Hạ nồng độ prostaglandin bằng thực phẩm
Prostaglandin là chất giống hormone thuộc nhóm các phân tử bảo vệ gọi là eicosanoid. Prostaglandin tham gia vào nhiều chức năng của cơ thể, bao gồm: quá trình co giãn của cơ trơn, quá trình thắt và giãn của mạch máu (để kiểm soát huyết áp) và kiểm soát tình trạng viêm trong cơ thể. [1] Prostaglandin được tạo ra thông qua một phản ứng hóa học tại nơi cần có chúng, thường là vị trí bị tổn thương hoặc nhiễm trùng. Khi prostaglandin được tiết ra, chúng thường gây đau, viêm và sốt. Nói đến tình trạng viêm, prostaglandin vừa có thể gây viêm và vừa có thể giảm viêm trong cơ thể. Mặc dù là cơ chế quan trọng đối với quá trình chữa lành trong cơ thể nhưng việc sản sinh prostaglandin kéo dài có thể gây viêm ngoài ý muốn. Bên cạnh các thuốc giúp hạ nồng độ prostaglandin (như thuốc Aspirin kháng viêm không steroid), bạn có thể hạ nồng độ hormone này một cách tự nhiên bằng cách thay đổi chế độ ăn và bổ sung một số loại thực phẩm. [2]
Mục lục
Các bước[sửa]
Chọn Thực phẩm giúp Hạ Nồng độ Prostaglandin[sửa]
-
Ăn
thực
phẩm
giàu
axit
béo
omega-3.
Nhiều
nghiên
cứu
cho
thấy
axit
béo
omega-3
có
khả
năng
kháng
viêm,
chống
đông
máu
và
giảm
chứng
loạn
nhịp
tim.
[3]
Nghiên
cứu
cũng
nhận
thấy
dầu
cá
giúp
giảm
sản
sinh
và
giảm
ảnh
hưởng
của
prostaglandin.[3].
- Axit béo omega-3 cạnh tranh với omega-6 để giành vị trí liên kết được gọi là enzym COX 1. Enzym này chuyển hóa axit béo omega-6 thành prostaglandin. Càng nhiều axit béo omega-3 chặn enzym COX 1 thì càng ít axit béo omega-6 bị chuyển hóa thành prostaglandin. [3].
- Thực phẩm giàu axit béo omega-3 bao gồm: cá mòi, cá hồi, đậu nành, hạt lanh, quả óc chó, đậu phụ và cá thu. Liều omega-3 được khuyến cáo là 0,3-0,5 g mỗi ngày.[4]
-
Ăn
nhiều
thực
phẩm
giàu
vitamin
E.
Nhóm
hợp
chất
vitamin
E
được
chứng
minh
là
có
đặc
tính
chống
oxi
hóa.[5]
Vitamin
E
còn
có
đặc
tính
kháng
viêm,
có
khả
năng
ức
chế
hoặc
ngăn
quá
trình
tổng
hợp
prostaglandin,
từ
đó
giúp
hạ
nồng
độ
hormone
này.[6].
- Thực phẩm giàu vitamin E bao gồm: hạt và dầu hướng dương, hạnh nhân, dầu cây rum, hạt phỉ, lạc và bơ lạc, rau bina (cải bó xôi), bông cải xanh hoặc dầu mầm lúa mạch.[5]
-
Ăn
ngũ
cốc
nguyên
hạt
100%.
Nghiên
cứu
cho
thấy
ngũ
cốc
nguyên
hạt
mang
đến
nhiều
lợi
ích
cho
sức
khỏe,
bao
gồm
kích
thích
quá
trình
kháng
viêm
trong
cơ
thể.
[7]
Nhờ
đó,
ngũ
cốc
nguyên
hạt
sẽ
gián
tiếp
làm
hạ
nồng
độ
prostaglandin.
- Ngũ cốc nguyên hạt gồm có: lúa mạch, diêm mạch, yến mạch, bột mì, gạo lứt và mì ống hoặc bánh mì từ lúa mì 100%.[8]
- Ngũ cốc tinh chế là loại đã trải qua nhiều quá trình xử lý và mất hết giá trị dinh dưỡng. Ngũ cốc tinh chế mà bạn cần hạn chế hoặc tránh tiêu thụ bao gồm: bánh mì trắng, mì ống trắng, gạo trắng và nhiều loại ngũ cốc.
-
Ăn
măng
cụt.
Măng
cụt
là
loại
quả
nhiệt
đới
có
nguồn
gốc
từ
Thái
Lan,
quả
có
mùi
thơm
và
thịt
trắng,
ngọt.[9]
Ở
Thái
Lan,
từ
lâu
quả
măng
cụt
đã
được
dùng
cho
mục
đích
y
học
và
mới
đây,
các
nghiên
cứu
cho
thấy
măng
cụt
có
khả
năng
ức
chế
sản
sinh
hoặc
tổng
hợp
prostaglandin
trong
cơ
thể.[10]
- Bạn có thể ăn măng cụt không như một món ăn nhẹ hoặc làm món tráng miệng tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, bạn có thể dùng măng cụt làm salad hoặc mứt. [9]
-
Bổ
sung
lựu
vào
chế
độ
ăn.
