Giảm sốt cho trẻ độ tuổi chập chững

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Sốt là phản ứng bình thường của cơ thể chống lại nhiễm trùng hoặc bị thương. Nó kích thích cơ thể huy động và sản sinh ra nhiều tế bào bạch cầu và kháng thể giúp chống nhiễm trùng. Một số nhà nghiên cứu tin rằng nên để cho các cơn sốt nhẹ tự khỏi. Nhưng sốt ở trẻ đang độ tuổi chập chững biết đi lại gây cho bạn bối rối. Mặc dù sốt nhẹ thường không cần phải điều trị, nhưng đôi khi bạn có thể vẫn muốn giảm sốt để trẻ cảm thấy thoải mái. Sốt cao rất nguy hiểm, và trường hợp hiếm, có thể đe dọa đến tính mạng. Bạn nên đến bác sĩ nhi để khám cho trẻ.[1]

Các bước[sửa]

Giảm Sốt ở Trẻ chập chững[sửa]

  1. Đánh giá cơn sốt của trẻ. Đo nhiệt độ cho trẻ bằng nhiệt kế điện tử. Bạn sẽ có được kết quả đo chính xác nhất khi đo ở hậu môn, nhưng bạn cũng có để đặt dưới cánh tay trẻ (mặc dù cách này sẽ có kết quả đo kém chính xác nhất). Đừng bao giờ sử dụng cùng một nhiệt kế để đo kết hợp hậu môn và dưới cánh tay.[2]
    • Bạn cũng có thể đo nhiệt độ cho trẻ trên trán bằng máy quét động mạch thái dương và nhiệt kế tai.
    • Trẻ sơ sinh và trẻ chập chững biết đi thường có thân nhiệt cao hơn và có phạm vi chênh lệch nhiệt độ nhiều hơn người lớn. Một phần là vì tỷ lệ giữa bề mặt với khối lượng cơ thể của trẻ lớn hơn và phần nữa là vì hệ đề kháng của trẻ vẫn đang phát triển.[2]
    • Nhiệt độ cơ thể bình thường của trẻ độ tuổi này là từ 36 - 37.2 độ C.
    • Sốt nhẹ ở trẻ đang chập chững biết đi là từ 37.3 - 38.3° C.
    • Nhiệt độ từ 38.4 - 39.7° C thường là cơn sốt cần phải kiểm soát. Hầu hết các cơn sốt trong phạm vi này là do virus hoặc nhiễm trùng nhẹ gây nên.
    • Nhiệt độ từ 39.8°C trở lên phải được điều trị hoặc hạ sốt (xem các bước tiếp theo). Nếu bạn giảm sốt cho trẻ nhờ vào áp dụng các phương pháp được mô tả ở phần tiếp theo, bạn có thể đợi đến ngày hôm sau mới cần đưa trẻ đi khám bác sĩ. Nếu không, bạn nên đưa trẻ đến phòng cấp cứu ngay lập tức.
    • Vui lòng lưu ý rằng: bài viết này thảo luận về hiện tượng sốt như một triệu chứng đơn lập. Nếu có những triệu chứng đáng lo ngại khác hoặc nếu trẻ có điều kiện sức khỏe mãn tính nào đó cần chú ý, hãy đến gặp nhân viên y tế ngay lập tức.[3]
  2. Tắm cho trẻ. Vì nước sẽ làm tỏa nhiệt từ cơ thể nhanh hơn không khí, nên tắm là phương pháp hiệu quả giúp giảm sốt và còn có tác dụng nhanh hơn thuốc. Bạn cũng có thể tắm để giảm sốt khi đang chờ thuốc acetaminophen (Tylenol) hoặc thuốc giảm đau/giảm sốt phát huy tác dụng.[4]
    • Dùng ước ấm. Không dùng nước lạnh để giảm sốt. Nhiệt độ nước thấp hơn nhiệt độ cơ thể một chút sẽ có tác dụng giảm sốt nhanh nhất.
    • Tránh dùng rượu cho vào nước tắm, đây là phương pháp cổ xưa và không còn được nhân viên y tế khuyên dùng nữa.
    • Bạn cũng có thể đặt một chiếc khăn mát và ẩm lên trán hoặc người trẻ để hạ sốt.
  3. Khuyến khích trẻ uống nhiều chất lỏng. Sốt có thể dẫn đến mất nước, đây là hiện tượng y khoa rất nghiêm trọng, vì thế bạn cần cho trẻ uống nhiều chất lỏng để giữ cho trẻ luôn đủ nước.[4]
    • Nước lọc luôn là lựa chọn tốt nhất nhưng những lựa chọn khác cũng có hiệu quả nếu phù hợp. Cho trẻ uống nước trái cây pha thêm nước lọc hoặc nước có hương trái cây tươi.
