Hãy bênh vực khách hàng của bạn

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Lẽ hiển nhiên là những tuýp khách hàng khác nhau thì phản hồi theo những cách khác nhau. Do vậy, thông thường, đối với những khách hàng lớn nhất, doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi trực tiếp và phân công những nhóm nhân viên cụ thể chịu trách nhiệm và làm việc với họ trên những lĩnh vực phù hợp. Đối với những khách hàng nhỏ và người tiêu dùng, doanh nghiệp xây dựng những bản điều tra trực tiếp và nhóm nhân viên làm việc theo giờ; đồng thời thực hiện điều tra thông qua những cuộc gọi ra nước ngoài để xin phản hồi. Đây là những điều mà bất cứ công ty nào cũng có thể làm.

Vậy việc Dell đáp trả những phản hồi khác với các công ty khác như thế nào?

Chúng tôi bắt đầu với những số liệu “ thô” vừa thu được. Thật vậy, theo số liệu ghi chép hàng ngày, có hàng ngàn cuộc điện thoại, e-mail, bưu thiếp, thư tay và fax gửi đến cho bộ phận bán hàng và dịch vụ của chúng tôi.

Khi một nhân viên bán hàng dành thời gian cả một ngày để trò chuyện với 30 hoặc 40 khách hàng, cô ta sẽ có ngay một số phản hồi trực tiếp tập trung vào các giải pháp từ khách hàng. Nếu nhân viên này nghe được rằng nhiều khách hàng đang muốn có những “ổ nén”(zip drives), cô ta sẽ báo cáo lại cho quản lí sản phẩm hay đội giám sát và thông tin này sẽ được nêu ra đúng lúc. Người quản lí xem xét những báo cáo này nhanh chóng nhưng cẩn thận rồi vạch ra phương án cụ thể để biến nó thành hiện thực.

Đội ngũ nhân viên bán hàng và nhân viên hỗ trợ của Dell luôn đứng về phía khách hàng. Khi cần sản phẩm tính toán đưa ra lĩnh vực sản phẩm mới trong tương lai, ban quản lí sản phẩm sẽ tụ họp các nhân viên bán hàng, ngồi lại cùng nhau trong phòng hội thảo: “ Khách hàng của các anh yêu cầu gì?” Nếu một nhân viên nào đó nghe được cả tháng trước đó rằng khách hàng đang mong đợi sản phẩm ổ cứng 16 gigabyte hoặc màn hình 24 inch, cô ấy (anh ấy) sẽ lên tiếng. Bằng cách tương tự như vậy, nếu một nhân viên không bán được hàng do công ty không có một loại hàng nhất định hoặc do khâu quảng cáo sản phẩm chưa tốt, cô ta có thể đến gặp ban quản lí sản phẩm và nói: “Này, tốt hơn là chúng ta nên liên kết hoạt động cùng nhau!”

Ban quản lí và ban thanh tra của chúng tôi đã hiểu được tầm quan trọng của những phản hồi từ khách hàng.Thực chất, nhiệm vụ của mỗi ban trong công ty tương ứng phục vụ cho một mặt nhu cầu của khách hàng. Tại sao vậy? Bởi vì nhu cầu của khách hàng khác nhau. Và kết quả là, doanh nghiệp không thể cứ đứng im một chỗ và cho rằng tất cả các nhu cầu của khách hàng là giống nhau.

Mỗi công ty thường có khá nhiều đội chuyên viên chéo (cross – functional team). Đây là các đội có nhiệm vụ xử lý phần lớn các phản hồi khách hàng gửi về công ty. Ban quản lí sản phẩm luôn tồn tại trong mỗi doanh nghiệp với chức năng lắng nghe thông tin từ các chi nhánh bán sản phẩm và nắm chắc tình hình trên cơ sở từng ngày một. Nhiều khi, họ ngồi lại bên cạnh nhân viên bán hàng, lắng nghe từng cuộc gọi của khách hàng hoặc tới thăm khách hàng của mình theo nhóm kế toán. Bằng các này, họ tiếp cận với sở thích của khách hàng, những mặt hàng thuộc mọi lĩnh vực được khách hàng ưa chuộng. Đội ngũ này còn phải chịu trách nhiệm tạo ra những thay đổi thích hợp.

Mục tiêu của chúng tôi là kết nối với khách hàng, thu thập thông tin và sử dụng những thông tin này để hợp tác với khách hàng với tư cách đối tác.Tất cả đều được thực hiện trong thời gian thực tế.

Mục lục[sửa]

Liên kết đến đây