Giảm đau do xì mũi nhiều

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Xì mũi nhiều do bị dị ứng, cảm lạnh, hay thời tiết khô lạnh có thể làm mũi đau. Các mô nhạy cảm xung quanh và trong mũi trở nên khô và nứt nẻ khi thường xuyên phải chịu những "chấn động nhỏ" từ việc xì và lau mũi. Dị ứng đặc biệt gây nhiều rắc rối vì bệnh này kéo dài chứ không chỉ diễn ra trong một hoặc hai tuần như cảm lạnh hay cúm. Bất kể nguyên nhân là gì bạn có thể thực hiện các bước sau để mũi bớt đau.

Các bước[sửa]

Giảm kích ứng và xước mũi[sửa]

  1. Xoa chất dưỡng ẩm bên ngoài hai lỗ mũi. Tốt nhất bạn nên sử dụng sáp nguyên chất chưng cất từ dầu hỏa như Vaseline và thuốc mỡ như Neosporin. Dùng đầu tăm bông chấm một ít sản phẩm này và xoa xung quanh lối vào lỗ mũi. Chất dưỡng ẩm không chỉ giảm khô mà còn tạo ra rào cản chống lại kích ứng do chảy mũi.[1]
    • Nếu bạn không có các sản phẩm như Vaseline và Neosporin thì có thể sử dụng dầu xoa mặt thông thường. Dầu xoa mặt không giữ ẩm hiệu quả bằng nhưng cũng giảm khó chịu phần nào.
  2. Mua khăn giấy tẩm dầu dưỡng ẩm.[2] Nếu bạn sẵn sàng chi nhiều tiền hơn chút ít thì có một số loại khăn giấy lau mặt chất lượng cao có thể làm dịu mũi. Bạn nên mua những sản phẩm có tẩm dầu xoa vì chúng ít gây tổn hại cho mũi khi sử dụng và dầu xoa có chức năng tương tác chống lại kích ứng. Không gây xước khi xì mũi cũng đồng nghĩa mũi sẽ bớt khó chịu về lâu dài.
  3. Dùng khăn mặt tẩm ướt mũi. Nếu mũi bị xước nhiều hoặc chảy máu bạn nên cung cấp hơi ẩm ấm để giảm đau. Nhúng khăn mặt vào nước nóng rồi nhẹ nhàng ép khăn vào hai lỗ mũi. Ngửa đầu về sau và để yên khăn mặt cho đến khi nhiệt độ khăn giảm xuống nhiệt độ phòng. Trong thời gian này bạn phải thở bằng miệng.
    • Xoa sáp nguyên chất chưng cất từ dầu hỏa hoặc Neosporin vào mũi ngay sau khi làm ướt bằng khăn mặt.
    • Vứt bỏ khăn mặt hoặc giặt sạch khăn ngay sau đó.
  4. Giảm xì mũi. Nghẹt mũi hay chảy mũi làm chúng ta rất khó chịu, khi đó bạn có khuynh hướng xì mũi thường xuyên. Bạn phải chống lại khuynh hướng này cho dù phải cố gắng. Trong trường hợp bạn ở nhà một mình thì cũng chỉ xì mũi khi thật cần thiết. Nếu có dịch nhầy chảy ra bạn nên thấm nhẹ nhàng thay vì xì thật mạnh vào khăn giấy khô khiến mũi bị kích ứng nhiều hơn.
  5. Áp dụng kỹ thuật xì mũi nhẹ.[3] Thay vì hít sâu và hắt ra thật mạnh, bạn nên xì nhẹ để giảm tổn thương mũi. Xì nhẹ nhàng qua một bên mũi và làm tương tự với bên kia. Tiếp tục xì luân phiên giữa hai lỗ mũi cho đến khi chúng đủ thông thoáng.
    • Luôn luôn làm loãng dịch nhầy bằng kỹ thuật thông nghẹt mũi trước khi xì.
  6. Tìm biện pháp y khoa điều trị dị ứng.[4] Bác sĩ có thể kê thuốc chống dị ứng để kiểm soát tình hình. Bất kể điều trị dị ứng bằng cách tiêm thuốc hay dùng thuốc xịt Flonase, mũi bạn sẽ dễ chịu hơn sau khi dị ứng được điều trị.
    • Bạn nên biết thuốc trị nghẹt mũi dạng uống có khuynh hướng làm chất nhầy khô hơn và khiến mũi càng thêm khó chịu.

Điều trị nghẹt mũi[sửa]

  1. Làm loãng dịch nhầy trong mũi. Có nhiều phương pháp giúp làm loãng dịch tiết trong mũi là nguyên nhân gây nghẹt. Nếu bạn chịu khó dành ít thời gian thực hiện các kỹ thuật này, hiệu quả xì mũi sẽ cải thiện đáng kể. Nhu cầu xì mũi cũng giảm dần theo thời gian và do đó giảm tổn thương mũi. Bạn nên thực hiện các kỹ thuật trị nghẹt mũi sau đây khi cần và luôn luôn xì mũi ngay sau đó.
  2. Ngồi trong phòng có hơi nước. Phòng tắm hơi là nơi hoàn hảo để thông nghẹt mũi và thư giãn sau một ngày dài, nhưng nếu không có điều kiện đến phòng tắm hơi thì bạn có thể tận dụng phòng tắm nhà mình. Mở nước nóng ở vòi sen và đóng cửa để hơi nước không thoát ra ngoài. Ngồi trong phòng tắm 3-5 phút hoặc cho đến khi dịch nhầy long ra và loãng hơn. Nhẹ nhàng xì mũi trước khi ra khỏi phòng tắm.
    • Để tiết kiệm nước bạn chỉ nên xì mũi sau khi đã xông hơi xong.
  3. Chườm ấm vào sống mũi.[5] Bạn đặt chiếc khăn mặt ẩm vào lò vi sóng cho đến khi khăn ấm nhưng không quá nóng. Thời gian lưu trong lò tùy thuộc vào loại lò vi sóng, vì vậy lần đầu bạn nên đặt khăn trong 30 giây và bổ sung 15 giây sau mỗi lần kiểm tra độ nóng của khăn. Khăn mặt phải đủ nóng nhưng bạn vẫn có thể chịu đựng được khi chườm. Đặt khăn ngang qua mũi và để yên như vậy cho đến khi hết nóng. Hơi nóng sẽ làm long dịch nhầy cho dù bạn chỉ chườm từ bên ngoài khoang mũi.
    • Lập lại lần nữa nếu cần trước khi xì mũi.
  4. Rửa mũi bằng nước muối.[6] Nghĩa là bạn dùng nước muối để thông rửa khoang mũi, nước muối có bán ở hầu hết các nhà thuốc. Sử dụng bình nước muối phun vào mỗi bên mũi hai lần để làm loãng dịch nhầy. Nếu không muốn mua bạn có thể tự điều chế nước muối ở nhà:
    • Trộn khoảng 250 ml nước ấm với 1/2 thìa cà phê muối.
    • Mua bóng hút ở siêu thị hay nhà thuốc, dùng bóng hút để thông rửa hai mũi bằng nước muối bạn vừa pha chế.
  5. Sử dụng bình rửa mũi chuyên dụng. Bình rửa mũi trông giống như ấm trà thu nhỏ, nó có tác dụng thông nghẹt xoang bằng cách đẩy dòng nước ấm vào mũi bên này và đi ra ngoài qua lỗ mũi bên kia. Nấu nước đến nhiệt độ tối thiểu 49°C để loại trừ hết vi khuẩn có hại, sau đó để nước nguội đến nhiệt độ thích hợp trước khi sử dụng bình xịt. Ngả đầu và rót nước vào lỗ mũi phải, bạn phải giữ đầu nghiêng trong khi rót để nước chảy ra qua lỗ mũi trái.
    • Cân nhắc không sử dụng bình rửa mũi nếu bạn sống ở nơi có nguồn nước không được xử lý tốt. Đã có một số báo cáo về các ca nhiễm trùng a míp từ nguồn nước máy.[7]
  6. Thường xuyên uống trà ấm. Cổ họng và mũi có liên hệ mật thiết với nhau, vì vậy uống nước ấm cũng sẽ làm ấm khoang mũi. Tương tự như phương pháp hít hơi nước, uống trà ấm giúp dịch nhầy di chuyển dễ hơn. Bạn có thể uống bất kì loại trà nào mình thích, nhưng tốt nhất nên chọn loại trà có tác dụng trị cảm nếu bạn đang cảm lạnh. Tìm mua trà trị cảm lạnh hoặc trị cúm trong siêu thị hay tiệm bách hóa. Trà bạc hà cay và trà đinh hương có tác dụng làm dịu cổ họng và thông thoáng mũi.[8]
  7. Tập thể dục nếu sức khỏe cho phép.[9] Nếu đang bị cảm hoặc cúm rất nặng, chắc chắn bạn phải nghỉ ngơi, nhưng nếu dị ứng gây ra sổ mũi thì tập thể dục là một lựa chọn tốt. Khi bạn luyện tập nhịp tim sẽ tăng nhanh và khiến mồ hôi vã ra, tác dụng phụ có lợi của việc này là dịch nhầy cũng đồng thời long ra. Chỉ cần tập 15 phút cũng hiệu quả, miễn là bạn phải tránh xa tác nhân gây dị ứng. Ví dụ, nếu dị ứng với phấn hoa thì bạn không nên chạy bộ ngoài trời.
  8. Ăn thực phẩm cay. Bạn thử nhớ lại lúc mình ăn thứ gì rất cay, lúc đó bạn có bị chảy mũi không?[10] Đó là tình trạng lý tưởng để xì mũi, vì vậy bạn nên ăn ớt, tiêu cay, hay bất kì thứ gì có thể khiến chảy mũi. Xì mũi ngay khi dịch nhầy vẫn còn loãng để nó dễ di chuyển ra ngoài.
  9. Mua máy tạo ẩm. Bạn có thể mua máy tạo ẩm ở nhà thuốc để giữ ẩm không khí trong lúc ngủ. Chọn loại máy có chế độ tạo sương mát, vì sương ấm còn khiến mũi nghẹt nặng thêm. Cài đặt máy để đạt độ ẩm không khí tối ưu là 45-50%.[11]
    • Loại máy để bàn chứa được khoảng 4-15 lít nước và bạn nên thay nước hằng ngày. Vệ sinh hoàn toàn khoang chứa nước sau mỗi ba ngày.
    • Lọc nước tốt nhất là loại HEPA và bạn nên thay lọc mới theo định kỳ được nhà sản xuất khuyến cáo.
  10. Xoa bóp khu vực xoang.[12] Xoa bóp khu vực bên trên xoang có thể làm khoang mũi thông thoáng hơn và giúp bạn dễ dàng xì dịch nhầy ra ngoài. Để có tác dụng mạnh hơn ban nên sử dụng tinh dầu hương thảo, bạc hà cay hoặc oải hương, nhưng tránh để tinh dầu dính vào mắt. Sau cùng bạn xối nước rửa mặt bằng khăn nhúng nước ấm. Sử dụng ngón tay trỏ và ngón giữa nhẹ nhàng xoa bóp theo hình vòng tròn lên trên:
    • Trán (xoang trán)
    • Sống mũi và hai thái dương (xoang sàng)
    • Dưới hai mắt (xoang hàm trên)

Cảnh báo[sửa]

  • Tìm biện pháp điều trị y khoa ngay nếu bạn bị viêm xoang, cảm lạnh hay cúm kéo dài một tuần mà không cải thiện. Các dấu hiệu bao gồm dịch mũi sệt và xanh, kèm theo nhức đầu ở xoang.
  • Dù hiếm khi xảy ra nhưng đôi khi vaseline bôi dưới mũi có thể bị hít vào phổi và gây ra viêm phổi mỡ. Tránh bôi vaseline quá thường xuyên và luân phiên sử dụng nhiều loại chất giữ ẩm khác nhau.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]