Quả
lựu
có
màu
đỏ
ngọc,
bên
trong
là
những
hạt
nhỏ
ngọt,
ăn
được
và
rất
ngon.
Nhờ
hàm
lượng
cao
các
hóa
chất
thực
vật
nên
quả
lựu
mang
đến
rất
nhiều
lợi
ích
cho
sức
khỏe.
[11]Theo
nghiên
cứu,
quả
lựu
có
thể
giúp
hạ
nồng
độ
prostaglandin
bằng
cách
ức
chế
quá
trình
sản
sinh
và
tổng
hợp
hormone
này.[11]
- Bạn có thể ăn hạt lựu không, dùng làm món tráng miệng hoặc cho hạt lựu vào các món mặn như salad hoặc sốt.
- Nếu không thích ăn hạt, bạn có thể uống nước ép lựu 100%. Không mua nước ép hỗn hợp, cocktail hoặc nước ép cô đặc.
-
Ăn
nhiều
dứa.
Loại
quả
có
màu
vàng
sáng
này
chứa
enzym
bromelain
được
chứng
minh
là
giúp
hạ
nồng
độ
prostaglandin.
Cơ
chế
hoạt
động
của
enzyme
này
là
ức
chế
sản
sinh
và
tổng
hợp
prostaglandin.
[12]
Dứa
là
nguồn
thực
phẩm
duy
nhất
chứa
bromelain.[13]
- Ăn dứa không như một món ăn nhẹ, dùng làm salad hoa quả hoặc rắc lên sữa chua, phô mai tươi là cách tốt nhất để bổ sung bromelain.
-
Ăn
nhiều
cà
chua.
Loại
quả
phổ
biến
này
chứa
hàm
lượng
lớn
một
chất
carotenoid
được
gọi
là
lycopene.
Đây
là
chất
chống
oxi
hóa
có
khả
năng
ngăn
ngừa
ung
thư
tuyến
tiền
liệt,
bệnh
tim
mạch
và
giảm
viêm.
Lycopene
giảm
viêm
bằng
cách
gây
ảnh
hưởng
đến
hóa
chất
trung
gian
trong
cơ
thể
(các
chất
trung
gian
kích
thích
sản
sinh
prostaglandin
và
các
chất
trung
gian
gây
viêm
khác).[14]
- Chế biến cà chua hoặc dùng chế phẩm từ cà chua được chế biến bằng nhiệt (ví dụ như cà chua đóng hộp hoặc sốt cà chua). Nấu chín và đun cà chua sẽ biến lycopene thành dạng được cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn.[15]
- Bạn có thể ăn cà chua hầm, cho sốt cà chua vào món mì ống hoặc rau củ. Cho cà chua đóng hộp vào món súp, món hầm và sốt.
- Cà chua sống có thể dùng làm salad hoặc rưới oliu và muối lên để thưởng thức.
-
Tăng
cường
ăn
tỏi
và
hành
tây.
Cả
tỏi
và
hành
tây
đều
chứa
allicin,
hoạt
chất
hoạt
động
như
thuốc
kháng
viêm
giúp
ức
chế
sản
sinh
prostaglandin.
[16]
Ngoài
ra,
tỏi
và
hành
tây
còn
được
chứng
minh
là
có
đặc
tính
kháng
khuẩn,
chống
khối
u,
chống
đông
máu
và
chống
viêm
khớp.[17]
- Tăng cường dùng tỏi và hành tây để chế biến món ăn. Tỏi và hành tây là nguyên liệu tuyệt vời có thể dùng chế biến nhiều món ăn như súp, món hầm, sốt, bên cạnh các món om, món ăn đút lò hoặc nấu bằng nồi hầm.
-
Chế
biến
món
ăn
bằng
thảo
mộc
và
gia
vị.
Nhiều
loại
thảo
mộc
và
gia
vị
được
chứng
minh
là
mang
đến
vô
số
lợi
ích
cho
sức
khỏe,
bao
gồm
kháng
viêm.
Sử
dụng
thảo
mộc,
gia
vị
tươi
hoặc
sấy
khô
có
thể
giúp
tăng
cường
khả
năng
kháng
viêm
của
thực
phẩm
trong
chế
độ
ăn.
