ đề nghị bạn phải phẫu thuật.[16] Có nhiều biện pháp phẫu thuật khác nhau, và điều trị ngoại trú hoặc nội trú tuỳ thuộc vào phương pháp phẫu thuật và mức độ nghiêm trọng của bệnh trĩ bạn đang phải đối mặt. Phẫu thuật cũng có nguy cơ gây chảy máu kéo dài, nhiễm trùng, và rò rỉ phân, mặc dù về mặt lâu dài các trường hợp này hiếm xảy ra. [17]
    • Phẫu thuật cắt trĩ thông thường – đây là biện pháp phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ và các mô quanh búi trĩ. Phẫu thuật cắt trĩ là cách hiệu quả nhất để thoát khỏi bệnh trĩ nếu các phương pháp điều trị khác không đem lại hiệu quả. [16]
    • Phẫu thuật Longo/ phẫu thuật dùng máy cắt trĩ vòng – phương pháp này dùng máy khâu vòng để cắt nguồn máu đến trĩ. Đây là lựa chọn ít gây đau đớn hơn phẫu thuật cắt trĩ thông thường, nhưng bệnh sẽ dễ tái phát và có thể dẫn đến sa trực tràng. [16]

Lời khuyên[sửa]

  • Nếu bạn bị bệnh trĩ, tránh quan hệ tình dục qua đường hậu môn. Nó không chỉ gây kích ứng cho trĩ mà còn có thể làm trĩ bị chảy máu và dễ lây lan các bệnh truyền nhiễm qua đường máu.
  • Thuốc giảm đau có chứa chất gây nghiện như vicodin, codeine, oxy ,v.v, có thể làm bạn bị táo bón và do đó gây trĩ. Hãy nhớ dùng thêm các dung dịch làm mềm phân hoặc các loại thuốc chống táo bón như Miralax.
  • Bệnh trĩ khá phổ biến trong giai đoạn mang thai và sau khi sinh. Tránh sử dụng thuốc mà không tham khảo qua ý kiến bác sĩ về tác dụng phụ của thuốc với phụ nữ mang thai.

Cảnh báo[sửa]

  • Hãy báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết nếu bạn có bất kỳ tình trạng dị ứng , tình trạng sức khoẻ, hoặc bạn đang sử dụng các loại thuốc hoặc thảo dược khác. Tất cả các tình trạng này có thể ảnh hưởng đến kế hoạch điều trị của bạn.
  • Nếu trĩ gây đau và bạn không thể đi tiêu, bạn nên đi khám ngay lập tức. Bạn sẽ cần bác sĩ kê toa thuốc mỡ cho bạn, hoặc có thể bạn phải đi chích trĩ nếu trĩ có huyết khối, hoặc hình thành máu đông.
  • Hãy đi khám nếu bạn đi tiêu ra máu. Trĩ có thể là nguyên nhân, nhưng đi tiêu ra máu cũng có thể là triệu chứng của bệnh lý nghiêm trọng khác, ví dụ như ung thư ruột kết.
  • Một số người khá nhạy cảm với các chất làm se da và các chất giảm đau có chứa trong các loại kem bôi trĩ, vì vậy hãy cẩn thận khi sử dụng.

Những thứ bạn cần[sửa]

  • Dung dịch làm mềm phân
  • Khăn giấy ướt dành cho em bé hoặc khăn ướt có thể xả trôi trong bồn vệ sinh
  • Tắm ngồi
  • Bông gòn có tẩm tinh chất cây phỉ
  • Thuốc mỡ làm co mạch
  • Kem bôi trị ngứa có chứa lidocaine và hydrocortisone
  • Acetaminophen hoặc ibuprofen
  • Thực phẩm giàu chất xơ hoặc thực phẩm bổ sung chất xơ
  • Nước
  • Vitamin E
  • Vỏ hạt cây mã đề
  • Hạt dẻ hoặc dầu lô hội
  • Gel aloe vera hoặc dung dịch aloe vera

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hemorrhoids/basics/definition/con-20029852
  2. http://articles.baltimoresun.com/2009-03-23/news/0903200084_1_hemorrhoids-thrombosed-fiber
  3. 3,0 3,1 3,2 3,3 3,4 3,5 3,6 http://www.disabled-world.com/medical/alternative/homeremedies/hemorrhoid-remedy.php
  4. 4,0 4,1 4,2 4,3 4,4 4,5 http://www.health.harvard.edu/blog/6-self-help-tips-for-hemorrhoid-flare-ups-201307196496
  5. 5,0 5,1 5,2 5,3 5,4 5,5 5,6 5,7 5,8 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hemorrhoids/basics/lifestyle-home-remedies/con-20029852
  6. http://www.aafp.org/afp/2011/0715/p204.html
  7. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/reyes-syndrome/basics/definition/con-20020083
  8. https://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx?ContentTypeID=1&ContentID=4483
  9. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hemorrhoids/basics/causes/con-20029852
  10. http://my.clevelandclinic.org/health/diseases_conditions/hic_hemorrhoids
  11. http://my.clevelandclinic.org/health/diseases_conditions/hic_hemorrhoids
  12. 12,0 12,1 12,2 12,3 http://www.nhs.uk/conditions/haemorrhoids/Pages/What-is-it-page.aspx
  13. 13,0 13,1 13,2 http://www.med-health.net/How-To-Get-Rid-Of-Hemorrhoids.html
  14. https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/druginfo/natural/607.html
  15. 15,0 15,1 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hemorrhoids/basics/complications/con-20029852
  16. 16,0 16,1 16,2 16,3 16,4 16,5 16,6 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hemorrhoids/basics/treatment/con-20029852
  17. https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/002939.htm

Liên kết đến đây