Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Giảm sưng lợi
Từ VLOS
(đổi hướng từ Giảm Sưng Lợi)
Sưng lợi có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Những người bị sưng lợi có khả năng đang mắc bệnh về lợi, bị kích ứng bởi thức ăn hay đồ uống, bị sâu răng, thiếu chất dinh dưỡng hay do các vấn đề khác về răng miệng. Dưới đây liệt kê nhiều loại nước súc miệng để chữa sưng lợi, nhưng bạn hãy nhớ cách duy nhất để tìm ra nguyên nhân của nó là phải đi khám răng miệng.
Mục lục
Các bước[sửa]
Chữa Lợi bị Sưng[sửa]
-
Xác
định
nguyên
nhân.
Có
nhiều
nguyên
nhân
khác
nhau
làm
lợi
sưng,
dù
trong
nhiều
trường
hợp
đó
có
thể
là
dấu
hiệu
của
một
căn
bệnh
về
lợi.
Bạn
cần
phải
tìm
ra
nguyên
nhân
chính
xác
để
có
thể
theo
đuổi
quá
trình
điều
trị
phù
hợp,
dù
là
tự
chăm
sóc
tại
nhà
hay
phải
đi
gặp
nha
sĩ.
Dưới
đây
là
các
nguyên
nhân
thường
gặp:
- Đánh răng hay xỉa răng không đúng cách. Nhiều khi lợi sưng là do vệ sinh răng miệng không sạch, để mảng bám tích tụ nhiều tại các kẽ răng và ở mép lợi. Để khắc phục tình trạng này bạn cần đánh răng thật sạch và xỉa răng đều đặn để loại bỏ thức ăn thừa. Ngoài ra, nhiều người xỉa răng quá mạnh cũng có thể làm sưng lợi.
- Viêm lợi và viêm nha chu. Nếu bạn không giữ vệ sinh răng miệng tốt thì các bệnh về lợi như viêm lợi và viêm nha chu có thể phát triển dễ dàng. Viêm lợi không nghiêm trọng lắm và có thể xử lý tương đối dễ nếu phát hiện sớm. Ngược lại, viêm nha chu nguy hiểm hơn và có thể buộc phải nhổ bỏ răng. Nếu nghi ngờ mình bị mắc một trong hai tình trạng này thì bạn nên đi khám nha khoa.
- Loét trong miệng. Các vết loét hình thành trên lợi có thể gây đau và sưng. Chỉ cần nhìn bên ngoài bạn có thể biết mình có bị loét miệng hay không, hay còn gọi là viêm loét miệng; chúng có màu trắng ở chính giữa với viền đỏ xung quanh. Cùng một thời điểm trong miệng có thể xuất hiện nhiều vết loét, nhưng chúng điều trị được và không lây lan.
- Hóa học trị liệu. Một trong những tác dụng phụ không mong muốn của biện pháp hóa học trị liệu là khiến lợi sưng và chảy máu, rất đau. Ngoài ra nó còn làm phát sinh các vết lở loét trên lợi. Mặc dù bạn có thể xử lý các triệu chứng này nhưng tình trạng sẽ không dừng lại chừng nào bạn còn áp dụng điều trị bằng hóa chất.
- Thuốc lá. Hút thuốc hay dùng các sản phẩm từ thuốc lá thường là nguyên nhân góp phần gây sưng lợi. Thực tế thì người sử dụng các sản phẩm thuốc lá có khả năng mắc bệnh về lợi cao hơn hẳn so với người không dùng. Do đó bước đầu tiên để trị sưng lợi là dừng hút thuốc.
