Chữa khỏi bệnh trĩ

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Bệnh trĩ là tình trạng phổ biến khi các tĩnh mạch trong trực tràng hoặc hậu môn sưng lên, đôi khi gây đau đớn. Bạn thường nhìn thấy các tĩnh mạch suy gian này trong và sau thai kỳ hoặc trong những tình huống mà bạn tạo áp lực lên trên hoặc quanh hậu môn. Bệnh trĩ thường gặp nhất là ở người trưởng thành từ 45-65 tuổi và nam giới có nguy cơ cao hơn.[1] Bệnh trĩ có thể tự khỏi, thường là trĩ trong thai kỳ, nhưng cần được chăm sóc y tế nếu bị trĩ dai dẳng. Một số phương pháp tự chăm sóc có thể giúp bạn giảm ngứa và cảm giác khó chịu trong thời gian bị trĩ.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Đối phó với bệnh trĩ tại nhà[sửa]

  1. Giữ sạch vùng hậu môn. Thay vì tắm vòi sen, bạn nên tắm bồn nước nóng mỗi ngày khi bị trĩ.[2] Ngâm mình trong bồn nước nóng ít nhất 10 phút mỗi ngày giúp tăng tuần hoàn máu, xoa dịu cơn đau và tăng tốc độ chữa lành. Bạn không phải dùng xà phòng vì trên thực tế, xà phòng có thể gây kích ứng hậu môn, khiến trĩ trở nặng. Xà phòng lấy đi lượng dầu được sản sinh tự nhiên nên sẽ gây khô và kích ứng da. [3][4]
    • Độ ẩm còn sót lại cũng có thể gây kích ứng nên bạn cần dùng bông gòn thấm khô vùng hậu môn. Ngoài ra, có thể dùng máy sấy tóc ở chế độ thấp nhất để nhẹ nhàng sấy khô hậu môn.
  2. Tắm bồn Sitz đầy nước ấm. Bồn tắm Sitz (bồn tắm ngồi, bồn tắm dạng chậu) là bồn tắm đặt trên bồn cầu để tắm hông và mông, giúp xoa dịu cơn đau do trĩ, giảm kích ứng, giảm ngứa và làm giãn cơ vòng hậu môn. Thay vì đơn giản chỉ ngâm trong nước ấm, bồn tắm Sitz sẽ xịt dòng nước ấm lên khu vực bị kích ứng. Bồn tắm Sitz có bán ở các hiệu thuốc hoặc cửa hàng vật tư y tế.
    • Có thể thêm muối Epsom vào bồn tắm Sitz để tăng hiệu quả xoa dịu da. Cho 1 cốc muối Epsom vào 1800 ml nước. [1]
    • Ngâm hậu môn trong nước ấm 10-15 phút, tối đa 2-3 lần mỗi ngày.[5]
  3. Chườm mát cho hậu môn.[6] Bạn có thể mua "túi chườm lạnh" ở hiệu thuốc hoặc dùng túi đá/túi hoa quả đông lạnh. Quấn túi chườm trong khăn để tránh tiếp xúc trực tiếp với vùng da kích ứng. Chườm lạnh lên vùng da kích ứng giúp giảm sưng và xoa dịu kích ứng.
    • Chườm mát nhẹ nhàng khoảng 20 phút (ít hơn cũng không sao).
    • Bỏ túi chườm mát ra khi cảm thấy khó chịu hoặc đau do lạnh.
    • Lặp lại thêm 2-3 lần, mỗi lần cách nhau vài phút.
  4. Dùng hạt phỉ.[7] Hạt phỉ giúp xoa dịu kích ứng và giảm sưng nhờ hóa chất "tannin". Hạt phỉ tinh khiết có bán ở hầu hết các hiệu thuốc và ở nhiều dạng khác nhau (về độ đậm đặc và cách sử dụng). Ví dụ, bạn có thể mua miếng khăn thấm sẵn nước hạt phỉ tại hầu hết các hiệu thuốc. Cách sử dụng và thời gian sử dụng tùy thuộc vào từng sản phẩm. Tuân thủ hướng dẫn đi kèm sản phẩm và/hoặc hướng dẫn của bác sĩ.
    • Tốt nhất nên dùng hạt phỉ tinh khiết. Mặc dù vậy, bạn vẫn có thể thử dùng sản phẩm kết hợp hạt phỉ với các chất khác như dầu xoa dịu hoặc lô hội. Tránh dùng sản phẩm chứa hóa chất tổng hợp vì có thể khiến bệnh trĩ nghiêm trọng hơn.
    • Mở nước ấm ngập bồn rồi đổ vài nắp nước hạt cây phỉ vào. Ngâm mình trong bồn tắm đến khi kích ứng dịu bớt.
    • Có thể thoa hỗn hợp nước cây phỉ pha loãng với nước trực tiếp lên vùng da kích ứng tối đa 6 lần một ngày hoặc sau khi đi đại tiện.
  5. Sử dụng kem thuốc.[4] Thoa kem điều trị trĩ không kê đơn có thể giúp xoa dịu tác dụng phụ do trĩ. Hydrocortisone là kem steroid hiệu quả nhất để chống lại "cơn ngứa tại chỗ" sau khi đi đại tiện. Nên thoa kem steroid hai lần mỗi ngày trong vòng không quá 7 ngày. Về lý thuyết, kem là một loại steroid nên có thể giúp giảm viêm và tăng tốc độ chữa lành, nhưng nghiên cứu vẫn chưa xác nhận điều này.[8] Mặc dù vậy, ngay cả khi không chữa khỏi trĩ thì kem ít nhất cũng giúp kiểm soát cơn ngứa do trĩ.
    • Tuân thủ hướng dẫn sử dụng trên chai và không thoa kem hydrocortisone nhiều hơn khuyến nghị.

Chăm sóc y tế[sửa]

  1. Nhận biết thời điểm cần đi khám bác sĩ. Trĩ ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày cần được chăm sóc y tế ngay. Hơn nữa, triệu chứng bệnh trĩ có thể giống với triệu chứng của nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn như ung thư đại tràng hoặc ung thư trực tràng. Vì vậy, bạn cần đi khám bác sĩ để được đánh giá nếu gặp tình trạng dưới đây:[9]
    • Triệu chứng dai dẳng, không thuyên giảm sau một tuần điều trị tại nhà
    • Cơn đau hoặc sưng tăng dữ dội
    • Xuất huyết nhiều hoặc thay đổi màu máu (ví dụ từ đỏ tươi sang đỏ sậm)
    • Thay đổi hình dạng, kích thước hoặc màu sắc của phân (ví dụ từ màu nâu sang màu đen hắc ín)
    • Mô từ trong cơ thể nhú ra từ hậu môn. Đi khám bác sĩ ngay nếu mô không co rút lại trong vòng 3-7 ngày điều trị tại nhà.
  2. Hỏi bác sĩ về thuốc kê đơn. Trao đổi với bác sĩ về triệu chứng và để bác sĩ đánh giá vùng hậu môn. Sau khi đánh giá, bác sĩ có thể kê đơn thuốc dựa trên:[10][11]
    • Cơn đau: thuốc mỡ hydrocortisone, thuốc xịt giảm đau - Benzocaine, Dibucaine
    • Ngứa: thuốc mỡ hydrocortisone
    • Xuất huyết: thuốc đạn làm se (Preparation H), thuốc mỡ hydrocortisone.
  3. Cân nhắc phương pháp thắt trĩ bằng vòng cao su đối với trĩ nội.[10] Thắt trĩ bằng vòng cao su là quy trì điều trị ngoại trú và là phương pháp phổ biến đối với trĩ nội xuất huyết. Phương pháp này hiệu quả trong việc loại bỏ trĩ. Bác sĩ sẽ dùng vòng cao su để cắt tuần hoàn máu đến búi trĩ nội, gây ra hiện tượng chết tế bào và cuối cùng, trĩ sẽ rơi ra.
    • Có 2 loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại. Chúng được phân biệt dựa trên vị trí giãi phẫu của trĩ đến đường lược. Trĩ được chia thành 5 cấp độ từ 1-5, với cấp độ 1 là nhẹ nhất và cấp độ 5 là nghiêm trọng. Triệu chứng bệnh trĩ gồm có xuất huyết khi đi đại tiện, không kiểm soát được phân, cảm giác ướt, kích ứng và ngứa quanh hậu môn. Chẩn đoán bệnh được dựa trên tiền sử, đánh giá tổng thể và đánh giá bằng hình ánh của bệnh trĩ.
  4. Cân nhắc phương pháp phẫu thuật.[10] Trong trường hợp nghiêm trọng, trĩ có thể không thu nhỏ lại khi được điều trị tại nhà hoặc bằng thuốc kê đơn. Lúc này, bác sĩ có thể khuyến nghị phương pháp "phẫu thuật khâu thắt động mạch trĩ". Quy trình này hiệu quả và thường không gây đau nên được nhiều người lựa chọn.[12] Phương pháp điều trị phổ biến hơn đối với trĩ dai dẳng là thủ thuật cắt bỏ trĩ.
    • Nếu gặp bạn biến chứng như sưng tấy, thoát vị bẹn tắc nghẹt hoặc trĩ lớn nhú ra từ hậu môn, bác sĩ có thể khuyến nghị phẫu thuật.
    • Mặc dù là quy trình phẫu thuật nhưng thủ thuật cắt bỏ trĩ không phải là đại phẫu. Thủ thuật cắt bỏ trĩ được tiến hành trong môi trường tương đối bình thường, có thể là ở phòng khám hoặc bệnh viên ngoại trú.
    • Hầu hết trĩ sẽ lành sau 48 tiếng chăm sóc tại nhà hoặc dùng thuốc kê đơn. Chỉ nên cân nhắc thủ thuật cắt bỏ trĩ khi những lựa chọn khác không hiệu quả.[11]

