Hàn gắn mối quan hệ sau khị bị đối phương lừa dối

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bạn có từng bị người yêu phản bội? Để có thể xây dựng mối quan hệ tình cảm tốt đẹp, cả hai người cần phải tin tưởng lẫn nhau.[1] Niềm tin phát triển giữa con người là niềm tin đáng tin cậy và vững vàng trong một khoảng thời gian dài.[1] Nếu niềm tin bị tan vỡ, cả hai người sẽ muốn sửa chữa nó, và sẽ cố gắng để thực hiện điều này. Nếu bạn và người bạn yêu đều đồng ý tiến hành hàn gắn mối quan hệ sau khi bị đối phương phản bội, cả hai có thể sẽ kết thúc bằng việc xây dựng mốt quan hệ mạnh mẽ, và trọn vẹn hơn trước.

Các bước[sửa]

Nhận thức Sự phản bội[sửa]

  1. Xác định cảm xúc của bản thân. Để hàn gắn mối quan hệ tình cảm, bạn cần phải hình thành nguồn động lực để tiến hành thực hiện điều này. Bạn có thể tự hỏi bản thân xem liệu bạn có thật sự muốn cứu vãn mối quan hệ của bạn hay không, hay chỉ đơn thuần là muốn kết thúc nó. Sau đây là một vài câu hỏi mà bạn có thể suy nghĩ:
    • Đây có phải là lần đầu tiên người mình yêu phản bội lại niềm tin của mình?
    • Mối quan hệ tình cảm này có quan trọng đến nỗi mình cần phải cố gắng đấu tranh vì nó?
    • Liệu mình có muốn duy trì mối quan hệ này nếu một vài yếu tố nào đó sẽ thay đổi và mọi việc sẽ không thể nào trở về như trước kia?
  2. Xem xét ý kiến của người khác. Một vài người trong cuộc sống của bạn có thể đã biết về chuyện “vụng trộm” này: con cái bạn, thành viên trong gia đình, đồng nghiệp, hoặc bạn bè. Bạn nên suy nghĩ về quan điểm của họ về mối quan hệ tình cảm của bạn. Và bạn cũng cần phải biết rằng mức độ khó khăn trong việc tiến bước khi bị người mình yêu phản bội sẽ dựa trên cách mà nó được phát hiện.[2]
    • Hành động này sẽ giúp bạn quyết định phương pháp để tiến bước, hoặc xác định xem khía cạnh nào của mối quan hệ là quan trọng đối với bạn trong tương lai.[2]
    • Nếu bạn có con, cha hoặc mẹ ngoại tình có thể sẽ là vấn đề khá quan trọng. Bạn nên suy nghĩ về giá trị mà bạn muốn truyền tải cho con của bạn.
    • Bạn có thể nói với người khác rằng cuộc sống cá nhân của bạn không liên quan gì đến họ, hoặc đây là vấn đề riêng tư.
    • Bạn có thể sẽ cảm thấy như thể tất cả mọi người đều biết về điều này trừ bạn, nhưng có thể không phải vậy.
  3. Bộc lộ cảm xúc của chính mình. Hãy nói cho người bạn yêu biết rõ về yếu tố gây tổn thương cho bạn và điều mà bạn cần người ấy thực hiện để bạn có thể tiếp tục tin tưởng họ một lần nữa. Người ấy cần phải hiểu rõ lý do vì sao bạn muốn dành niềm tin cho họ và tại sao họ cần phải trở thành người đáng tin cậy.
    • Nói với người bạn yêu rằng cảm xúc của bạn là chính đáng và quan trọng ngay cả khi họ không nghĩ rằng bạn nhất thiết phải cảm thấy đau đớn hoặc buồn bã.
    • Điều quan trọng là bạn cần phải trình bày cảm xúc của mình thông qua từ ngữ thay vì ngôn ngữ cơ thể. Bạn có thể sử dụng hành động ôm, khóc, hôn, hoặc các dạng tương tác khác thể hiện sự bình tĩnh; không bao giờ được đấm, đá, tát, hoặc thực hiện hành động mang tính bạo lực.
    • Đây không phải là cơ hội để bạn gây tổn thương cho đối phương. Nếu bạn cực kỳ mong muốn thực hiện điều này, bạn có thể nói về nó nhưng không nên thật sự hành động như lời bạn nói.
  4. Lắng nghe cảm xúc của người ấy. Bạn nên cho phép người bạn yêu trình bày về điều mà họ cảm thấy thiếu vắng trong mối quan hệ tình cảm của cả hai, và xem liệu họ có nghĩ rằng mối quan hệ này đáng để hàn gắn. Nếu người ấy không muốn tiếp tục duy trì mối quan hệ, bạn nên bàn về chuyện chia tay.
    • Cần nhớ rằng cuộc trò chuyện này là xoay quanh cảm xúc của cả hai, chứ không phải là về sự thật hoặc về cuộc tranh cãi.
    • Lắng nghe nhu cầu của đối phương trong mối quan hệ. Bạn có thể cung cấp cho họ điều họ cần hay không? Có thể phản bội là kết quả của việc một người nào đó cảm thấy bị bỏ rơi nhưng lại không cảm thấy thoải mái khi phải nói về nó.
    • Cảm xúc của người ấy cũng hoàn toàn phù hợp và quan trọng ngay cả khi bạn không “đồng ý” với điều họ cần. Nếu bạn cảm thấy rằng cảm giác của người ấy không phù hợp hoặc quan trọng với bạn, bạn nên suy nghĩ về việc kết thúc mối quan hệ.
  5. Chịu trách nhiệm. Cả hai đều phải chịu trách nhiệm trước hành động của chính mình trong quá khứ, kể cả tốt lẫn xấu. Bạn không thể sửa chữa một điều gì đó nếu không người nào muốn đứng ra chịu trách nhiệm để thực hiện điều này. Tinh thần trách nhiệm là chìa khóa để bạn có thể cải thiện hành động của mình trở nên tốt hơn.
    • Nhận thức được rằng bạn có khả năng gây ảnh hưởng mà không hề dự định từ trước, hoặc biết rõ về nó.
    • Người xưa thường có câu “Không có lửa thì làm sao có khói”. Nếu người bạn yêu là người có lỗi, bạn nên tìm kiếm các nhân tố hoặc lý do tiềm ẩn khác có thể khiến người ấy hành động như vậy. Rất hiếm khi lỗi lầm hoàn toàn thuộc về một người nào đó khi mối quan hệ tình cảm của cả hai đang gặp vấn đề.

Quyết định Bước tiếp[sửa]

  1. Hình dung về mối quan hệ an toàn. Yếu tố nào có thể khiến cho cả hai hạnh phúc và tin tưởng lẫn nhau? Phương pháp và hành động nào mà từng người có thể thực hiện để đạt được điều này? Trả lời những câu hỏi trên sẽ giúp bạn quyết định phương hướng hành động của từng cá nhân để có thể tiến bước. Viết ra 5 điều quan trọng nhất mà bạn nghĩ rằng chúng có thể giúp bạn sở hữu mối quan hệ vững chắc.
  2. Xem xét đến gặp chuyên gia. Nếu vấn đề trong mối quan hệ của bạn trông có vẻ không khả thi, nhưng bạn vẫn muốn giải quyết nó, bạn không phải là người duy nhất gặp phải tình trạng này. Đặc biệt nếu yếu tố bên ngoài đang làm phức tạp hóa sự phản bội mà bạn đang đối mặt, tìm kiếm lời khuyên hoặc hướng dẫn của chuyên gia về cách để cải thiện mối quan hệ tình cảm có thể sẽ khá hữu ích. Chuyên gia bao gồm chuyên viên tư vấn hôn nhân gia đình, nhà trị liệu, bác sĩ tâm lý gia đình, bác sĩ trị liệu chuyên về lĩnh vực tình dục, hoặc người đứng đầu một cộng đồng cụ thể nào đó như linh mục.
    • Ví dụ về vấn đề liên quan đến mối quan hệ tình cảm bao gồm: ngoại tình lặp đi lặp lại, nghiện tình dục, đam mê tình dục, lạm dụng tình dục, vấn đề trong quan hệ gia đình.
    • Ví dụ về những vấn đề khác có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ của bạn bao gồm: lạm dục hoặc nghiện sử dụng chất kích thích, vấn đề tài chính, vấn đề pháp lý, vấn đề sức khỏe.
  3. Chấm dứt liên lạc với “nhân tình”. Hãy nói với người bạn đời của bạn rằng họ cần phải hoàn toàn ngừng gặp gỡ và liên lạc với người tình của họ. Nhiều cặp đôi cho rằng đây là hành động khá khẩn thiết; trong một vài trường hợp, bạn không nhất thiết phải yêu cầu đối phương chấm dứt mọi liên lạc với người tình của họ. Sự lựa chọn của bạn tùy thuộc vào yếu tố mà bạn cho rằng nó sẽ giúp ích cho mối quan hệ của bạn và tùy thuộc vào tình huống cụ thể mà bạn phải đối mặt.
  4. Thiết lập biện pháp cụ thể. Đồng ý về điều mà bạn mong đợi ở bản thân và ở người bạn yêu trong việc tiến bước. Bạn nên bắt đầu từ nền tảng của mối quan hệ và bàn luận về mọi khía cạnh để làm rõ mọi chuyện. Mặt khác, bạn cũng nên suy nghĩ về yếu tố đem lại sự thất vọng nhiều nhất cho bạn và tiến hành giải quyết chúng trước tiên.
    • Ví dụ về biện pháp cụ thể bao gồm: đối phương cho phép bạn sử dụng điện thoại của họ, hoặc goi điện để kiểm tra vào buổi tối.
    • Mỗi người có thể tiến hành những bước khác nhau nhưng cùng hướng đến một mục tiêu chung. Hoặc, cả hai có thể giúp đỡ nhau và cùng nhau thực hiện chúng.
    • Viết ra mọi thứ có thể sẽ khá hữu ích, hình thành danh sách tương tự như nguyên tắc trong lớp học và ký tên của cả hai vào phía dưới cùng của trang giấy để xem đây như là hợp đồng.
  5. Hình thành bầu không khí trách nhiệm. Người bạn đời của bạn có thể chịu trách nhiệm trước hành vi của chính mình bằng cách tính toán cách thức sử dụng thời gian của bản thân, và không giấu diếm cũng như sẵn sàng cung cấp thông tin cho đối phương trước khi được yêu cầu.[3] Người bạn yêu cần phải hứa trở nên tốt hơn, nhưng bạn nên nhớ rằng lời hứa hoặc lời xin lỗi chỉ có thể khôi phục niềm tin trước mắt.[4]
    • Thiết lập cách thức để chịu trách nhiệm trước hành động trong tương lai. Ví dụ, nếu người bạn đời của bạn không cho phép bạn kiểm tra điện thoại của họ vào một buổi tối nào đó, bạn có thể thành lập thỏa thuận hoặc bàn luận để giải quyết vấn đề.
    • Đây là một loại kế hoạch ngẫu nhiên cho phép xây dựng sự linh hoạt của những biện pháp “cụ thể”. Bạn có thể cho người đó thấy rằng bạn đang cố gắng và thậm chí có đôi khi, bạn sẽ phá luật hoặc thất bại trong việc tiến hành một biện pháp nào đó.
    • Cuối cùng, bạn và người bạn yêu cần phải chịu trách nhiệm trước việc giao tiếp và tin tưởng lẫn nhau. Cả hai nên trò chuyện với nhau nếu một trong hai người không đang thực hiện điều này.
    • Lời hứa sẽ trở nên tốt hơn chỉ có thể đem lại hiệu quả ngắn hạn, nhưng cần phải duy trì thực hiện dài hạn thì mới có giá trị.

Xây dựng Sự tha thứ[sửa]

  1. Bộc lộ cảm xúc của bản thân nhiều hơn. Không chung thủy thường liên quan đến sự xa cách về mặt cảm xúc giữa bạn và người bạn yêu, và một cách để tránh xa niềm thôi thúc thực hiện hành vi lừa dối đối phương ngay từ đầu đó chính là duy trì sự gần gũi về mặt cảm xúc[5]. Có phải bạn và người ấy gặp khó khăn trong việc chia sẻ cảm xúc của bản thân trong quá khứ?
    • Trong tương lai, học cách để chia sẻ cảm xúc một cách hiệu quả có thể giúp bạn xây dựng khả năng trình bày với người bạn yêu về sự khao khát trong việc lừa dối người ấy ngay trước khi bạn thực hiện nó.
    • Trong tương lai, bạn nên cân nhắc trò chuyện một cách cởi mở với người bạn đời của bạn về trải nghiệm và quan điểm của chính mình về sự cam kết.[6]
    • Để tránh khiến người khác cảm thấy như bị tấn công hoặc tổn thương, bạn nên bắt đầu câu nói của mình bằng cụm từ “Anh/Em cảm thấy rằng…”. Phương pháp này sẽ giúp đối phương nhận thức được rằng bạn đang muốn trình bày rõ ràng về cảm xúc của chính mình chứ không phải là tranh cãi hoặc nêu lên một sự thật nào đó.
  2. Bỏ qua sự tức giận. Cho phép bản thân tiến bước. Bạn nên nhớ rằng bạn có thể cảm thấy tức giận hoặc buồn bã trong thời điểm hiện tại, nhưng những cảm xúc này sẽ không tồn tại mãi. Đừng nên kìm nén sự giận dữ của mình mà hãy tìm cách giải quyết nó. Cố gắng học cách phớt lờ nỗi đau, trong khi vẫn luôn nhớ về bài học mà bạn đã từng trải nghiệm.[3]
    • Nếu bạn nổi giận với người bạn yêu, nhưng họ lại không hiểu rõ lý do, bạn nên nói cho họ biết.
    • Cưỡng lại thôi thúc nói về sự phản bội của đối phương trong suốt cuộc tranh cãi. Điều này sẽ chỉ gây tổn thương cho niềm tin mà cả hai dành cho nhau và ngăn bạn không thể vượt qua sự phản bội.
  3. Luyện tập cách tin tưởng. Để có thể tiến bước trong mối quan hệ tình cảm, bạn cần phải dành cho nhau một chút tin tưởng. Không nên tìm kiếm manh mối hoặc bằng chứng cho thấy rằng đối phương lại đang tiếp tục lừa dối bạn. Có thể tha thứ và vượt qua trở ngại này sẽ giúp củng cố mối quan hệ của bạn trong tương lai.[7]
    • Tin tưởng rằng người bạn đời của bạn sẽ tán thành bất kỳ một nguyên tắc, ranh giới, hoặc nỗ lực nào mà bạn đã quyết định thực hiện. Nếu bạn nói về nó, bạn nên tin rằng người bạn yêu sẽ trình bày về bất kỳ vấn đề nào mà họ đang gặp phải.
    • Có thể sẽ khá khó khăn để bạn tin tưởng một người nào đó trong việc thực hiện chính xác điều mà họ đã từng thất bại, nhưng đây là cách duy nhất để bạn có thể tái xây dựng lòng tin trong mối quan hệ tình cảm.
    • Tin tưởng ở bản thân. Nếu bạn cảm thấy không thoải mái, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân. Nếu bạn cảm nhận như thể bạn không thể nào tin tưởng người đó, bạn nên tìm cách giải quyết cảm xúc này thay vì phớt lờ nó.
  4. Cảm thông với người bạn đời của bạn. Một phần của sự tha thứ đó chính là nhìn nhận người bạn yêu một cách trọn vẹn, dưới góc độ tích cực, thay vì suy nghĩ về họ như người đã gây tổn thương cho bạn.[3] Bạn nên cố gắng suy nghĩ về họ như một người yếu đuối và có khả năng bị tổn thương thay vì như một người hiểm độc.[3]
    • Một số phương pháp như đảo ngược vai trò và nhập vai có thể giúp bạn cảm thông với đối phương.[3]
    • Bạn nên cố gắng “đặt mình vào tình huống của đối phương”, hoặc cố gắng trò chuyện với nhau dưới góc độ của người còn lại.

Duy trì Mối quan hệ[sửa]

  1. Tìm hiểu về nhu cầu của đối phương. Phản bội không có nghĩa là bạn hoàn toàn không xứng đáng, hoặc rằng người bạn yêu không chung thủy là do lỗi của bạn. Tuy nhiên, có thể là do người đó không biết cách để nêu lên yêu cầu của mình. Bạn nên tham khảo ý kiến của người ấy về cách để mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn. Bạn cũng nên cởi mở hơn trong việc tiếp nhận lời đề nghị về biện pháp để cải thiện và củng cố mối quan hệ tình cảm của bạn.
    • Hãy bắt đầu câu nói bằng cụm từ “Em/Anh cảm thấy rằng…” để tránh làm đối phương cảm thấy như bị tấn công hoặc gây tổn thương cho họ. Phương pháp này sẽ giúp đối phương nhận thức được rằng bạn đang muốn trình bày rõ ràng về cảm xúc của chính mình chứ không phải là tranh cãi hoặc nêu lên một sự thật nào đó.
    • “Sao chép” điều mà đối phương nói. Sao chép là khi bạn lặp lại những điều mà bạn nghe người ấy nói để có thể xác nhận quan điểm của họ và bảo đảm rằng cả hai đều đang hiểu rõ vấn đề.
  2. Ở cạnh bạn bè và người thân. Vây quanh bản thân với người yêu thương bạn và có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn về bản thân. Tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía xã hội trong việc nuôi dưỡng mối quan hệ của bạn sẽ giúp bạn tiến bước.[8]
    • Bạn hoàn toàn có thể nói cho mọi người biết rằng mối quan hệ tình cảm của bạn “không liên quan gì đến họ”. Người quan tâm bạn sẽ tôn trọng ranh giới của bạn.
    • Tìm kiếm sự ủng hộ từ những người mà người bạn đời của bạn luôn tin tưởng. Đôi khi, nguồn cung cấp sự hỗ trợ cho bạn có thể trở thành một phần của vấn đề mà người bạn yêu đang gặp phải.
  3. Tham khảo ý kiến chuyên gia. Nếu bạn đang cố gắng tự mình giải quyết vấn đề và nó không đem lại hiệu quả, chuyên gia có thể đã từng gặp gỡ những cặp đôi tương tự như bạn. Đặc biệt nếu yếu tố bên ngoài đang làm phức tạp hóa sự phản bội mà bạn đang phải đối mặt, tìm kiếm lời khuyên hoặc hướng dẫn của chuyên gia về cách để cải thiện mối quan hệ tình cảm có thể sẽ khá hữu ích. Chuyên gia bao gồm chuyên viên tư vấn hôn nhân gia đình, nhà trị liệu, bác sĩ tâm lý của gia đình, bác sĩ trị liệu chuyên về lĩnh vực tình dục, hoặc người đứng đầu một cộng đồng cụ thể nào đó như linh mục.
    • Ví dụ của vấn đề liên quan đến mối quan hệ bao gồm: ngoại tình lặp đi lặp lại, nghiện tình dục, đam mê tình dục, lạm dụng tình dục, vấn đề trong quan hệ gia đình.
    • Ví dụ về những vấn đề khác có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ của bạn: lạm dụng hoặc nghiện sử dụng chất kích thích, vấn đề tài chính, vấn đề pháp lý, vấn đề sức khỏe.
  4. Thể hiện tình yêu. Tập trung vào việc cho đối phương thấy rằng bạn vẫn còn yêu người ấy, và bạn cũng nên chấp nhận cử chỉ yêu thương của người đó. Hãy ân cần với nhau, và trân trọng hành động tử tế của nhau.[8] Nếu người bạn đời của bạn cố gắng thể hiện tình cảm, bạn nên chú ý vào việc chấp nhận nó như một cử chỉ xuất phát từ đáy lòng.
    • Cùng nhau nấu ăn, dành thời gian đi chơi với nhau, tiếp xúc thể chất, và dành cho nhau những lời khen chân thành.
    • Cư xử tử tế với đối phương để họ hiểu rằng bạn hiểu và quan tâm đến họ. Ví dụ, bạn có thể dẫn người ấy đến nhà hàng mà bạn biết chắc rằng người ấy sẽ thích hoặc dẫn người bạn yêu đi thăm gia đình vào ngày nghỉ.
  5. Tiến hành mọi việc theo tiến độ riêng của bạn. Có thể sẽ phải tốn nhiều tháng hoặc thậm chí là nhiều năm để bạn có thể hồi phục sau khi bị người yêu phản bội, và mối quan hệ của bạn có thể sẽ không bao giờ trở về như trước kia. Bạn nên học cách sống trong hiện tại và chấp nhận rằng sẽ phải tốn khá nhiều thời gian để phát triển mối quan hệ đến mức độ mà bạn mong muốn. Người bạn đời của bạn có lẽ sẽ muốn đi theo tốc độ riêng của họ, và đây cũng là ví do vì sao giao tiếp lại là yếu tố rất quan trọng.
    • Không nên so sánh bản thân với những cặp đôi hoặc các mối quan hệ khác.
    • Tiến hành từng bước nhỏ. Ngày hôm nay có phải là một ngày tốt đẹp? Bạn có hoàn tất bữa tối mà không hề suy nghĩ về sự phản bội?
    • Không có bất kỳ một phương pháp nào được xem như là đường tắt trong việc xây dựng mối quan hệ tình cảm. Hãy sử dụng toàn bộ thời gian và sự nỗ lực mà bạn cần để phát triển mối quan hệ đến mức độ mà bạn muốn.

Lời khuyên[sửa]

  • Để có thể yêu thương người khác, bạn cần phải yêu lấy bản thân mình trước tiên.
  • Bạn xứng đáng được hạnh phúc.
  • Bạn không thể ép buộc người khác yêu bạn, vì vậy, bạn nên cho người đó có thời gian, không gian riêng và yêu thương người đó nhưng đồng thời bạn cũng nên yêu lấy bản thân mình.
  • Dấu hiệu thành công tuyệt vời nhất trong điều trị đó chính là khi bệnh nhân và bác sĩ trị liệu đều hướng về cùng một mục tiêu đó là trở nên tốt hơn.

Cảnh báo[sửa]

  • Nếu người bạn yêu bộc lộ dấu hiệu rằng họ lại đang lừa dối bạn, bạn nên nói thẳng với họ. Cùng nhau bàn luận xem liệu cả hai có nên tiếp tục duy trì mối quan hệ này.
  • Hãy bảo đảm rằng đối phương muốn rời bỏ người tình của mình.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. 1,0 1,1 Simpson, J. A. (2007). Nền tảng tâm lý học của việc tin tưởng. Phương hướng hiện hành trong khoa học tâm lý, 16(5), 264-268.
  2. 2,0 2,1 Afifi, W. A., Falato, W. L., & Weiner, J. L. (2001). Xác định mối quan tâm liên quan đến sự phạm tội nghiêm trọng trong mối quan hệ: Vai trò của phương pháp phát hiện đối với hậu quả của sự không chung thủy trong mối quan hệ. Tạp chí Quan hệ Xã hội và Cá nhân, 18(2), 291-308.
  3. 3,0 3,1 3,2 3,3 3,4 Bird, M. H., Butler, M. H., & Fife, S. T. (2007). Quá trình chữa trị tình cảm của cặp đôi sau khi bị phản bội: Nghiên cứu định tính. Tạp chí Liệu pháp Cặp đôi & Mối quan hệ tình cảm, 6(4), 1-25.
  4. Schweitzer, M. E., Hershey, J. C., & Bradlow, E. T. (2006). Lời hứa và lời nói dối: Khôi phục niềm tin đã bị xâm phạm. Quá trình tổ chức hành vi và đưa ra quyết định của con người, 101(1), 1-19.
  5. https://www.psychologytoday.com/blog/suffer-the-children/201309/after-the-infidelity-can-counseling-help
  6. Nelson, J. A., Li, C. S., Eckstein, D. G., Ane, P., & Mullener, W. (2008). Thuốc giải độc cho Vấn đề Ngoại tình và Toa thuốc để Hình thành Mối quan hệ Lâu dài: Hoạt động của Bốn Cặp đôi. Tạp chí Gia đình, 16(4), 375-378.
  7. Quá trình chữa trị tình cảm của cặp đôi sau khi bị phản bội: Nghiên cứu định tính. Tạp chí Liệu pháp Cặp đôi & Mối quan hệ tình cảm, W. A., Falato, W. L., & Weiner, J. L. (2001). Xác định mối quan tâm liên quan đến sự phạm tội nghiêm trọng trong mối quan hệ: Vai trò của phương pháp phát hiện đối với hậu quả của sự không chung thủy trong mối quan hệ. Tạp chí Quan hệ Xã hội và Cá nhân, 18(2), 291-308.
  8. 8,0 8,1 Abrahamson, I., Hussain, R., Khan, A., & Schofield, M. J. (2011). Yếu tố nào giúp Cặp đôi Tái xây dựng Mối quan hệ Sau khi bị Phản bội? Tạp chí Vấn đề Gia đình, 0192513X11424257.

Liên kết đến đây