Hàn gắn một mối quan hệ

Từ VLOS
(đổi hướng từ Hàn gắn một Mối Quan hệ)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Nếu bạn đang gặp vấn đề với mối quan hệ của mình, hãy biết rằng bạn không chỉ có một mình. Hầu hết mọi người đều đang, đã và sẽ gặp khó khăn trong các mối quan hệ. Tuy nhiên, bạn có thể giải quyết được những rắc rối đó nếu hai bạn quyết định cùng nhau cố gắng hàn gắn nó, hãy bằng đầu bằng việc cố gắng hiểu được điều gì đã xảy ra với mối quan hệ của hai bạn.

Các bước[sửa]

Hiểu Vấn đề[sửa]

  1. Nhận thức được các vấn đề. Bất cứ vấn đề nào cũng có thể gây hại cho mối quan hệ của bạn. Có lẽ một người bỏ nhiều tâm sức hơn người kia hoặc có lẽ hai bạn chỉ đơn giản là không hiểu nhau. Bạn nên tìm kiếm những tín hiệu và dấu hiệu của các vấn đề mà bạn đang phải đối mặt. Dưới đây là một số điều bạn có nên để ý:[1]
    • Bạn cảm thấy như nửa kia của bạn muốn bạn trở thành một con người khác, như người đó không muốn bạn làm những việc mà bạn thường thích làm, muốn bạn thay đổi tính cách của bạn, hoặc cố gắng kiểm soát con người và hành động của bạn. Và cả điều ngược lại; đó là nếu bạn cảm thấy như bạn muốn thay đổi nửa kia của bạn, đó có thể là dấu hiệu của vấn đề.[1]
    • Hai bạn cứ mãi tranh luận về những vấn đề giống nhau hết lần này đến lần khác và không đưa ra được bất cứ giải pháp nào.[1]
    • Bạn thấy hai bạn không còn bên nhau nhiều như trước hoặc nhiều như bạn muốn.[1]
    • Một người kiểm soát nhiều hơn trong mối quan hệ hoặc một trong hai bạn không cảm thấy mối quan hệ đó công bằng ở một khía cạnh nào đó.[1]
  2. Nói chuyện về điều đó với nửa kia của bạn. Đưa ra thực tế rằng bạn nghĩ có vấn đề xảy ra với mối quan hệ của hai người.[2] Nói cụ thể nhất có thể về điều bạn nghĩ là vấn đề giữa hai người, nhưng hãy đảm bảo bạn sẽ không tức giận khi quyết định nói về điều đó. Nói bằng giọng bình tĩnh, thảo luận về điều bạn nghĩ là vấn đề của mối quan hệ của cả hai.
    • Ví dụ như, bạn có thể nói, "Anh yêu, em muốn dành một chút thời gian để nói chuyện với anh về mối quan hệ của chúng ta. Em nghĩ rằng gần đây chúng ta đang gặp vấn đề trong việc tương tác với nhau, và em muốn chúng ta thảo luận về việc làm thế nào để khắc phục nó."
    • Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc thường xuyên nói chuyện về những điều đúng sai xảy ra có thể khiến mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn về lâu về dài bởi bạn không để những vấn đề nhỏ tích tụ thành vấn đề lớn.[2]
  3. Nhìn vào bản chất vấn đề, không phải con người. Hai bạn sẽ dễ dàng đổ lỗi cho nhau vì những vấn đề. Có thể bạn sẽ nói rằng "Em rất ghét khi anh cứ để mặc bát đĩa bẩn trong chậu rửa", và điều này về cơ bản là đổ lỗi cho người kia. Thay vào đó, hãy nhìn vào bản chất vấn đề. Ví dụ như, bạn có thể nói "Khi em quên rửa bát, anh thường để bát đĩa bẩn vào trong bồn. Sau đó em không thể nào rửa hết được bởi bát đĩa cứ chất đống lên. Chúng ta nên làm gì để có thể cải thiện được tình trạng này bây giờ?"[3]

Học cách Thảo luận Tốt hơn[sửa]

