Hạ huyết áp trong thai kỳ một cách tự nhiên

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Theo Hiệp hội Thai kỳ Hoa Kỳ, huyết áp cao ảnh hưởng đến khoảng 6-8% phụ nữ mang thai. Huyết áp vượt quá 140 mmHg huyết áp tâm thu (mức cao nhất) hoặc 90 mm Hg huyết áp tâm trương (mức thấp nhất) là dấu hiệu cho thấy bạn bị cao huyết áp hoặc tăng huyết áp. Một số yếu tố nguy cơ dẫn đến cao huyết áp trong thai kỳ bao gồm béo phì, bị huyết áp cao trước khi mang thai, mang đa thai, mắc bệnh mãn tính, và/hoặc chế độ ăn uống nghèo nàn (chế độ ăn nhiều muối và nhiều chất béo). Vì huyết áp cao có thể gây ra biến chứng (trẻ sinh ra nhẹ cân, vấn đề về thận, sinh non và tiền sản giật), bạn nên thực hiện các bước để hạ huyết áp trong khi mang thai.[1]

Các bước[sửa]

Giảm Huyết áp Thông qua Thay đổi Lối sống[sửa]

  1. Luôn vận động. Phụ nữ không vận động có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn so với những người tập thể dục. Vì vậy, cho dù bạn đã mang thai hoặc đang có kế hoạch thụ thai, hãy trao đổi với bác sĩ về việc bắt đầu luyện tập thể dục. [2]
    • Cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày hoặc hầu hết các ngày trong tuần.
    • Nếu mới bắt đầu tập, bạn nên thử bài tập đi bộ hoặc bơi lội với cường độ thấp.
    • Luôn trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu một chương trình tập luyện và hãy hỏi về mức độ an toàn khi tham gia một số hoạt động nhất định.[3]
  2. Kiểm soát cân nặng. Thừa cân là một yếu tố nguy cơ làm tăng huyết áp nên bạn cần phải thận trọng để giữ cho cân nặng khi đang mang thai nằm trong giới hạn khỏe mạnh. Áp dụng chế độ ăn uống thích hợp và tập thể dục thường xuyên là cách để kiểm soát sự tăng cân trong thai kỳ. [4]
    • Tiền sản giật là một dạng tăng huyết áp trong thai kỳ có thể xảy ra khi bạn tăng cân quá nhiều trong khi mang thai. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về thận và gan ở mẹ và các biến chứng ở trẻ.[5]
    • Thừa cân cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác trong thai kỳ như đau lưng, kiệt sức, chuột rút ở chân, bệnh trĩ, bệnh tiểu đường trong thai kỳ, ợ nóng và đau khớp.
  3. Giảm căng thẳng. Tình trạng căng thẳng có thể dẫn đến tăng huyết áp cho dù bạn đang mang thai hay không. Vì vậy, bạn hãy thử loại bỏ những yếu tố nguy cơ gây căng thẳng nếu có thể.
    • Không làm việc quá sức khi mang thai. Làm việc hơn 41 tiếng mỗi tuần có thể làm tăng nguy cơ bị huyết áp cao.[6]
    • Thử các phương pháp thư giãn như thiền, tưởng tượng hoặc Yoga. Các phương pháp này có thể giúp cơ thể và tâm trí bạn được thanh thản, đồng thời giúp giảm mức độ căng thẳng
  4. Tập thở có kiểm soát. Các kỹ thuật thở, ví dụ như thở bằng cơ hoành, có thể giúp làm dịu cơ thể và tâm trí và làm giảm căng thẳng. Ngoài ra, bằng việc sử dụng các cơ hoành (cơ ở đáy phổi), hơi thở sẽ mạnh mẽ hơn và giảm được mệt mỏi cho các cơ bắp khác ở cổ và ngực.[7]
    • Nằm thoải mái hay ngồi trên ghế. Đặt gối ở dưới đầu gối để giúp đầu gối cong nếu bạn chọn cách nằm. [8]
    • Để cảm nhận được cơ hoành chuyển động, hãy đặt tay trên ngực và dưới xương lồng ngực.
    • Từ từ hít vào bằng mũi để cảm thấy dạ dày di chuyển lên.
    • Từ từ thở ra bằng miệng bằng cách đếm đến năm, đồng thời hóp chặt cơ bụng vào.
    • Lặp lại và giữ cho hơi thở đều đặn, từ từ.
  5. Nghe nhạc. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nghe loại âm nhạc phù hợp trong khi thở từ từ ít nhất 30 phút mỗi ngày có thể giúp giảm huyết áp. [6]
    • Nghe các bản nhạc êm dịu và thư giãn như nhạc Celtic, nhạc cổ điển, hoặc nhạc Ấn Độ, hoặc lắng nghe một bản nhạc chậm yêu thích có thể truyền cảm hứng và giúp bạn thư giãn.
    • Tránh nghe nhạc lớn và dồn đập như nhạc Rock, Pop và Heavy mental vì chúng có thể gây tác dụng ngược.
  6. Hãy xem kỹ thuốc chữa bệnh. Tăng huyết áp cũng là tác dụng phụ của một số thuốc. Hãy trao đổi với bác sĩ về loại thuốc bạn đang dùng và tìm hiểu xem chúng đó có an toàn để sử dụng trong khi mang thai hay không. [4]
  7. Bỏ thuốc lá. Không những là mối nguy hiểm cho thai nhi, hút thuốc lá còn có thể làm bạn tăng huyết áp. Nếu đang mang thai, bạn nên bỏ hút thuốc ngay lập tức. [4]
    • Trao đổi với bác sĩ về các phương pháp giúp ngừng hút thuốc an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Giảm Huyết áp Thông qua Chế độ ăn[sửa]

  1. Tránh muối và thực phẩm nhiều natri. Mặc dù cơ thể cần số lượng nhỏ natri nhưng tiêu thụ quá nhiều natri sẽ gây hại và có thể dẫn đến tăng huyết áp, bệnh tim và đột quỵ. Nếu bị huyết áp cao, bạn hãy thực hiện các bước sau để giảm lượng natri:[9]
    • Không nêm muối vào thức ăn khi nấu ăn mà hãy sử dụng các loại gia vị khác để thay thế (như thì là, hạt tiêu xanh, rau mùi tươi).
    • Rửa sạch thực phẩm đóng hộp để loại bỏ natri.
    • Mua thực phẩm được dán nhãn “hàm lượng natri thấp” hoặc “không chứa natri”.
    • Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn như bánh quy, các món chiên và bánh nướng vì những loại này thường chứa nhiều natri.
    • Ngoài ra, tránh ăn thức ăn nhanh và yêu cầu đầu bếp giảm natri (muối) khi gọi món tại các nhà hàng.
  2. Ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt. Các loại ngũ cốc nguyên hạt rất giàu chất xơ và nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung chất xơ vào chế độ ăn có thể làm hạ huyết áp.[10]
    • Phải đảm bảo rằng khẩu phần ăn mỗi ngày có ít nhất 6-8 phần ngũ cốc.
    • Thay ngũ cốc tinh chế bằng ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, mì ống và bánh mì nguyên cám.
  3. Bổ sung thực phẩm giàu kali vào chế độ ăn. Chế độ ăn uống giúp kiểm soát tăng huyết áp nên được tăng cường thực phẩm giàu kali. Thực phẩm nên bổ sung gồm: khoai lang, cà chua, đậu thận, nước cam, chuối, đậu, khoai tây, trái cây sấy khô, dưa và dưa vàng.[11]
    • Tiêu thụ kali ở mức vừa phải (khoảng 2,000-4,000 mg mỗi ngày).[6]
  4. Ăn nhiều sôcôla đen. Theo nghiên cứu lâm sàng, sôcôla đen thực sự có ích trong việc hỗ trợ giảm giảm huyết áp. [12]
    • Ăn 15 g sôcôla đen giúp bổ sung ít nhất 70% cacao mỗi ngày.[13]
    • Vì sôcôla đen chứa lượng calo cao nên không nên ăn quá nhiều.
  5. Tránh uống rượu và đồ uống chứa caffein. Không những không tốt cho huyết áp, caffein và rượu còn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vì vậy, bạn nên tránh tiêu thụ cả hai loại thực phẩm này, đặc biệt là khi bị huyết áp cao.
    • Uống cà phê trong giai đoạn mang thai sẽ làm giảm lưu lượng máu qua nhau thai và làm tăng nguy cơ sẩy thai. Mặc dù cần nghiên cứu thêm về ảnh hưởng của caffein trong thai kỳ nhưng tốt nhất bạn nên uống cà phê đã khử caffine. [14]
    • Uống nhiều rượu không những làm tăng huyết áp mà còn hưởng xấu đến thai nhi. Trước khi muốn uống rượu bia, thậm chí chỉ là một ly rượu vang, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.[15]
  6. Bổ sung đậu nành và các sản phẩm sữa ít chất béo vào chế độ ăn. Nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh rằng bổ sung các thực phẩm này vào chế độ ăn có thể làm giảm tình trạng cao huyết áp tâm thu.[16]
    • Bổ sung sản phẩm từ sữa ít chất béo hoặc không chứa chất béo (như sữa, phô mai, sữa chua) vào chế độ ăn.
    • Nếu không thể hoặc khó dung nạp lactose, hãy thử các sản phẩm đậu nành thay thế.
    • Tiêu thụ phô mai ở mức độ vừa phải (thậm chí là đối với phô mai ít béo) do chúng có hàm lượng natri cao.

Lời khuyên[sửa]

  • Nghỉ ngơi đầy đủ. Thiếu ngủ có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe.
  • Uống nhiều nước để bổ sung lượng nước cần thiết. Uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày.[2]

Cảnh báo[sửa]

  • Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bị cao huyết áp.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây