Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Giữ gìn vệ sinh vùng kín
Từ VLOS
(đổi hướng từ Giữ gìn Vệ sinh Vùng kín)
Giữ gìn vệ sinh vùng kín là thói quen cực kỳ quan trọng đối với tất cả phụ nữ và việc hiểu đúng cách chăm sóc “cô bé” đóng vai trò không thể thiếu đối với sức khỏe của bạn. Vùng kín có tính axit tự nhiên và chứa vi khuẩn giúp chống lại nhiễm trùng và duy trì cân bằng độ pH bình thường. Chất dịch cũng là một dạng bài tiết bình thường mà “cô bé” sản xuất để giữ vệ sinh sạch sẽ. Mặc dù đây là bộ phận tự làm sạch, nhưng bạn có thể thực hiện các bước sau đây nhằm cải thiện vệ sinh vùng kín của mình.[1]
Mục lục
Các bước[sửa]
Vệ sinh Vùng kín[sửa]
-
Rửa
sạch
vùng
kín
hàng
ngày
bằng
xà
phòng
và
nước.
Việc
vệ
sinh
“cô
bé”
một
cách
chính
xác
rất
quan
trọng
trong
việc
duy
trì
cân
bằng
độ
pH
cho
sức
khỏe
đồng
thời
ngăn
chặn
nhiễm
trùng.
Mức
độ
pH
bình
thường
trong
khoảng
3,5-4,5
trên
thang
độ
từ
0-14.
Để
duy
trì
độ
pH
bình
thường:[2]
- Sử dụng xà phòng thường không mùi thay vì sữa tắm.
- Một số sản phẩm (như sữa tắm) có mức độ pH 8, làm ảnh hưởng đến độ pH bình thường trong cơ thể và gây ngứa, kích ứng, và mùi hôi.
- Xà phòng thường cũng không chứa nhiều cồn (có mùi) so với sữa tắm.
-
Rửa
sạch
các
khu
vực
bên
ngoài
xung
quanh
âm
đạo.
Bộ
phận
bên
ngoài,
chẳng
hạn
như
âm
hộ
và
môi
lớn
(nếp
gấp
bên
ngoài
lớn
của
âm
hộ),
cũng
nên
được
làm
sạch
bằng
xà
phòng
và
nước
mỗi
ngày.[2]
- Vệ sinh ít nhất một lần một ngày để tránh cặn bẩn (như mồ hôi và chất dịch) tích lũy trong ngày.
- Sử dụng khăn hoặc tay để vệ sinh.
-
Tránh
sử
dụng
bọt
xốp
và
vệ
sinh
quá
thường
xuyên.
Khăn
lau
mặt
và
bọt
xốp
thô
nhám
và
cứng
có
thể
tạo
ra
vết
xước
và
dễ
bị
nhiễm
trùng.
Bạn
cần
tránh
sử
dụng
những
dụng
cụ
này
và
thay
bằng
khăn
mềm
hoặc
bàn
tay
của
mình.[2]
- Ngoài ra, không nên vệ sinh nhiều hơn một lần một ngày. Việc làm sạch quá mức có thể phá vỡ cân bằng pH và dẫn đến hiện tượng khô âm đạo.[2]
-
Tránh
thụt
rửa.
Quá
trình
này
đưa
nước
vào
âm
đạo,
quét
sạch
vi
khuẩn
tự
nhiên
và
dịch
tiết.
Bạn
nên
tránh
thụt
rửa
vì:[3]
- Nó can thiệp mức độ pH và làm giảm nồng độ axit trong âm đạo. Điều này có thể làm cho bạn dễ bị nhiễm trùng hơn.
- Biện pháp này chỉ tạm thời che giấu mùi thay vì khắc phục triệt để. Nếu “cô bé” có mùi nồng, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ thay vì sử dụng phương pháp thụt rửa.
-
Tránh
sử
dụng
khăn
lau
có
mùi
thơm,
chất
khử
mùi
và
các
sản
phẩm
dành
cho
nữ.
Sản
phẩm
có
chứa
nước
hoa
phá
vỡ
cân
bằng
độ
pH
trong
âm
đạo
và
có
thể
gây
khó
chịu.