- Hóc môn. Lợi sưng cũng có thể do lượng hóc môn sản sinh ra nhiều, dẫn đến tăng lưu lượng máu chảy về lợi. Chúng bao gồm các loại hóc môn được sinh ra trong giai đoạn tuổi dậy thì, khi có kinh, mang thai hay lúc mãn kinh. Một số thuốc tránh thai cũng làm tăng các hóc môn này.[1]
-
Nhẹ
nhàng
chà
bề
mặt
nhai,
phía
trước
và
phía
sau
của
răng
(gần
với
lưỡi),
chủ
yếu
chà
từ
dưới
lên
với
răng
dưới,
từ
trên
xuống
với
răng
trên,
chuyển
động
bàn
chải
theo
hình
tròn
hay
xoáy,
nhưng
bạn
đừng
đánh
theo
phương
ngang.
Như
đã
nói
ở
trên,
lợi
sưng
có
thể
do
tích
tụ
mảng
bám
trên
răng,
do
đó
kịch
bản
hay
nhất
là
loại
bỏ
mảng
bám
để
tránh
mắc
bệnh
về
lợi,
và
bạn
có
thể
dễ
dàng
làm
điều
này
bằng
cách
đánh
và
xỉa
răng.
Bạn
nên
đánh
răng
ít
nhất
hai
lần
mỗi
ngày
vào
buổi
sáng
và
tối,
và
sau
các
bữa
ăn
nếu
có
thể.
- Sử dụng bàn chải lông mềm. Bàn chải lông mềm có thể làm sạch hiệu quả mà không gây kích ứng cho lợi. Bạn nên tránh dùng các loại bàn chải lông cứng hay tương đối cứng vì chúng có thể làm lợi sưng thêm, làm mòn/xước lớp men răng.
- Đánh răng mạnh hơn không có nghĩa là tốt hơn. Lợi có cấu tạo từ các mô tế bào mỏng manh, vì vậy chà mạnh sẽ gây hại nhiều hơn là tốt. Tránh chà bàn chải qua lại quá mạnh, động tác chà này cũng không làm lông bàn chải đi vào các kẽ răng.
- Chọn kem đánh răng bảo vệ lợi, được thiết kế để ngăn ngừa viêm lợi. Hầu hết các nhãn hiệu kem đánh răng lớn đều sản xuất loại kem chống viêm lợi.
-
Dùng
chỉ
nha
khoa
xỉa
răng
một
lần
mỗi
ngày
để
loại
bỏ
mảng
bám
mà
bàn
chải
không
thể
với
tới.
Nhưng
bạn
không
nên
xỉa
nhiều
hơn
một
lần
vì
có
thể
gây
kích
ứng
thêm
cho
lợi.
- Nhiều người quên không xỉa răng nhưng ngay cả những người có xỉa cũng có thể làm lợi sưng hơn vì làm quá mạnh. Bạn nên tránh "giật mạnh" sợi chỉ nha khoa trong kẽ răng để không làm tổn thương mô lợi, thay vào đó bạn nên trượt cẩn thận sợi chỉ đi theo đường cong của răng.[1]
-
Súc
miệng
bằng
nước
sạch
hay
dung
dịch
nước
muối.
Súc
miệng
bằng
nước
muối
là
cách
thường
được
chỉ
dẫn
mỗi
khi
nói
tới
giảm
sưng
lợi,
nhưng
đó
vẫn
là
một
trong
những
cách
hiệu
quả
nhất.
Muối
đóng
vai
trò
như
chất
kháng
khuẩn,
ức
chế
vi
khuẩn
trong
miệng
và
làm
dịu
chỗ
lợi
bị
sưng.
- Súc miệng: Bạn có thể tự làm dung dịch nước muối bằng cách hòa tan một thìa canh muối thường dùng trong cốc nước ấm. Súc mạnh dung dịch này trong miệng để lợi có thể tiếp xúc với nước muối, nhưng bạn đừng nuốt.
- Một cách làm khác cho kết quả tương tự là súc miệng bằng hỗn hợp pha chế của nước cốt chanh tươi trong nước trong 30 giây. Cách làm này không hiệu quả như nước muối nhưng có hương vị dễ chịu hơn khi súc miệng.
- Bạn cũng có thể dùng nước muối để trị đau cổ họng, vệ sinh dụng cụ xỏ khuyên mới mua và vô trùng cho vết thương.
-
Dùng
băng
ép
ấm
hay
lạnh.
Bạn
có
thể
dùng
các
miếng
băng
ép
ấm
và
lạnh
để
chữa
trị
tức
thời
cho
lợi
bị
sưng
và
đau.
Băng
ép
ấm
hữu
hiệu
để
trị
cơn
đau,
trong
khi
đó
băng
ép
lạnh
sẽ
làm
giảm
sưng
đáng
kể.
Bạn
hãy
ấn
miếng
băng
vào
mặt
thay
vì
ép
trực
tiếp
lên
lợi,
vì
như
vậy
dễ
làm
hơn
và
tránh
cho
lợi
bị
kích
thích
thêm
do
thay
đổi
nhiệt
độ
đột
xuất.
- Cách làm băng ép nóng: Nhúng chiếc khăn sạch vào nước ấm (không nóng), vắt cho hết nước thừa rồi ép khăn lên mặt cho tới khi cơn đau dịu dần.
- Cách làm băng ép lạnh: Bọc vài cục đá trong chiếc khăn sạch, hoặc bạn có thể dùng một túi rau quả đông lạnh (như đậu đông lạnh), hay một gói gì đó đã để đông trong tủ lạnh. Ép miếng băng lên mặt cho tới khi chỗ sưng xẹp xuống và khu vực đó hơi bị tê lạnh.
- Tránh dùng các chất gây kích thích lợi. Trong khi lợi bị sưng và đau, bạn phải tránh dùng các chất có thể làm vết sưng tồi tệ hơn, như thuốc lá hay rượu. Ngoài ra, nước súc miệng có tính sát trùng mạnh, loại sản phẩm bạn dùng để vô trùng miệng, sẽ làm lợi sưng nặng hơn. Do đó trong thời gian này bạn nên tránh xa những thứ đó.
- Uống nhiều nước. Uống nhiều nước giúp rửa trôi thức ăn dư thừa và vi khuẩn trong miệng, hạn chế mảng bám đóng trên răng. Hơn nữa nước uống còn làm tăng lượng nước bọt sản sinh, mà bản chất nước bọt có thể diệt vi khuẩn.[2]
- Nhẹ nhàng mát xa lợi. Mát xa nhẹ có thể giúp giảm đau và sưng lợi do tăng tuần hoàn máu ở lợi. Bạn nên mát xa nhẹ theo hình vòng tròn trên chỗ lợi sưng trong khoảng một phút. Hãy nhớ rửa tay trước khi làm và phải chắc chắn móng tay đã cắt ngắn và sạch sẽ, như vậy sẽ ngăn vi khuẩn lây lan vào miệng.
- Bôi tinh dầu đinh hương. Bôi dầu đinh hương vào chỗ lợi sưng là cách chữa trị tự nhiên đã cho thấy tính hiệu quả trong việc giảm đau và sưng. Bạn chỉ cần bôi một ít tinh dầu đinh hương vào chỗ lợi sưng ba lần một ngày bằng tăm bông. Hoặc bạn có thể nhỏ vài giọt tinh dầu vào cốc nước để súc miệng. Bạn có thể mua tinh dầu đinh hương tại các tiệm thuốc hay cửa hàng thực phẩm sạch.[3]
Ngăn ngừa Lợi sưng[sửa]
-
Đánh
răng
nhẹ
nhàng,
tối
thiểu
2
hay
3
lần
mỗi
ngày.
Đánh
răng
giúp
loại
bỏ
mảng
bám
và
do
đó
có
thể
ngăn
ngừa
các
bệnh
về
lợi
hay
sâu
răng.
Thật
ra
hầu
như
tất
cả
các
vấn
đề
về
răng
miệng
đều
có
thể
ngăn
chặn
bằng
cách
giữ
vệ
sinh
miệng
đều
đặn
mỗi
ngày.
