Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Giảm đau hàm
Từ VLOS
Đau hàm có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm tình trạng rạn nứt, trẹo, viêm khớp, áp-xe răng và rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ). Quan trọng là bạn cần đi khám để được chẩn đoán chuyên khoa ngay khi xảy ra bất cứ vấn đề nào về xương hàm. Đau hàm có thể là triệu chứng của các bệnh lý nghiêm trọng như đau tim hoặc đau thắt ngực.[1] Biết về các nguyên nhân gây đau hàm có thể giúp ích cho việc điều trị và tránh tình trạng sưng, khó khăn khi nhai và cử động bị hạn chế.
Mục lục
Các bước[sửa]
Chữa đau hàm do nghiến răng[sửa]
-
Hiểu
về
các
nguyên
nhân
gây
nghiến
răng.
Tật
nghiến
răng
không
chỉ
do
một
nguyên
nhân
duy
nhất.
Các
bác
sĩ
đã
xác
định
có
nhiều
yếu
tố
khiến
người
ta
nghiến
răng
ban
ngày
hoặc
ban
đêm,
gồm
có:
- Đau tai[2]
- Mọc răng ở trẻ em[2]
- Các cảm xúc khó chịu (stress, bức xúc, giận dữ, lo âu)[2]
- Cá tính riêng (tính tranh đua cao, hung hăng)[2]
- Thói quen bộc phát, thường xảy ra khi cố gắng tập trung hoặc đối phó với các tình huống căng thẳng[2]
- Răng hàm trên và hàm dưới mọc lệch (còn gọi là lệch khớp cắn)[2]
- Các biến chứng liên quan đến giấc ngủ, bao gồm chứng ngưng thở[2]
- Các biến chứng do các bệnh thoái hóa gây ra như bệnh múa giật Huntington và bệnh Parkinson[2]
-
Điều
trị
răng.
Nếu
tật
nghiến
răng
diễn
ra
lâu
ngày
gây
đau
hàm
trầm
trọng,
bạn
có
thể
nhờ
nha
sĩ
tư
vấn
các
phương
pháp
để
ngăn
chặn
tật
nghiến
răng,
hoặc
ít
nhất
cũng
giảm
được
các
tác
động
của
tật
nghiến
răng.[3]
- Sử dụng máng bảo vệ hàm. Dụng cụ này đặc biệt hữu ích nếu bạn nghiến răng ban đêm. Máng bảo vệ hàm được thiết kế để ngăn ngừa nghiến răng có thể tách hàm trên và hàm dưới, giúp giảm đau và tổn thương do nghiến răng.[3]
- Chỉnh răng mọc lệch. Với các trường hợp nghiến răng cực kỳ nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị bạn đeo niềng chỉnh răng hoặc phẫu thuật răng miệng để chỉnh hình cho hai hàm răng.[3]
- Khám răng định kỳ. Bạn có thể giảm tần suất nghiến răng và đau hàm nếu được nha sĩ theo dõi và chữa tật nghiến răng.[4]
-
Điều
trị
các
nguyên
nhân
tiềm
ẩn
gây
nên
tật
nghiến
răng.
Nếu
cảm
xúc
mãnh
liệt
hoặc
các
sự
cố
về
hành
vi
gây
tật
nghiến
răng
và
dẫn
đến
đau
hàm
nghiêm
trọng,
có
lẽ
bạn
cần
nghĩ
đến
việc
xử
lý
các
nguyên
nhân
cảm
xúc
và
hành
vi.
- Sử dụng các bài tập kiểm soát stress như thiền hoặc chế độ tập luyện nghiêm ngặt.[3]
- Dùng các liệu pháp điều trị các vấn đề như lo âu, giận dữ hoặc căng thẳng.
- Với các trường hợp nặng, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc. Thông thường tật nghiến răng không được điều trị bằng thuốc, tuy nhiên có một số thuốc kê toa như thuốc giãn cơ có thể giúp giảm căng và dịu đau.[3]
-
Thay
đổi
lối
sống.