- Nếu cảm thấy lo ngại về mùi “cô bé”, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Mùi âm đạo thay đổi tại những thời điểm khác nhau của chu kỳ kinh nguyệt. Vì vậy, bạn không nên nghĩ rằng mùi hôi là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc bệnh tật.[3]
Tăng cường Vệ sinh Vùng kín bằng Lối sống Lành mạnh[sửa]
-
Áp
dụng
chế
độ
ăn
uống
lành
mạnh.
Chìa
khóa
để
đảm
bảo
sức
khỏe
âm
đạo
là
chế
độ
ăn
uống
bổ
dưỡng
và
cân
bằng
cũng
như
duy
trì
độ
ẩm
thích
hợp.
Thêm
các
loại
thực
phẩm
sau
đây
vào
chế
độ
ăn
của
bạn
nhằm
duy
trì
vệ
sinh
vùng
kín:[4]
- Nước ép nam việt quất có thể giúp điều trị và ngăn ngừa nhiễm trùng nấm men.[5]
- Sữa chua có thể giúp duy trì cân bằng độ pH âm đạo.[5]
- Sản phẩm từ đậu nành có thể khắc phục chứng khô âm đạo và đóng vai trò như chất bôi trơn tự nhiên.[4]
- Các loại hạt và lúa mì có chứa vitamin E giúp ngăn ngừa tình trạng khô âm đạo cũng như có tác dụng khiến cho làn da của bạn khỏe mạnh hơn.[5]
- Nước giúp chức năng cơ thể hoạt động một cách chính xác và rất cần thiết cho sức khỏe màng nhầy, chẳng hạn như trong âm đạo của bạn. Những màng này hoạt động dựa trên độ ẩm thích hợp, do đó cơ thể cần được cung cấp đủ nước.
- Uống 8 cốc nước mỗi ngày cũng tăng cường chất bôi trơn tự nhiên và tạo hương thơm nhẹ cho “cô bé”.[6]
-
Thực
hành
tình
dục
an
toàn.
Tình
dục
an
toàn
giúp
chống
lại
vi
khuẩn
có
hại
và
các
bệnh
lây
truyền
qua
đường
tình
dục
cũng
như
tăng
cường
sức
khỏe
âm
đạo.[7]
- Luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, đặc biệt nếu bạn không có mối quan hệ một vợ một chồng.
- Luôn luôn thay bao cao su mới khi chuyển đổi từ quan hệ cửa sau hoặc bằng miệng sang quan hệ tình dục qua đường âm đạo. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn có hại xâm nhập vào “cô bé”.
- Sử dụng chất bôi trơn khi quan hệ tình dục. Chất bôi trơn giúp ngăn ngừa da ở môi âm hộ và âm đạo của bạn bị kích ứng.
- Chất bôi trơn được tiết ra tự nhiên nhưng một số phụ nữ không sản xuất đủ lượng cần thiết. Khi đó việc sử dụng chất bôi trơn nhân tạo có thể giúp ngăn ngừa ma sát và kích ứng.
- Tránh dầu bôi trơn hoặc các sản phẩm gốc dầu khác vì chúng có thể phá vỡ cấu trúc latex trong bao cao su, làm chúng không phát huy tác dụng và có thể gây ra nhiễm trùng âm đạo.[8]
- Bạn cũng nên đi tắm sau khi quan hệ tình dục để loại bỏ các chất dịch cơ thể và cặn từ bao cao su có thể gây kích ứng hay nhiễm trùng.
-
Đi
khám
bác
sĩ
thường
xuyên.
Để
duy
trì
sức
khỏe
âm
đạo
tốt,
điều
quan
trọng
là
bạn
cần
đi
khám
bác
sĩ
phụ
khoa
thường
xuyên.
- Trong lúc khám phụ khoa, bác sĩ sẽ lấy phết tế bào cổ tử cung nhằm giúp chẩn đoán bệnh (ví dụ như ung thư) hoặc rối loạn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của âm đạo cũng như hệ thống sinh sản của cơ thể.[9]
- Khi bạn đến độ tuổi 21, bác sĩ phụ khoa sẽ bắt đầu sàng lọc cổ tử cung. Phương pháp này tìm ra sự thay đổi ở cổ tử cung và được sử dụng để chẩn đoán ung thư.[3]
-
Mặc
quần
áo
thoải
mái
và
khô
ráo.
Việc
duy
trì
vệ
sinh
và
khô
ráo
ở
vùng
kín
là
rất
quan
trọng
nhằm
giảm
nguy
cơ
lây
nhiễm
và
vi
khuẩn
phát
triển
quá
nhiều.
Một
số
loại
vải
có
thể
làm
tăng
nhiệt
độ
và
độ
ẩm
trong
âm
đạo,
do
đó
bàn
cần
tránh
những
loại
sau:[10]
- Mặc quần lót có chất liệu vải bông thay vì quần lọt khe.
- Tránh mặc quần áo bó sát.
- Thay đồ bơi và đồ tập ướt đẫm mồ hôi đầy ngay lập tức sau khi hoàn tất.[11]
-
Thay
đổi
sản
phẩm
vệ
sinh
kinh
nguyệt
thường
xuyên.
Khi
đang
trong
chu
kỳ
kinh
nguyệt,
âm
đạo
của
bạn
luôn
ở
trạng
thái
ẩm
ướt,
do
đó
việc
thay
đổi
sản
phẩm
vệ
sinh
thường
xuyên
là
rất
quan
trọng.
Độ
ẩm
và
nhiệt
dư
thừa
có
thể
dẫn
đến
nhiễm
trùng.[12]
- Thay băng vệ sinh hoặc tampon mỗi 2-8 tiếng trong thời gian đèn đỏ.
- Khi chưa đến ngày đèn đỏ, bạn không nên mang băng vệ sinh để hút dịch tiết âm đạo. Chúng làm độ ẩm vùng kín ứ đọng lại khiến cho “cô bé” bị nhiễm trùng nếu tiếp xúc với vi khuẩn hoặc nấm men. Nếu cần phải sử dụng băng vệ sinh, bạn nên thay thường xuyên.
Điều trị Nhiễm trùng Âm đạo[sửa]
-
Chẩn
đoán
và
điều
trị
nhiễm
nấm
men.
Nhiễm
nấm
âm
đạo
là
một
bệnh
nhiễm
trùng
âm
đạo
thường
do
nấm
men
Candida
albicans
sinh
sôi
nảy
nở.[13]
- Sự bùng phát của Candida albicans có thể xảy ra do sử dụng kháng sinh, mang thai, bệnh tiểu đường không được kiểm soát, hệ thống miễn dịch bị suy giảm hoặc thay đổi trong môi trường âm đạo bình thường.
- Các triệu chứng của nhiễm trùng nấm men bao gồm ngứa và rát, đi tiểu đau, dịch tiết âm đạo màu xám hoặc màu trắng đục, đau khi quan hệ tình dục, và đỏ/sưng âm hộ.[14]
- Nhiễm trùng nấm men có thể được điều trị bằng thuốc mỡ, thuốc viên hoặc thuốc đạn kháng nấm như butoconazole (Gynazole-1), miconazole (Monistat 3), clotrimazole (Gyne-Lotrimin), và terconazole (Terazol 3).[15]
- Trong trường hợp nặng, bác sĩ có thể kê toa một loại thuốc kháng nấm đường uống gọi là fluconazole (Diflucan).
- Giảm nguy cơ nhiễm trùng nấm men bằng cách tránh thụt rửa, mặc quần rộng rãi, tránh mặc quần ống chật, và thay quần áo ướt càng sớm càng tốt.[16]
-
Chẩn
đoán
và
điều
trị
viêm
âm
đạo
do
vi
khuẩn.
Tình
trạng
này
là
do
vi
khuẩn
bùng
phát
trong
âm
đạo
và
là
nhiễm
trùng
âm
đạo
thường
gặp
nhất
ở
phụ
nữ
trong
độ
tuổi
15-44.[17]
- Nhiễm khuẩn âm đạo được cho là hậu quả của việc mất cân bằng vi khuẩn âm đạo bình thường. Quan hệ với nhiều bạn tình và thụt rửa có thể phá vỡ sự cân bằng và dẫn đến chuyển đổi từ vi khuẩn "tốt" sang "có hại".[18]
- Nhiễm khuẩn âm đạo có thể không có triệu chứng hoặc bạn có thể nhận thấy dịch tiết âm đạo màu trắng/xám, đau hoặc rát, hay có mùi giống như cá. Hiện tượng ngứa bên trong và bên ngoài âm đạo cũng có thể xảy ra.
- Nhiễm khuẩn âm đạo có thể làm cho bạn dễ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Đôi khi tình trạng này có thể tự hết mà không cần điều trị nhưng bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc kháng sinh. Cách tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm khuẩn âm đạo là giữ vệ sinh vùng kín đúng cách nhằm hỗ trợ cân bằng vi khuẩn bình thường khỏe mạnh.[18]
-
Ngăn
ngừa
các
bệnh
lây
truyền
qua
đường
tình
dục
(STD).
STD
là
tình
trạng
nhiễm
khuẩn,
vi-rút
hoặc
ký
sinh
trùng
được
chuyển
từ
đối
tác
này
sang
đối
tác
kia
trong
quá
trình
quan
hệ
tình
dục
không
an
toàn.
Hơn
20
loại
STD
đã
được
xác
định
(như
chlamydia,
lậu,
mụn
giộp
sinh
dục,
và
nhiễm
Trichomonas).[19]
- Nhiều bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể không có triệu chứng, nhưng bạn vẫn có khả năng gặp phải một số dấu hiệu như mùi hôi khó chịu, tiết dịch âm đạo màu trắng, rõ ràng, màu vàng, hoặc màu xanh lá cây, ngứa, và đi tiểu đau.[20]
- Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn và ký sinh trùng có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh trong khi một số khác lại không có phương pháp điều trị, bao gồm vi-rút suy giảm miễn dịch ở người (HIV) và mụn giộp sinh dục, nhưng có thể được chế ngự bằng thuốc.[21]
- Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, bạn cần liên hệ với bác sĩ ngay lập tức và/hoặc tiến hành xét nghiệm.
Lời khuyên[sửa]
- Nếu đang có kinh nguyệt và thường sử dụng tampon, thì bạn không nên mang trong khi ngủ. Thay vào đó bạn nên dùng băng vệ sinh dành cho ban đêm.
Cảnh báo[sửa]
- Nếu xuất hiện triệu chứng của bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD), nhiễm nấm hoặc nhiễm khuẩn âm đạo, bạn cần điều trị y tế ngay lập tức. Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gây nên biến chứng nghiêm trọng
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.everydayhealth.com/womens-health-pictures/hygiene-rules-for-a-healthy-vagina.aspx#01
- ↑ 2,0 2,1 2,2 2,3 http://www.womenshealthmag.com/health/how-to-clean-your-vagina
- ↑ 3,0 3,1 3,2 http://www.nhs.uk/Livewell/vagina-health/Pages/keep-vagina-clean.aspx
- ↑ 4,0 4,1 http://www.everydayhealth.com/womens-health-pictures/hygiene-rules-for-a-healthy-vagina.aspx#03
- ↑ 5,0 5,1 5,2 ://simpleorganiclife.org/vagina-health/
- ↑ http://www.everydayhealth.com/sexual-health/dr-laura-berman-foods-for-vaginal-health.aspx
- ↑ http://www.everydayhealth.com/womens-health-pictures/hygiene-rules-for-a-healthy-vagina.aspx#04
- ↑ http://www.everydayhealth.com/womens-health-pictures/hygiene-rules-for-a-healthy-vagina.aspx#07
- ↑ http://www.everydayhealth.com/womens-health-pictures/hygiene-rules-for-a-healthy-vagina.aspx#05
- ↑ http://www.everydayhealth.com/womens-health-pictures/hygiene-rules-for-a-healthy-vagina.aspx#08
- ↑ http://www.everydayhealth.com/yeast-infection/prevention/
- ↑ http://www.everydayhealth.com/womens-health-pictures/hygiene-rules-for-a-healthy-vagina.aspx#09
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/yeast-infection/basics/causes/con-20035129
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/yeast-infection/basics/symptoms/con-20035129
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/yeast-infection/basics/treatment/con-20035129
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/yeast-infection/basics/prevention/con-20035129
- ↑ http://www.cdc.gov/std/bv/stdfact-bacterial-vaginosis.htm
- ↑ 18,0 18,1 http://www.cdc.gov/std/bv/stdfact-bacterial-vaginosis.htm
- ↑ http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/sexuallytransmitteddiseases.html
- ↑ http://www.everydayhealth.com/trichomoniasis/
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sexually-transmitted-diseases-stds/basics/definition/CON-20034128?p=1