Bạn
nên
đánh
răng
tối
thiểu
một
lần
vào
buổi
sáng
và
một
lần
vào
buổi
tối,
sau
các
bữa
ăn
nếu
được.
- Nếu bạn không chắc về kỹ thuật đánh răng của mình thì nên nhờ nha sĩ hướng dẫn nhanh trong lần kiểm tra sức khỏe sắp tới, chắc chắn họ sẽ rất vui để giúp bạn.
-
Xem
việc
xỉa
răng
bằng
chỉ
nha
khoa
là
thói
quen
vệ
sinh
răng
hằng
ngày.
Đây
là
thói
quen
rất
cần
thiết
nhưng
nhiều
người
thường
xem
nhẹ,
thật
ra
việc
xỉa
răng
giúp
loại
bỏ
mảng
bám
và
vi
khuẩn
bám
trong
các
kẽ
răng
mà
lông
bàn
chải
không
thể
lấy
được.
- Nhớ xỉa răng nhẹ nhàng để tránh kích thích mô tế bào mỏng manh của lợi, đồng thời phải dùng các đoạn chỉ nha khoa sạch cho mỗi kẽ răng để không làm lây lan vi khuẩn từ chỗ này sang chỗ khác.
- Nếu thấy chỉ nha khoa khó sử dụng thì bạn có thể chọn một loại tăm xỉa răng khác tại các tiệm thuốc tây, chúng thường được làm bằng que gỗ hay que nhựa nhỏ và có thể lồng vào kẽ răng, có tác dụng như chỉ nha khoa.
-
Đảm
bảo
chế
độ
ăn
phong
phú,
giàu
vitamin
C,
canxi
và
axít
folic.
Chế
độ
dinh
dưỡng
nghèo
nàn
có
thể
dẫn
tới
viêm
lợi
(và
cả
các
vấn
đề
khác).
Cụ
thể,
bạn
phải
hấp
thu
đủ
lượng
vitamin
C,
canxi
và
axít
folic.
Vitamin
C
và
axít
folic
thật
sự
có
thể
hỗ
trợ
giúp
lợi
khỏe
mạnh
và
đề
phòng
viêm
lợi,
ngoài
ra
còn
có
bằng
chứng
cho
thấy
những
người
thiếu
canxi
dễ
mắc
các
bệnh
về
lợi.
Mỗi
ngày
bạn
nên
uống
một
viên
vitamin
tổng
hợp,
ăn
nhiều
hoa
quả
và
rau
tươi.[2]
- Nguồn thực phẩm giàu vitamin C bậc nhất bao gồm đu đủ, ớt chuông, dâu tây, bông cải xanh, dứa, kiwi, cam, dưa vàng và cải xoăn.
- Nguồn thực phẩm giàu canxi bao gồm các sản phẩm làm từ sữa, phô mai, sữa chua, cá mòi, đậu hũ, cá hồi, sữa đậu nành, ngũ cốc và rau cải rổ.
- Thực phẩm giàu axít folic bao gồm rau có lá thẫm màu, bông cải, măng tây, đậu, đậu lăng, cần tây, quả bơ, các loại quả thuộc họ cam, chanh.
- Không súc miệng bằng các loại nước có tính chua hay nước chanh: vì có chứa axít nên chúng có thể làm mòn răng. Bạn chỉ nên súc miệng bằng nước thường.
-
Ngủ
đủ
giấc
và
tránh
căng
thẳng.
Mệt
mỏi
có
thể
làm
phù
mặt
và
lợi,
vì
vậy
bạn
nên
ngủ
từ
bảy
tới
tám
tiếng
mỗi
đêm.
Bạn
cũng
nên
tránh
để
tâm
trạng
bị
căng
thẳng
vì
nó
khiến
cơ
thể
sinh
ra
một
chất
có
tên
cortisol,
chất
này
có
liên
quan
tới
tình
trạng
sưng
lợi
hay
làm
sưng
các
bộ
phận
khác
của
cơ
thể.[1]
- Bạn có thể xả căng thẳng bằng cách tập thể dục đều đặn. Tập thể dục làm cơ thể tiết ra hóc môn tạo cảm giác lạc quan, và do đó bạn sẽ có tâm trạng tốt hơn. Ngoài ra, tập thể dục làm bạn mệt mỏi và giúp ngủ ngon hơn vào ban đêm. Nói chung hoạt động thể chất đem lại nhiều lợi ích!
- Còn một cách khác để thư giãn cơ thể là mỗi ngày dành một ít thời gian cho bản thân, bạn có thể đi tản bộ, đọc sách, hay tắm mát. Bạn nên tránh làm não bộ kích thích trước giờ ngủ bằng cách tắt tivi và máy tính tối thiểu một giờ trước khi lên giường.
- Từ bỏ thuốc lá. Như đã nói, thuốc lá có thể gây kích ứng cho lợi và người hút thuốc hay dùng các sản phẩm thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh răng lợi cao hơn nhiều. Nếu được thì bạn nên cố cai thuốc, hay ít nhất cũng phải giảm liều lượng sử dụng.
- Đến phòng khám nha để kiểm tra và vệ sinh răng. Lợi sưng thường là biểu hiện của một căn bệnh về răng miệng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như viêm lợi do mảng bám và vi trùng, sâu răng. Vì vậy nếu lợi của bạn thường xuyên sưng thì hãy đi khám nha khoa. Nha sĩ sẽ xác định chính xác tình trạng của bạn và đề xuất cách điều trị thích hợp. Cho dù răng và lợi hoàn toàn khỏe mạnh thì bạn cũng nên đi khám răng miệng hay gặp chuyên gia vệ sinh răng tối thiểu hai lần một năm.[4]
Lời khuyên[sửa]
- Khi đánh răng bạn không nên đánh quá mạnh để tránh gây kích ứng cho lợi. Sử dụng bàn chải lông mềm và đánh chậm theo hình vòng tròn.
- Thay bàn chải mới sau mỗi ba tháng, vì bàn chải cũ chứa nhiều vi khuẩn.
- Gần đây bạn có thay đổi thói quen xỉa răng? Nếu bạn mới bắt đầu xỉa răng trở lại thì lợi có thể đau, chảy ít máu hay bị sưng trong tuần đầu tiên. Bạn hãy tiếp tục thói quen xỉa răng và lợi sẽ từ từ thích nghi với việc này.
Cảnh báo[sửa]
- Dù bạn có thể làm dịu cơn đau tại nhà, nhưng nếu lợi tiếp tục sưng thì bạn phải đi khám răng ngay. Căn bệnh răng miệng tiềm ẩn đằng sau tình trạng viêm lợi có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho lợi và răng.
- Thận trọng với thức ăn, thức uống quá nóng hay quá lạnh. Nhiều người có lợi rất nhạy cảm với nhiệt độ, đặc biệt khi họ bắt đầu có tuổi. Vì vậy bạn nên tránh dùng các thức uống quá lạnh, không uống trà, cà phê hay súp quá nóng. Nhưng không có nghĩa bạn phải tránh xa các thực phẩm này mãi mãi, bạn có thể chờ đến khi chúng ấm hơn hay nguội hơn trước khi dùng.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 1,2 http://www.webmd.com/oral-health/guide/gum-problem-basics-sore-swollen-and-bleeding-gums?page=1
- ↑ 2,0 2,1 http://www.healthline.com/health/gums-swollen#GumSoothing
- ↑ http://health.howstuffworks.com/wellness/oral-care/products/home-remedy-for-swollen-gums1.htm
- ↑ http://www.colgate.com/app/CP/US/EN/OC/Information/Articles/Oral-and-Dental-Health-Basics/Checkups-and-Dental-Procedures/The-Dental-Visit/article/How-Often-Should-You-Go-to-the-Dentist.cvsp
- Adapted from original article: Reduce Gum Swelling. Shared with permission.