Thay đổi lối sống[sửa]

  1. Tìm hiểu về nguyên nhân gây ra trĩ.[1] Bệnh trĩ là khi các tĩnh mạch gần hậu môn, gọi là "đám rối tĩnh mạch" giãn nỡ. Đây là nơi có nhiều mạch máu liên kết với nhau, làm tăng nguy cơ áp lực gây giãn nở và dẫn đến trĩ. Nguyên nhân thường gặp làm tăng áp lực dẫn đến trĩ gồm có:
    • Táo bón và rặn trong khi đi đại tiện
    • Tiêu chảy mãn tính
    • Mang thai
    • Bệnh gan, xơ gan
    • Ngồi lâu một chỗ
    • Béo phì
  2. Tránh rặn khi đi đại tiện. Rặn làm răng áp lực trong khi đại tiện, khiến tình trạng trĩ trở nặng. Thay đổi lối sống có thể giúp giảm nguy cơ rặn khi đại tiện: áp dụng chế độ ăn bình thường gồm nhiều bữa nhỏ. Không cố gắng đẩy phân ra ngoài khi không cần thiết và cố gắng không rặn khi đại tiện bằng cách:[13]
    • Ngồi đúng tư thế trên bệ toilet, hơi hướng người về phía trước, lưng thẳng.
    • Đặt hai cẳng tay lên đầu gối.
    • Đặt chân ở tư thế thoải mái, hơi nhấc gót chân lên sao cho chỉ có ngón chân chạm đất.
    • Dang rộng chân sao cho không chạm vào nhau.
    • Thư giãn cơ vùng chậu và cơ vòng hậu môn khi cảm thấy phân đang di chuyển đến trực tràng.
    • Nên nhớ không được nín thở. Thở tự nhiên và hơi hé miệng.
  3. Uống nhiều nước.[14] Uống nước giúp ngăn trĩ và tăng tốc độ quá trình chữa lành vì khi được cung cấp đủ nước, cơ thể sẽ tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Phân sẽ mềm hơn, ít phải rặn khi đại tiện, giảm nguy cơ giãn nở trĩ.
    • Viện Y học (Mỹ) khuyến nghị nam giới nên uống 13 cốc (3 lít), nữ giới nên uống 9 cốc (2,2 lít) nước mỗi ngày.[15]
  4. Tăng cường chất xơ.[5] Chất xơ giúp giảm táo bón - một trong những nguyên nhân gây ra trĩ. Rau củ quả chứa nhiều chất xơ giúp ngăn ngừa và điều trị táo bón. Khi đẩy phân ra ngoài dễ dàng mà không cần rặn, bạn sẽ ít tạo áp lực lên mạch máu vùng hậu môn và trực tràng. Điều này giúp ngăn ngừa trĩ hoặc tăng tốc độ quá trình hồi phục sau trĩ. Nếu không muốn thay đổi chế độ ăn, bạn có thể dùng thuốc làm mềm phân hoặc thực phẩm chức năng cung cấp chất xơ như Metamucil hoặc Critical. Nói chung, nữ giới nên bổ sung 25 mg chất xơ mỗi ngày, nam giới nên bổ sung 38 g chất xơ mỗi ngày.[16] Nên tăng cường những thực phẩm sau trong chế độ ăn:[17]
    • Rau lá xanh đậm như cải xoăn hoặc cải bó xôi[18]
    • Măng tây, thịt bò, nấm, củ cải và bí đỏ nấu chín
    • Bông cải xanh, atisô, bí ngô, khoai lang, đậu que và cà rốt sống
    • Hoa quả: táo, chuối, đào, lê, quýt, mận, quả mọng, sung và các loại hoa quả sấy khô khác
    • Ngũ cốc: gạo lứt, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc giàu chất xơ, mì ống từ ngũ cốc nguyên hạt
  5. Tránh thực phẩm khiến bệnh trĩ trở nặng.[19] Thực phẩm lợi tiểu như thức uống chứa cồn và caffeine làm tăng nhu cầu tiểu tiện và gây mất nước. Mất nước cuối cùng sẽ dẫn đến táo bón, khiến trĩ bùng phát hoặc kéo dài. Vì vậy, bạn cần tránh thức uống chứa caffeine và cồn, đồng thời tăng cường các thức uống bổ sung nước khác như nước lọc. Thực phẩm đã qua xử lý như thức ăn liền, bánh kẹo đóng gói có hàm lượng cao đường, muối và chất béo không tốt cho sức khỏe có thể cản trở quá trình tiêu hóa. Ngoài ra, những thực phẩm này có thể gây táo bón nên bạn cần tránh tuyệt đối để phòng ngừa và điều trị bệnh trĩ.
  6. Mặc nội y không bó sát, dễ thở.[20] Nội y làm từ vải lụa hoặc các chất liệu khác không thể lưu thông không khí có thể giữ hơi ẩm quanh hậu môn, góp phần khiến trĩ bùng phát. Vì vậy, bạn nên mặc nội y rộng rãi, làm từ chất liệu thông thoáng như cotton để tăng tốc dộ quá trình chữa lành trĩ.[21]
  7. Bảo vệ khu vực hậu môn khỏi hóa chất.[22] Hóa chất trong sản phẩm có mùi hoặc thuốc nhuộm có thể gây kích ứng và khiến trĩ trở nặng. Bạn cần tránh dùng xà phòng có mùi khi tắm, tránh dùng nước giặt có mùi khi giặt quần áo và không dùng giấy vệ sinh có mùi. Thay vào đó, nên tìm mua sản phẩm không mùi, không thuốc nhuộm. Trĩ đã gây kích ứng cho vùng da xung quanh nên bạn cần cố gắng tránh gây kích ứng thêm.

Lời khuyên[sửa]

  • Tập thói quen rửa sạch sau mỗi khi đi đại tiện có thể giúp ngăn chặn trĩ tái phát.

Cảnh báo[sửa]

  • Nếu bị nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc không thấy thuyên giảm sau vài ngày, bạn cần đi khám bác sĩ để được tư vấn và trợ giúp y tế.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bị xuất huyết và ngứa ở cơ vòng hậu môn.
  • Đảm bảo rửa sạch xà phòng ở hậu môn để tránh kích ứng.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. 1,0 1,1 1,2 Domino, F. (n.d.). The 5-minute clinical consult standard 2015 (23rd ed.).
  2. http://digestive.niddk.nih.gov/ddiseases/pubs/hemorrhoids/
  3. http://www.ddc.musc.edu/public/symptomsDiseases/symptoms/analItching.html
  4. 4,0 4,1 http://www.mayoclinic.com/health/hemorrhoids/DS00096/DSECTION=lifestyle-and-home-remedies
  5. 5,0 5,1 http://www.health.harvard.edu/diseases-and-conditions/self-help-steps-to-get-through-hemorrhoid-flare-ups
  6. http://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx?ContentTypeID=1&ContentID=4483
  7. http://www.emedicinehealth.com/witch_hazel-page2/vitamins-supplements.htm
  8. http://www.aafp.org/afp/2011/0715/p204.html
  9. http://www.webmd.com/digestive-disorders/tc/hemorrhoids-when-to-call-a-doctor
  10. 10,0 10,1 10,2 Agabegi, S. (2013). Step-up to medicine (3rd ed.). Philadelphia: Wolters Kluwer/Lippincott Williams & Wilkins.
  11. 11,0 11,1 Domino, F. (n.d.). The 5-minute clinical consult standard 2015 (23rd ed.)
  12. http://www.birminghambowelclinic.co.uk/haemorrhoidal-artery-ligation-operation-halo/treatments/
  13. http://www.kemh.health.wa.gov.au/brochures/consumers/wnhs0426.pdf
  14. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hemorrhoids/basics/prevention/con-20029852
  15. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/water/art-20044256
  16. http://www.mayoclinic.com/health/hemorrhoids/DS00096/DSECTION=lifestyle-and-home-remedies
  17. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000193.htm
  18. http://www.ars.usda.gov/News/docs.htm?docid=23199
  19. "The Doctors Book of Home Remedies"; Don Barone; 2003
  20. http://www.webmd.com/digestive-disorders/tc/hemorrhoids-home-treatment
  21. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000292.htm
  22. Charles, Elizabeth. How to get rid of hemorrhoids: Everything you ever wanted to know about Hemorrhoids, but were afraid to ask!
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này