Một
số
thay
đổi
trong
lối
sống
có
thể
giúp
giảm
nghiến
răng
và
phòng
ngừa
đau
hàm
nếu
nguyên
nhân
gây
nghiến
răng
có
liên
quan
tới
stress
hoặc
lo
âu.[4]
- Cố gắng kiểm soát stress. Tìm ra điều gì có thể giúp bạn bình tâm lại, bất kể là nghe nhạc êm dịu, tập thể dục cường độ cao hoặc thư thái ngâm mình trong bồn tắm. Thực hành việc giải tỏa stress hàng ngày, đặc biệt là trước khi đi ngủ.[4]
- Tránh caffeine và các chất kích thích. Thử uống cà phê hoặc trà đã khử caffeine, hoặc tốt nhất là uống trà thảo mộc có tác dụng thư giãn vào buổi tối. Tránh hút thuốc lá và uống rượu bia buổi tối để có một đêm ngon giấc hơn và ít nghiến răng hơn.[4]
Chữa đau hàm do áp-xe răng[sửa]
- Hiểu nguyên nhân gây áp-xe răng. Áp-xe là tình trạng nhiễm khuẩn tại vị trí có dây thần kinh, thường là do sâu răng lâu ngày không điều trị.[5] Các triệu chứng gồm:
-
Điều
trị
áp-xe.
Nếu
nghi
ngờ
bị
áp-xe,
nhất
thiết
bạn
phải
đến
nha
sĩ
càng
sớm
càng
tốt.
Tùy
vào
độ
nghiêm
trọng
của
tình
trạng
áp-xe,
nha
sĩ
sẽ
đưa
ra
một
số
cách
điều
trị
để
ngăn
chặn
ổ
áp-xe
lây
lan.
Mọi
thủ
thuật
phải
do
nha
sĩ
có
giấy
phép
và
kinh
nghiệm
thực
hiện.
- Phương pháp dẫn lưu áp-xe có thể được áp dụng. Nha sĩ sẽ dùng dụng cụ vô trùng rút mủ ra khỏi nơi nhiễm trùng trong môi trường y tế được kiểm soát. Nhắc lại là bạn không được tự thực hiện bất cứ thủ thuật nào tại nhà.[6]
- Lấy tủy răng có thể là lựa chọn tốt nhất. Lấy tủy răng là phẫu thuật loại bỏ mô bệnh trong chân răng và dẫn lưu áp-xe. Thủ thuật này giúp nha sĩ điều trị nhiễm trùng mà vẫn bảo tồn răng cho bạn.[6]
- Nha sĩ có thể đề nghị nhổ chiếc răng bị nhiễm trùng. Phương pháp này thường được áp dụng khi tình trạng nhiễm trùng khiến chiếc răng không còn cứu được. Sau khi nhổ răng, nha sĩ sẽ dẫn lưu áp-xe và điều trị nhiễm trùng.[6]
- Bạn sẽ được kê toa thuốc kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan sang các răng khác hoặc sang hàm. Thuốc kháng sinh được chỉ định sử dụng kết hợp với các cách điều trị khác.[6]
- Điều quan trọng là cần giữ vệ sinh răng miệng để ngăn ngừa áp-xe. Mỗi ngày bạn nên dùng chỉ nha khoa, đánh răng hai lần, hạn chế ăn ngọt và khám răng định kỳ.[7]
-
Giảm
đau.
Sau
khi
đến
nha
sĩ
để
điều
trị
nhiễm
trùng,
bạn
có
thể
thực
hiện
một
số
việc
tại
nhà
để
giảm
đau
do
áp-xe
răng.
- Hòa một thìa cà phê muối vào 240 ml nước ấm. Dùng dung dịch này súc miệng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ để giúp giảm viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng.[8]
- Uống thuốc giảm đau. Các thuốc giảm đau không kê toa như acetaminophen và ibuprofen có thể dùng để giảm viêm và đau.[8] Uống đúng theo liều lượng khuyến nghị trên nhãn, vì thuốc giảm đau nếu dùng quá nhiều sẽ làm tổn thương gan và gây nên những vấn đề sức khỏe khác.[9]
- Dùng gạc lạnh. Để giảm đau và viêm ở miệng và hàm, quấn gạc lạnh trong mảnh vải và chườm lên vùng đau trên mặt trong 20 phút, sau đó nghỉ 20 phút. Không dùng gạc nóng chữa răng bị áp-xe, do sức nóng có thể lây lan nhiễm trùng.[10]
Chữa đau hàm do viêm khớp thái dương hàm (TMJ)[sửa]
- Hiểu nguyên nhân gây các vấn đề về khớp thái dương hàm (TMJ). Chứng rối loạn khớp thái dương hàm có thể do viêm khớp do chấn thương (traumatic arthritis), viêm xương khớp (osteoarthritis) hoặc thấp khớp (rheumatoid arthritis).[11] Viêm xương khớp là bệnh phổ biến ở người trên 50 tuổi. Mọi dạng viêm TMJ gây cứng, đau, chói tai, sưng và hạn chế phạm vi vận động.[11]
-
Chẩn
đoán
viêm
TMJ.
Trước
khi
điều
trị
viêm
TMJ,
điều
quan
trọng
là
phải
xác
định
bệnh,
chính
xác
là
bệnh
viêm
khớp.
Trong
hầu
hết
trường
hợp,
phương
pháp
chụp
X-quang
hoặc
chụp
cắt
lớp
vi
tính
(CT
scan)
có
thể
xác
định
viêm
TMJ
khi
quan
sát
tình
trạng
xẹp
và
có
gai
ở
lồi
cầu
(phần
lồi
lên
hình
tròn
ở
đầu
xương).[11]
Trường
hợp
ngoại
lệ
là
chứng
viêm
khớp
do
chấn
thương,
thông
thường
không
phát
hiện
được
bằng
phương
pháp
chụp
X-quang,
trừ
khi
có
dịch
ứ
đọng
hoặc
xuất
huyết
gây
giãn
rộng
khe
khớp
thì
có
thể
quan
sát
bằng
X-quang.[11]
- Các chẩn đoán về chứng đau đầu như đau đầu cụm, đau nửa đầu, viêm động mạch thái dương và đột quỵ cần phải được loại trừ trước khi chẩn đoán viêm TMJ, đặc biệt là khi có các triệu chứng đau đầu.
-
Điều
trị
viêm
khớp
thái
dương
hàm
do
chấn
thương.
Tuy
không
thể
chữa
khỏi
bệnh
viêm
khớp,
nhưng
bạn
có
thể
áp
dụng
một
số
liệu
pháp
giúp
giảm
đau
hàm
liên
quan
đến
viêm
khớp.
- Nhiều bác sĩ đề nghị sử dụng thuốc kháng viêm không chứa steroid để điều trị các triệu chứng viêm TMJ do chấn thương.[11]
- Ăn thức ăn mềm để tránh phải cử động hàm nhiều.[11]
- Chườm gạc ấm. Chườm trong 20 phút, sau đó bỏ gạc ra và tập cử động hàm bằng cách mở hàm và ngậm hàm, sau đó cử động sang hai bên. Lặp lại phương pháp này 3 đến 5 lần mỗi ngày khi cần.[12]
- Thử đeo máng bảo vệ miệng. Dụng cụ này có thể giúp một số bệnh nhân giảm đau hoặc giảm cảm giác khó chịu.[13]
-
Điều
trị
đau
TMJ
do
viêm
xương
khớp.
Dạng
viêm
khớp
này
có
thể
rất
đau,
đặc
biệt
là
khi
hai
hàm
bắt
đầu
chuyển
động
lại
gần
nhau.
Bạn
có
thể
áp
dụng
một
số
bước
để
giảm
đau
và
chữa
các
triệu
chứng.
- Đeo máng bảo vệ miệng hoặc hàm nâng khớp cắn. Các bệnh nhân viêm TMJ có thể đeo các dụng cụ này cả ngày và đêm để giảm đau và khó chịu.[14]
- Chườm gạc ấm trong 20 phút, sau đó bỏ gạc ra và tập cử động hàm bằng cách mở hàm và ngậm hàm, sau đó cử động sang hai bên.[12]
- Ăn thức ăn mềm. Tránh các thức ăn cứng hoặc giòn.[12]
- Thử uống thuốc giảm đau không cần toa như acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau và viêm khi đau nhiều.[12]
-
Điều
trị
đauTMJ
do
thấp
khớp.
Cách
điều
trị
đau
khớp
thái
dương
hàm
do
thấp
khớp
cũng
tương
tự
như
điều
trị
đau
thấp
khớp
ở
các
khớp
khác.
Các
liệu
pháp
thông
thường
bao
gồm:
- Thuốc kháng viêm không chứa steroid[11]
- Các bài tập cho hàm để duy trì phạm vi vận động khi ít đau nhất.[11]
- Gạc lạnh có thể giúp giảm đau và viêm. Chườm gạc lạnh lên vùng hàm bị đau trong 20 phút và nghỉ 20 phút.[15]
- Trong các trường hợp nghiêm trọng, các bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để ngăn ngừa chứng thấp khớp hạn chế chức năng của hàm.[15] Do rủi ro xảy ra các biến chứng, phương pháp phẫu thuật được cân nhắc như một giải pháp cuối cùng khi các cách điều trị thay thế khác đều thất bại.
-
Sử
dụng
thuốc
điều
trị
tất
cả
các
dạng
viêm
khớp
thái
dương
hàm.
Thuốc
giảm
đau
có
thể
được
dùng
để
giảm
đau
và
viêm
ở
mọi
dạng
viêm
TMJ.
Tham
khảo
bác
sĩ
về
các
loại
thuốc
thích
hợp
nhất
để
chữa
các
triệu
chứng
trong
trường
hợp
của
bạn.
- Các loại thuốc giảm đau kê toa và không kê toa đều có thể giúp giảm đau liên quan đến viêm khớp thái dương hàm.[13]
- Bác sĩ có thể chỉ định các thuốc giãn cơ trong thời gian ngắn (vài ngày đến vài tuần) để giảm đau và giúp hàm cử động dễ dàng hơn.[13]
- Bác sĩ cũng có thể đề nghị dùng thuốc an thần để giúp bạn dễ ngủ hơn vào ban đêm nếu cơn đau khiến bạn không ngủ được.[13]
- Liệu pháp tiêm thuốc cortisol được giám sát cũng có thể được bác sĩ đề nghị sử dụng để điều trị đau và viêm.[14]
Chữa đau hàm không rõ nguyên nhân[sửa]
- Thay đổi chế độ ăn. Tránh các thức ăn cứng và các thức ăn cần phải há to miệng, bao gồm quả hạch, kẹo cứng, các thức ăn nướng cứng, hoa quả và rau củ có kích thước to như nguyên cả quả táo không cắt nhỏ, cà rốt sống. Bạn cũng nên tránh nhai kẹo cao su và kẹo kéo.[16]
- Thay đổi cách ngủ. Nếu thường nằm nghiêng khi ngủ và bị đau hàm, có lẽ bạn cần nằm ngửa để giảm áp lực lên hàm.[16] Bạn cũng có thể mua máng bảo vệ miệng để tránh nghiến răng khi ngủ, vì điều này có thể góp phần gây đau hàm mà lúc đó bạn không nhận ra.[17]
- Dùng thuốc giảm đau. Các loại thuốc giảm đau không kê toa như acetaminophen hoặc ibuprofen có thể giúp chữa viêm và các triệu chứng khác liên quan đến chứng đau hàm.[16]
- Thử dùng thuốc bôi tại chỗ. Các loại gel hoặc gạc có chứa benzocaine hoặc các thành phần hoạt chất tương tự bán ở hầu hết các hiệu thuốc có thể giúp giảm đau răng và hàm.[18]
- Tập luyện các cơ hàm. Tập mở hàm và ngậm hàm, sau đó cử động sang hai bên. Dần dần tăng tần suất luyện tập.[12]
-
Chườm
gạc
nóng
hoặc
lạnh.
Thử
dùng
gạc
nóng
trước,
nhưng
nếu
không
có
hiệu
quả
giảm
đau,
bạn
hãy
chuyển
sang
chườm
gạc
lạnh.[16]
- Đặt khăn dưới vòi nước ấm đến nóng. Vắt bớt nước.[16]
- Đợi cho khăn có nhiệt độ ấm dễ chịu mà không làm bỏng da và chườm lên vùng đau ở hàm. Chườm nóng khoảng 5 phút và lặp lại mỗi ngày nhiều lần.[16]
- Nếu gạc nóng không có hiệu quả, bạn hãy dùng gạc lạnh hoặc túi đá. Nên chườm lạnh 20 phút, sau đó nghỉ 20 phút.[19] Nhớ dùng áo thun mỏng hoặc vải mỏng bọc ngoài túi đá để khỏi làm tổn thương da.
- Bạn cũng có thể chườm lạnh và nóng luân phiên để thu được lợi ích tối đa. Chườm nóng 5 phút, sau đó chườm lạnh 5 phút.[16]
Lời khuyên[sửa]
- Thử đánh răng với dung dịch nước muối hoặc một chút kem đánh răng.
- Thường xuyên tập luyện các cơ hàm có thể giúp ngăn ngừa đau hàm.
- Ép nhẹ lên các cơ hàm có thể giúp giảm đau tạm thời.
- Ngậm nước có pha nước cốt chanh trong miệng khoảng 30 giây đôi khi cũng giúp giảm đau.
- Pha dung dịch ba phần nước một phần muối nở. Súc miệng khoảng 30 đến 45 giây. Nhổ ra và súc miệng lại bằng nước sạch và lạnh.
- Tăng lượng thức ăn mềm trong chế độ ăn và luôn nhớ nhai chậm.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.healthcentral.com/heart-disease/c/77/34816/heart-condition/
- ↑ 2,0 2,1 2,2 2,3 2,4 2,5 2,6 2,7 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/bruxism/basics/causes/con-20029395
- ↑ 3,0 3,1 3,2 3,3 3,4 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/bruxism/basics/treatment/con-20029395
- ↑ 4,0 4,1 4,2 4,3 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/bruxism/basics/lifestyle-home-remedies/con-20029395
- ↑ http://www.colgate.com/en/us/oc/oral-health/conditions/temporomandibular-disorder/article/sw-281474979088017
- ↑ 6,0 6,1 6,2 6,3 6,4 6,5 6,6 6,7 6,8 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/tooth-abscess/basics/symptoms/con-20035258
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/tooth-abscess/basics/prevention/con-20035258
- ↑ 8,0 8,1 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/tooth-abscess/basics/lifestyle-home-remedies/con-20035258
- ↑ http://familydoctor.org/familydoctor/en/drugs-procedures-devices/over-the-counter/pain-relievers-understanding-your-otc-options.html
- ↑ http://www.absolutesmiledental.com/dental-emergency.html
- ↑ 11,0 11,1 11,2 11,3 11,4 11,5 11,6 11,7 http://www.merckmanuals.com/professional/dental-disorders/temporomandibular-disorders/arthritis-of-the-temporomandibular-joint-tmj
- ↑ 12,0 12,1 12,2 12,3 12,4 http://www.emedicinehealth.com/temporomandibular_joint_tmj_syndrome/page6_em.htm
- ↑ 13,0 13,1 13,2 13,3 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/tmj/basics/treatment/con-20043566
- ↑ 14,0 14,1 http://www.emedicinehealth.com/temporomandibular_joint_tmj_syndrome/page7_em.htm#tmj_treatment
- ↑ 15,0 15,1 http://www.merckmanuals.com/professional/musculoskeletal-and-connective-tissue-disorders/joint-disorders/rheumatoid-arthritis-ra#v905398
- ↑ 16,0 16,1 16,2 16,3 16,4 16,5 16,6 http://www.health.arizona.edu/health_topics/general_health/sorejaw.html
- ↑ http://www.merckmanuals.com/professional/dental-disorders/temporomandibular-disorders/myofascial-pain-syndrome
- ↑ http://www.tmjhope.org/tmj-treatment/
- ↑ http://goaskalice.columbia.edu/proper-ice-pack-application-injuries