    • Bạn cũng có thể cho trẻ uống trà thảo mộc có đá, không chứa caffeine (như trà hoa cúc hoặc trà bạc hà) hoặc dung dịch điện giải như Pedialyte, có thể dùng cho trẻ ở bất cứ độ tuổi nào.
    • Cần chú ý và theo dõi dấu hiệu mất nước. Sốt càng cao thì nguy cơ mất nước càng lớn.
    • Những dấu hiệu của mất nước bao gồm nước tiểu đặc, có màu vàng đậm hơn và có thể có mùi mạnh hơn, đi tiểu không thường xuyên (trên 6 tiếng giữa hai lần), miệng và môi khô, khóc không có nước mắt, và mắt trũng xuống.
    • Nếu con bạn có những dấu hiệu mất nước, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế.[5]
  4. Tối ưu nhiệt độ da và nhiệt độ phòng. Chỉ mặc cho trẻ một lớp quần áp nhẹ để kiểm soát nhiệt tối ưu nhất. Mỗi lớp quần áp sẽ góp phần giữ lại nhiệt cho lớp quần áo gần với cơ thể hơn. Quần áo rộng rãi và thoáng mỏng cho phép không khí lưu thông tự do hơn.[6]
    • Đặt một chiếc chăn mỏng ở gần để dùng trong trường hợp nếu trẻ cảm thấy lạnh hoặc kêu lạnh.
    • Quạt điện hoặc quạt cơ sẽ giúp không khi di chuyển nhanh hơn và giúp nhiệt tỏa ra từ da. Nếu bạn dùng quạt, hãy để ý trẻ liên tục để tránh trẻ bị quá lạnh. Đứng hướng quạt thẳng vào trẻ.
  5. Cho trẻ uống thuốc giảm sốt. Bạn chỉ nên cho trẻ uống thuốc giảm sốt khi cần để giúp trẻ cảm thấy thoải mái hoặc để hạ cơn sốt cao có thể gây biến chứng nghiêm trọng.[7]
    • Cơn sốt nhẹ và vừa thì tốt nhất nên để tự khỏi trừ khi có những biến chứng khác, trong khi đó cơn sốt khá cao và cao hoặc sốt đi kèm với những triệu chứng khác, có thể và thường nên điều trị bằng thuốc hạ sốt.
    • Acetaminophen (như Tylenol) hoặc paracetamol có thể dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ ở tuổi chập chững biết đi. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để cho trẻ dùng đúng liều lượng.
    • Ibuprofen (như Advil and Motrin) có thể dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để cho trẻ dùng đúng liều lượng.
    • Aspirin không còn được khuyên dùng cho bất cứ trẻ nào dưới 18 tuổi vì nó đi kèm với hội chứng Reye.[8]
    • Thuốc giảm sốt đều sẵn có ở dạng viên nhộng và dạng nước cho trẻ. Hãy kiểm soát liều lượng phù hợp, bạn có thể xác định dựa trên tuổi và cân nặng của trẻ.
    • Đừng bao giờ vượt quá liều lượng khuyên dùng hoặc thời gian uống thuốc. Hãy ghi lại số lần và lượng thuốc bạn cho trẻ uống.
    • Nếu trẻ đang dùng thuốc kê đơn, hãy kiểm tra lại với bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc giảm sốt nào cho trẻ.
    • Nếu trẻ bị nôn mửa và không thể giữ thuốc vừa uống, bạn có thể cân nhắc sử dụng thuốc dạng viên để nhét vào hậu môn cho trẻ. Hãy kiểm tra trước nhãn hiệu để biết liều lượng dùng thích hợp.
    • Nếu thuốc giảm sốt không làm giảm cơn sốt tạm thời, nên đưa trẻ đến cơ sở y tế.
  6. Hỏi bác sĩ để biết trẻ có nên dùng thuốc kháng sinh. Kháng sinh được dùng để chống nhiễm khuẩn và không thể dùng để điều trị nhiễm virus.[9]
    • Dùng thuốc kháng sinh liều cao và không cần thiết sẽ kích thích vi khuẩn kháng thuốc. Vì thế, hiện nay người ta chỉ khuyên dùng thuốc kháng sinh với liều lượng vừa phải khi cần.[10]
    • Nếu trẻ không uống thuốc kháng sinh, hãy đảm bảo trẻ uống hết toàn bộ số thuốc được kê đơn.

Hiểu biết về Cơn sốt ở Trẻ chập chững[sửa]

  1. Hiểu nguyên nhân gây ra cơn sốt. Với một mức độ nhất định, cơn sốt lại chính là bạn của chúng ta. Đó là phản ứng tự nhiên của cơ thể phản ứng lại với nhiều nguyên nhân, bao gồm các nguyên nhân sau:[2][3]
    • Nhiễm khuẩn, như liên cầu khuẩn cầu gây khuẩn ở họng hoặc nhiễm trùng tai, có thể gây nên sốt và thường được điều trị bằng phương pháp dùng kháng sinh.
    • Nhiễm virus như cảm lạnh, cúm và những bệnh đặc trưng khác ở trẻ nhỏ (thủy đậu và sởi). Nhiễm virus không thể điều trị bằng kháng sinh và cách điều trị duy nhất là để tự khỏi và chỉ điều trị triệu chứng của nó. Nhiễm virus là nguyên nhân phổ biến nhất gây sốt ở trẻ ở độ tuổi chập chững biết đi và cơn sốt có thể thường kéo dài từ 3-4 ngày.
    • Mọc răng cũng thường gây sốt nhẹ.
    • Tiêm chủng miễn dịch sẽ tạo phản ứng miễn dịch tiêm chủng và vì thế có thể gây sốt nhẹ.
    • Cơn sốt có thể xảy ra nếu trẻ bị quá nóng vì ở trong môi trường nóng nực và bị suy nhược vì nhiệt hoặc sốc nhiệt. Đây là trường hợp y tế nghiêm trọng.
    • Thường thì, cơn sốt có thể phát sinh do hiện tượng viêm như viêm khớp hoặc do những hiện tượng y khoa nghiêm trọng khác, bao gồm cả ung thư.
  2. Cần biết thời điểm nào phải gọi cho bác sĩ. Kiểm soát cơn sốt ở trẻ trong độ tuổi này cần sự cân đối, bạn không cần hành động quá mức nhưng bạn cũng đừng nên coi nhẹ tình hình. Thông thường trẻ càng nhỏ thì vấn đề càng nghiêm trọng. Có một số hướng dẫn chung dựa trên độ tuổi của trẻ như sau:[2]
    • Từ 0-3 tháng tuổi: Nếu trẻ bị sốt 38 độ C thì bạn cần gọi bác sĩ ngây lập tức, dù trẻ không có triệu chứng nào khác xuất hiện.[11] Any baby under 2 months will need to be seen right away.
    • Từ 3 tháng đến 2 tuổi: sốt dưới 38.9 độ C thì có thể điều trị bình thường tại nhà (Xem phần trước).
    • Từ 3 tháng đến 2 tuổi: sốt trên 38.9 độ C thì cần điều trị y tế. Hãy gọi cho bác sĩ nhi của trẻ để được hướng dẫn thêm. Việc này càng quan trọng nếu trẻ có những triệu chứng khác, nếu cơn sốt không thể hạ dù đã dùng thuốc, hoặc trẻ còn tiếp tục sốt trong hơn một hoặc hai ngày.
  3. Nhận biết các dấu hiệu của những triệu chứng nghiêm trọng khác. Cha mẹ thường có dự cảm về tình trạng nghiêm trọng khi trẻ bị ốm. Cũng như vậy, trẻ thường sẽ có cách phản ứng với cơn bệnh, và cha mẹ sẽ thường nhận ra rất nhanh các hiện tượng bất thường.[2]
    • Sốt đi kèm với lờ đờ và/hoặc mất sức có thể là các dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng hơn.
    • Nếu trẻ có các triệu chứng nghiêm trọng như không thể định hướng, có màu tái xanh quanh miệng hoặc đầu ngón tay, co giật, đau đầu dữ dội, cứng cổ, đi lại khó khăn hoặc khó thở, hãy gọi cấp cứu 115 ngay lập tức![3]

Lời khuyên[sửa]

  • Nếu bạn không chắc liệu cơn sốt của trẻ có cao không hay nên điều trị như thế nào, hãy gọi cho bác sĩ. Cẩn tắc vô áy náy.

Cảnh báo[sửa]

  • Kiểm tra lại với bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng bất cứ hai hay nhiều loại thuốc cùng nhau; nhiều loại thuốc có thể có cùng thành phần thuốc, vô tình gây quá liều lượng được chỉ định.
  • Đừng cố giảm sốt ở trẻ bằng cách xoa rượu. Cách này có thể làm mát trẻ nhanh chóng nhưng thực sự thì lại làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể của trẻ.
  • Nếu trẻ bị sốt vì phải tiếp xúc với môi trường nóng nực, hãy đưa trẻ đến trung tâm y tế ngay lập tức.
  • Đừng bao giờ cho trẻ dưới 18 tuổi uống aspirin. Nó có liên hệ với hội chứng Reye, một hiện tượng bệnh nguy hiểm có thể gây tổn thương gan.[12]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây