Hãy đặt ra mục tiêu lớn

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Yên tâm hưởng thụ và gặm nhấm vinh quang cho dù những gì bạn đạt được là bao nhiêu đi chăng nữa cũng là dấu hiệu có vấn đề. Khi mọi thứ đều thuận buồm xuôi gió thì bạn rất dễ cho rằng mình là người vô địch. Nhưng lúc đó, nói một cách chính xác, là lúc bạn đang kẻ yếu thế nhất. Đó là lúc mọi người ngừng tìm kiếm những sáng kiến và cơ hội mới, và cũng chính là lúc các đối thủ sẽ lật lại bạn.

Phương pháp luôn thành công của chúng tôi trong việc duy trì sự dẫn đầu của mình là chúng tôi luôn đề ra những mục tiêu lớn cho bản thân. Các mục tiêu của chúng tôi không phải là những mục tiêu cơ bản mà các bạn thường thấy dưới dạng như “Hãy cố gắng tăng thêm 20%”, mà đó phải là những mục tiêu lớn. Ví dụ, vào năm 1997 chúng tôi đặt ra mục tiêu bán được 50% sản phẩm thông qua địa chỉ www.dell.com trong vòng vài năm. Vì lúc đó mỗi ngày chúng tôi chỉ bán được 1 triệu đôla qua mạng (doanh thu hàng năm vào thời gian đó khoảng 12 tỉ đôla), nên thoạt nhìn đây có vẻ là một mục tiêu xa vời nhưng chúng tôi đã không đưa ra con số một cách tuỳ tiện. Chúng tôi đã tính toán kỹ lưỡng tốc độ phát triển chung của cả thị trường, xu hướng mua hàng qua mạng và khuynh hướng phát triển sản phẩm của hãng trên thị trường. Chúng tôi cũng không chọn một con số có giá trị thấp. Và chúng tôi cũng không mong đạt được mục tiêu một mình. Chắc chắn chúng tôi là một công ty, nhưng chúng tôi nhập cả khách hàng và những nhà cung cấp vào làm một, xếp họ vào cùng một chỗ gọi là đội nhân viên ảo.

Tới mùa thu năm sau, chúng tôi đã đạt được mức tăng trưởng hơn 20% doanh thu hàng năm thông qua việc bán hàng trên mạng ở địa chỉ www.dell.com. Các đối thủ của chúng tôi thì không hiểu bằng cách nào chúng tôi đẩy cao doanh thu của hãng, còn nhân viên của hãng thì lại thêm hứng thú làm việc. Thay vì làm việc nhanh nhanh chóng chóng để về nhà, họ lại lao vào chinh phục các mục tiêu mới trong công việc.

Để đưa ra được các chiến lược đánh bại đối thủ, trước hết bạn phải xem xét đến sức mạnh cốt lõi của mình là gì, sau đó đưa ra tiêu chuẩn, đặt ra mục tiêu rõ ràng, dễ hiểu và tập hợp mọi người lại xung quanh mục tiêu đó. Hãy khuyến khích mọi người đưa ra những câu hỏi: “Chúng ta phải thay đổi những gì để đạt được mục tiêu đó?”. Hãy để họ lùi lại một bước và suy nghĩ vượt ra ngoài giới hạn chức năng của mình. Có thể họ sẽ suy nghĩ: “Tôi có thể đạt được mục tiêu nếu ai đó ở nhóm khách cũng có thể thay đổi một chút.”

Trong kinh doanh nếu như bạn không đặt ra nhiều quy định, điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ gặp nhiều rủi ro hơn. Tuy nhiên, không nên quy những việc này vào lỗi bất cẩn. Khi công ty phát triển, những rủi ro mà chúng tôi chấp nhận sẽ bị hạn chế bởi chúng tôi hiểu rõ hơn những sáng kiến và kinh nghiệm sẽ đưa công ty tới thành công.

Thử nghiệm đem lại những lợi thế cạnh tranh. Một khi bạn đã hệ thống hoá được cách thức khuyến khích nhân viên mình thử nghiệm, họ sẽ bắt đầu tự mình tìm kiếm cách thức cải tiến.

Mục lục[sửa]

Liên kết đến đây