  1. Ngừng giữ mọi việc trong lòng. Nếu những việc nhỏ nhặt khiến bạn khó chịu và bạn không nói ra, chúng sẽ bùng nổ vào một lúc nào đó. Nếu bạn giải quyết chúng ngay từ đầu, chúng sẽ không trở thành vấn đề lớn.[2]
  2. Kìm nén cảm xúc. Nếu bạn thấy mình thảo luận trong khi tức giận hoặc trở nên giận dữ khi đang nói chuyện dở, có lẽ bạn cần dành một chút thời gian để bình tĩnh lại. Bạn biết điều gì sẽ giúp bạn cảm thấy khá hơn. Có lẽ bạn cần đi dạo, nghe nhạc hoặc ngâm mình trong bồn nước. Bạn cũng có thể thử đếm từ một tới mười hoặc hít thở sâu. Dù bạn cần làm gì đi nữa, hãy dành một vài phút để bình tĩnh trở lại trước khi tiếp tục thảo luận thêm.[4]
    • Tìm kiếm những tín hiệu cảnh báo. Nếu bạn thấy như bạn bắt buộc phải thắng cuộc tranh cãi, đã đến lúc nghỉ ngơi một lát. Lúc đó, bạn sẽ có xu hướng nói ra những lời mà bạn sẽ hối tiếc hoặc khiến cho cuộc tranh cãi đi quá xa.[5]
  3. Nghĩ về những điều mà người kia đang trải qua. Khi bạn giận dữ, bạn sẽ chỉ nghĩ về việc bạn đã bị đối xử tồi tệ như thế nào. Tuy nhiên, khi bạn bắt đầu buộc bản thân phải nghĩ tới những gì người kia đang trải qua, bạn sẽ dần kéo bản thân ra khỏi suy nghĩ đó. Sự đồng cảm sẽ có thể giúp bạn nguôi giận.[6]
    • Việc tôn trọng cảm nhận của đối phương là hết sức quan trọng, bởi anh ấy hay cô ấy có quyền được bộc lộ cảm xúc của bản thân cho dù là gì đi nữa. Dù bạn có nghĩ người đó đúng hay không, bạn vẫn nên tôn trọng những gì mà họ đang cảm nhận.[7]
  4. Chăm chú lắng nghe. Lắng nghe những gì người kia nói có thể khơi gợi sự đồng cảm của bạn đối với cảm xúc của anh ấy hoặc cô ấy. Đừng chỉ nghe cho có. Hãy thật sự suy nghĩ về những gì người kia nói, và cố gắng hiểu được những điều ẩn giấu sau từng câu nói đó.[8]
    • Một cách để chỉ ra rằng bạn đang lắng nghe đó là cố gắng tóm tắt lại những gì người kia nói. Ví dụ như, bạn có thể nói, "Anh nghe em nói rằng em cảm thấy khó chịu khi em phải làm việc nhà nhiều hơn anh".
    • Một cách khác đó là đưa ra những câu hỏi có liên quan đến vấn đề đó để đảm bảo rằng bạn hiểu những gì mà người kia đang nói.
  5. Thảo luận quan điểm của bạn một cách bình tĩnh và rõ ràng. Bạn cũng có quyền được thể hiện cảm xúc và suy nghĩ của bản thân. Điều quan trọng đó là phải giữ được bình tĩnh và nói thật rõ ràng về những gì bạn đang cảm nhận và suy nghĩ. Bạn không thể hy vọng đối phương đọc được suy nghĩ của bạn để biết bạn đang nghĩ gì và cảm thấy như thế nào.[9]
    • Tiếp tục nói về điều mà bạn cho là vấn đề của cả hai thay vì đổ lỗi cho nhau. Nói cách khác, hãy bắt đầu câu nói bằng "ngôi thứ nhất" thay vì "ngôi thứ hai". Ví dụ, bạn có thể nói, "Em cảm thấy khó chịu khi nhà cửa không sạch sẽ. Chúng ta có thể cùng lập một thời gian biểu cho việc dọn dẹp nhà cửa để tiện cho chúng ta theo dõi được không? Thay vì nói "Anh chẳng bao giờ chịu dọn dẹp nhà cửa cùng em cả!"[9]
  6. Tìm cách để thỏa hiệp. Điều quan trọng nhất đối với bất kỳ mối quan hệ nào đó là học cách thỏa hiệp. Bạn không thể mong muốn mình lúc nào cũng thắng trong các cuộc tranh cãi được, bởi một mối quan hệ phải bao gồm cả cho và nhận. Thỏa hiệp chính là tìm ra lập trường chung và cả hai bạn cùng phải hạn chế tranh cãi.[10]
    • Thảo luận về nhu cầu và mong muốn của bản thân. Nếu hai bạn có thể quyết định được việc mà cả hai bạn cùng cần, các bạn có thể không cần chú trọng nhiều đến phần "muốn". Về cơ bản thì hai bạn cần quyết định điều gì là quan trọng nhất và điều gì ít quan trọng hơn đối với bản thân. Hãy học cách nhượng bộ đối với những vấn đề không thật sự quan trọng.[7]
    • Nếu bạn ghét cọ rửa nhà tắm nhưng vợ/chồng của bạn muốn bạn giúp đỡ việc nhà nhiều hơn, có thể bạn nên chia việc nhà thành những việc bạn cảm thấy thoải mái hơn và những việc anh ấy/cô ấy có thể chịu đựng được hơn.
  7. Bỏ qua quá khứ. Khi bạn tranh luận, bạn thường có xu hướng buông ra những lời cay nghiệt hoặc lôi những việc trong quá khứ ra để trách móc. Bạn biết cách làm thế nào để đánh vào điểm yếu của đối phương bởi bạn hiểu anh ấy/cô ấy quá rõ. Tuy nhiên, tất cả những điều đó chỉ khiến mọi người đều cảm thấy tức giận và thậm chí khiến mối quan hệ của bạn trở nên không thể cứu vãn được. Hãy kiềm chế những lời quở trách của bản thân.[4]

Tái Thiết lập Kết nối[sửa]

  1. Biến mối quan hệ của bạn thành việc ưu tiên. Sự thờ ơ có thể khiến mối quan hệ của bạn gặp vấn đề. Thời gian qua đi, bạn sẽ dần quen với việc hẹn hò và không còn bỏ ra nhiều tâm trí như trước đây nữa. Một khi bạn hiểu được vấn đề đó, bạn có thể cố gắng để thay đổi nó.[11]
  2. Biết tôn trọng. Cay nghiệt với nhau sẽ có thể dễ dàng khiến mối quan hệ của hai bạn tan vỡ. Nếu hai bạn cố gắng tử tế và nhẹ nhàng với nửa kia của mình, điều đó sẽ giúp hai bạn tái lập lại mối liên kết mà hai bạn từng có.[12]
  3. Dành thời gian để tương tác. Khi bạn ở trong một mối quan hệ mới, bạn dành thời gian để nói chuyện và tìm hiểu những điều người kia thích. Hai bạn thảo luận về nỗi sợ hãi, sở thích và sở ghét của cả hai. Nếu mối quan hệ của bạn đã được một thời gian, có lẽ hai bạn sẽ thôi không còn làm điều đó nữa. Nếu đó là trường hợp của bạn, bạn cần phải tiếp tục cố gắng xây dựng lại liên kết giữa cả hai bằng việc dành thời gian để nó chuyện với nhau mỗi ngày. Dành thời gian riêng cho cả hai, và khi đó, cố gắng tìm hiểu sâu hơn thay vì chỉ nói về những công việc hàng ngày chẳng bao giờ thay đổi.[13]
  4. Thử hẹn hò một lần nữa. Một cách khác thể hàn gắn lại đó là lên kế hoạch hẹn hò. Điều đó đồng nghĩa với việc hai bạn sẽ có điều gì đó để mong đợi, cũng như dành thời gian đặc biệt chỉ có hai người bên nhau.[12]
  5. Đừng quên đụng chạm lẫn nhau. Đụng chạm là một phần quan trọng trong một mối quan hệ và nó không chỉ có nghĩa là làm tình với nhau. Hôn, nắm tay, khoác tay và nằm ôm nhau cũng là những cách để gia tăng sự thân thiết. Đụng chạm cơ thể tạo cho bạn một sự liên kết với nửa kia của mình.[11]

Quyết định Làm thế nào để Tiến về Phía trước[sửa]

  1. Suy nghĩ các giải pháp cụ thể. Một khi hai bạn đã cùng nhau tìm ra một vài vấn đề, hãy cùng nhau nói chuyện về các giải pháp. Hai bạn có thể giải quyết vấn đề theo cách như thế nào để cả hai đều có thể chấp nhận được? Nói cách khác, hai bạn cần tìm những điểm chung của cả hai.[10]
    • Bắt đầu với những điểm cả hai bạn cùng đồng tình. Có lẽ ít nhất thì hai bạn cũng cùng đồng ý với vấn đề, hoặc có lẽ bước đầu tiên trong cách giải quyết. Ví dụ như, có thể hai bạn đồng ý rằng hai bạn thiếu kết nối. Hai bạn có thể tiến xa hơn và đồng ý rằng hai bạn cần dành nhiều thời gian bên nhau hơn.[10]
  2. Lên kế hoạch cùng nhau. Một khi hai bạn đã đồng ý với giải pháp đưa ra, đã đến lúc biến nó trở thành những quy định cụ thể. Ví dụ như, cả hai bạn cùng đồng ý rằng hai bạn cần dành nhiều thời gian ở bên nhau hơn, vậy thì có lẽ hai bạn nên thỏa thuận hẹn hò ít nhất một lần mỗi tuần.[10]
  3. Tôn trọng nhu cầu của người kia. Mọi người đều có cách phản ứng khác nhau đối với từng tình huống, điều đó đồng nghĩa với việc mỗi người đều có những nhu cầu cảm xúc không giống nhau. Ví dụ như có thể nửa kia của bạn cần nhiều thời gian bên nhau hơn trong những lúc khó khăn, vì vậy hãy cố gắng ở đó vì anh ấy hoặc cô ấy.[7]
  4. Tiếp tục nói chuyện. Khi bạn cảm thấy muốn ngắt lời nửa kia của mình, hãy xem xét cảm xúc của bản thân. Thay vì ngắt lời, hãy nói về việc điều đó khiến bạn cảm thấy như thế nào và tại sao. Nói cách khác, bạn cần tiếp tục cố gắng cải thiện vấn đề giao tiếp giữa bạn và đối phương, bởi bạn không thể trông đợi nửa kia của bạn đoán được bạn đang nghĩ gì hay cảm thấy như thế nào.[12]
    • Ví dụ như, nếu nửa kia của bạn đề cập đến việc ra ngoài ăn tối tại nhà hàng mà cô ấy thích, có thể bạn sẽ muốn phản đối ngay lập tức vì chuyện tiền nong nếu kinh tế của bạn eo hẹp. Thay vào đó hãy nói: "Hiện tại việc tiêu tốn tiền khiến anh cảm thấy có chút lo lắng bởi chúng ta đang gặp khó khăn để sống tới ngày có lương. Chúng ta có thể thỏa hiệp và cùng đi pích-ních ở đâu đó không?"
  5. Đừng quên dành thời gian tự phát triển bản thân. Có thể bạn sẽ có xu hướng chỉ tập trung vào mối quan hệ của mình, nhưng bạn cũng nên dành thời gian để phát triển sở thích của bản thân. Bạn sẽ mang lại nhiều điều cho mối của hệ của mình hơn khi bạn là một con người độc lập , vì vậy việc dành thời gian ở xa nhau là điều vô cùng quan trọng.[12]
  6. Đừng e ngại nhận tư vấn. Cho dù nửa kia của bạn không muốn tham gia cùng, điều đó sẽ vẫn có thể giúp ích cho mối quan hệ của hai bạn. Bởi bạn bắt đầu thay đổi bản thân và cách bạn tương tác với người khác, bao gồm cả nửa kia của bạn. Nếu nửa kia của bạn cũng sẵn sàng tham gia cùng bạn, kết quả sẽ còn tốt hơn. [14]

Cảnh báo[sửa]

  • Nếu mối quan hệ của bạn là mối quan hệ bạo hành, đã đến lúc dừng lại. Nếu nửa kia của bạn làm bạn tổn thương về thể chất hoặc liên tục hạ thấp bạn, bạn không nên cố gắng hàn gắn mối quan hệ đó.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây