Giảm đau xương cụt

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Đau xương cụt thường xuất hiện khi bạn ngồi trong thời gian dài, nhưng có khoảng 1/3 trường hợp đau xương cụt là không rõ nguyên nhân. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể bị đau mãn tính khi chuyển từ tư thế ngồi sang đứng. Ngoài ra, đau xương cụt có thể xuất hiện khi quan hệ tình dục hoặc khi đại tiện.

Các bước[sửa]

Điều trị y tế[sửa]

  1. Đi khám bác sĩ. Bác sĩ sẽ biết nên quan sát điều gì để đánh giá cơn đau xương cụt. Bác sĩ có thể tiến hành chụp X-quang, chụp CT hoặc chụp MRI. Hai xét nghiệm hiệu quả nhất để chẩn đoán đau xương cụt là tiêm thuốc gây tê cục bộ vào xương cụt để xem có thể giúp giảm đau tạm thời không, và so sánh hình chụp X-quang khi đứng và ngồi để xem xương cụt có lệch khi bạn ngồi không.
    • Bác sĩ cũng có thể quan sát các nang ổ lông xương cụt - nang chỉ xuất hiện ở vùng xương cụt và do nhiễm trùng nang lông mọc ngược. [1] Điều trị nang ổ lông thành công có thể giúp giảm hoặc loại bỏ cơn đau hoàn toàn.
  2. Tìm hiểu về các triệu chứng do chấn thương xương cụt. Bạn có thể cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán nhưng nhận biết triệu chứng cũng sẽ giúp bạn xác định xem liệu xương cụt có phải là nguyên nhân gây đau không. Xác định triệu chứng còn giúp có thêm thông tin hữu ích cho bác sĩ trong quá trình chẩn đoán. Triệu chứng chấn thương xương cụt gồm có: [2] symptoms:
    • Đau ở xương cụt mà không đau ở vùng lưng dưới
    • Đau khi đứng dậy sau khi ngồi
    • Thường xuyên phải đi vệ sinh hoặc đau khi đi vệ sinh
    • Bớt đau khi ngồi lên cẳng chân hoặc ngồi một bên mông.
  3. Xem xét các nguyên nhân tiềm ẩn gây đau xương cụt. Nếu xương cụt chấn thương vì nguyên nhân nào đó, bạn cần trao đổi kỹ với bác sĩ để giúp xác định đúng phương pháp điều trị cho trường hợp cụ thể.
    • Theo một vài ước tính, đau xương cụt ở nữ giới phổ biến hơn gấp 5 lần so với nam giới. Nguyên nhân có thể là do chấn thương xương cụt trong khi sinh.[3][4]
  4. Hỏi bác sĩ về thuốc kê đơn. Một số thuốc kê đơn có thể giúp giảm đau xương cụt. Ví dụ, thuốc chống động kinh và thuốc chữa trầm cảm có thể mang lại hiệu quả trong việc giảm đau xương cụt.[5] Hỏi bác sĩ về khả năng uống một trong các loại thuốc trên.
    • Nên nhớ rằng bác sĩ thường không kê đơn thuốc Narcotic trừ khi xương cụt gãy. Trong trường hợp gãy xương cụt, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau để giúp giảm cơn đau. Ngoài ra, có thể bạn sẽ cần được chụp X-quang để xác định tình trạng gãy xương cụt (nếu có).[6]
  5. Xem xét phương án phẫu thuật nếu các phương pháp khác không hiệu quả. Hầu hết bệnh nhân trải qua phẫu thuật giảm đau xương cụt đều từng thử các phương pháp không-phẫu-thuật nhưng không hiệu quả. Vì vậy, bạn nên thử hết các phương pháp không-phẫu-thuật trước khi quyết định phẫu thuật đau đớn và đôi khi có thể khiến cơ thể suy nhược.
    • Nếu cơn đau nghiêm trọng, đau hàng ngày trong vòng hơn 6 tháng, và/hoặc ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bạn nên nhờ bác sĩ giới thiệu đến gặp bác sĩ khoa chỉnh hình chuyên phẫu thuật loại bỏ xương cụt. [7]

Dùng nguyên liệu tại nhà[sửa]

  1. Chườm đá cho xương cụt. Chườm đá có thể giúp giảm đau và viêm xương cụt. [6] Trong vòng 48 tiếng đầu tiên sau chấn thương, bạn có thể chườm đá mỗi tiếng một lần. Quấn túi chườm đá trong khăn tắm rồi chườm lên xương cụt khoảng 20 phút một lần. Sau 48 tiếng, bạn có thể chườm đá 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 20 phút để cảm thấy thoải mái hơn.
  2. Dùng thuốc giảm đau không kê đơn. Uống thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) để giảm sưng và đau. Các thuốc không kê đơn OTC như Ibuprofen hoặc Acetaminophen có bán ở hầu hết các hiệu thuốc.[8]
    • Uống 600 mg Ibuprofen mỗi 8 tiếng hoặc 500 mg Acetaminophen mỗi 4 tiếng. Không vượt quá liều 3500 mg Acetaminophen trong 24 tiếng.
  3. Điều chỉnh tư thế. Tư thế không đúng có thể góp phần gây đau xương cụt. Bạn nên ngồi thẳng lưng, hóp bụng, thẳng cổ và lưng hơi cong. Nếu đau dữ dội khi đứng dậy, bạn có thể hướng người về phía trước và cong lưng trước khi đứng. [6]
  4. Ngồi trên gối. Gối đặc biệt có một phần cắt khuyết dưới xương cụt được thiết kế dành riêng cho bệnh nhân bị đau xương cụt. Loại gối này giúp giảm một số cơn đau khi bạn ngồi xuống.[6] Bạn có thể tự làm gối bằng một miếng xốp cao su. Chỉ cần cắt một lỗ ở chính giữa miếng xốp để tạo thiết kế giống bệ ngồi toilet.
    • Hầu hết bệnh nhân đều nhận thấy gối hình bánh Donut không giúp ích vì chúng được thiết kế để giảm áp lực lên cơ quan sinh dục chứ không phải xương cụt. Bạn nên trao đổi với bác sĩ về việc dùng gối có hình giống miếng bánh Pizza.
  5. Chườm nóng. Nghiên cứu cho thấy chườm nóng có thể giúp giảm đau xương cụt. [9] Bạn có thể chườm nóng 4 lần mỗi ngày, mỗi lần 20 phút.
    • Thử chườm ấm hoặc tắm bồn nước nóng nếu không có miếng chườm nóng.
  6. Lên kế hoạch nghỉ ngơi và phục hồi. Nếu bị gãy xương cụt, cách duy nhất bạn có thể làm là nghỉ ngơi và tránh hoạt động mạnh trong vòng 8-12 tuần.[10] Nếu công việc yêu cầu thể lực, bạn cần sắp xếp thời gian xin tạm nghỉ một thời gian cho cơ thể phục hồi.
  7. Không rặn khi đại tiện. Một số người sẽ bị đau khi đại tiện do đau xương cụt. Bạn nên cố gắng tránh bị táo bón bằng cách bổ sung chất xơ và nhiều nước trong chế độ ăn. Nếu cần, bạn có thể uống thuốc làm mềm phân dịu nhẹ trong thời gian xương cụt lành lại.[6]

Lời khuyên[sửa]

  • Đau xương cụt có thể là dấu hiệu của vấn đề với khớp cùng chậu. Có khả năng hông và xương cụt bị lệch. Dấu hiệu là cơn đau ở xương cụt hoặc hai bên xương cụt.

Cảnh báo[sửa]

  • Đau xương cụt có thể kéo dài dai dẳng và gây khó chịu cho bệnh nhân trong thời gian dài. Các bác sĩ báo cáo rằng nhiều bệnh nhân gặp cơn đau ở nhiều mức độ khác nhau trong nhiều tháng sau khi chấn thương xương cụt.
  • Đi khám bác sĩ hoặc liên lạc với nhân viên y tế càng sớm càng tốt nếu đau không chịu được ở xương cụt hoặc bị đau mà không rõ nguyên nhân hoặc không do chấn thương

Nguồn và Trích dẫn[sửa]