- Dùng nghệ khi chế biến món ăn. Nghệ là loại củ màu vàng sáng/cam thường được biết đến là nguyên liệu trong bột cà ri. Nghệ chứa hợp chất curcumin có khả năng ức chế sản sinh prostaglandin. [18] Ngoài ra, nghệ còn được chứng minh là giúp hỗ trợ quá trình giảm đau và viêm do thoái hóa khớp. [19]
- Có thể mua nghệ tươi ở dạng củ hoặc bột sấy khô (bột gia vi). Bạn có thể thử dùng bột nghệ khi chế biến món trứng bác, rắc lên rau sấy, trộn với các món cơm, cho vào salad hoặc sốt salad, hoặc thậm chí có thể dùng để xay sinh tố.[20]
- Nghệ còn được dùng làm trà nghệ ở nhiều nền văn hóa. Bạn chỉ cần đun liu riu củ nghệ trong nước sôi khoảng 5 phút. Chắt lấy nước trà và uống 3-4 lần mỗi ngày. [21]
- Bổ sung gừng vào chế độ ăn. Nghiên cứu cho thấy gừng có đặc tính chống loét, kháng viêm và chống oxi hóa.[22][23].
- Dùng gừng tươi làm sốt chấm, sốt ướp, món xào hoặc cà ri. Bạn cũng có thể ủ gừng tươi trong nước nóng để làm trà gừng.
- Gừng sấy khô có thể dùng làm gia vị ướp khô, dùng chế biến bánh nướng hoặc sốt.
- Uống trà xanh. Theo nghiên cứu, trà xanh có thể giúp hạ nồng độ prostaglandin trong cơ thể.[24] Các nhà khoa học tin rằng polyphenol trong trà xanh có đặc tính chống oxi hóa, nhờ đó hỗ trợ quá trình giảm thương tổn tế bào do gốc tự do gây ra.
Kết hợp Thực phẩm Kháng viêm vào Chế độ ăn[sửa]
-
Trao
đổi
với
bác
sĩ.
Nên
trao
đổi
với
bác
sĩ
trước
khi
muốn
thay
đổi
chế
độ
ăn
hoặc
sử
dụng
thực
phẩm
chức
năng.
Bước
này
đặc
biệt
cần
thiết
khi
bạn
muốn
điều
trị
hoặc
kiểm
soát
bệnh.
- Trao đổi cụ thể với bác sĩ về loại thực phẩm bạn muốn bổ sung hoặc loại bỏ khỏi chế độ ăn, lý do bạn muốn thay đổi chế độ ăn và bạn nghĩ những thực phẩm đó có lợi cho sức khỏe như thế nào.
- Ngoài ra, nên tham khảo ý kiến về liều dùng thích hợp, an toàn và tốt cho sức khỏe của bạn.
- Mặc dù mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nhiều loại thực phẩm và thực phẩm chức năng có thể phản ứng tiêu cực với thuốc chữa bệnh hoặc bệnh lý.
-
Lên
thực
đơn.
Thực
đơn
cụ
thể
sẽ
rất
có
ích
khi
bạn
muốn
thêm
thực
phẩm
vào
chế
độ
ăn.
Cách
này
giúp
bạn
biết
được
nên
kết
hợp
thực
phẩm
kháng
viêm
vào
thời
điểm
nào
trong
ngày
và
trong
tuần.
- Thêm từ từ các thực phẩm khác nhau vào chế độ ăn mỗi tuần. So với việc ép bản thân thích nghi với các thực phẩm mới với lượng lớn, việc kết hợp từ từ thực phẩm mỗi tuần sẽ dễ dàng hơn.
- Ngoài ra, nên chọn thực phẩm mà bạn có thể bổ sung mỗi ngày. Ban đầu, sẽ đơn giản hơn khi bạn bổ sung một cốc trà xanh mỗi buổi sáng.
- Lưu ý không nhất thiết phải bổ sung tất cả thực phẩm kháng viêm mỗi ngày. Nên chọn nhiều thực phẩm để phân bố đều vào các ngày trong tuần.
-
Chuẩn
bị
bữa
ăn
và
công
thức
chế
biến
mới.
Một
số
thực
phẩm
kháng
viêm
như
gừng,
tỏi
và
hành
tây
có
thể
dễ
kết
hợp
hơn
vào
công
thức
nấu
ăn.
Bạn
có
thể
để
ăn
sống
nhưng
như
vậy
sẽ
không
ngon
bằng
khi
dùng
để
chế
biến
món
ăn.
- Nhiều nền ẩm thực khác nhau thường sử dụng thực phẩm và gia vị có đặc tính kháng viêm. Ẩm thực Ấn Độ nổi tiếng với việc sử dụng nghệ, trong khi ẩm thực Ý nổi tiếng với việc dùng tỏi.
- Nên tìm kiếm các công thức nấu ăn trực tuyến hoặc tìm mua sách dạy nấu ăn có sử dụng nhiều thực phẩm kháng viêm.
Tránh Thực phẩm Gây Viêm[sửa]
-
Hạn
chế
tiêu
thụ
chất
béo
bão
hòa.
Chất
béo
bão
hòa
được
dùng
để
tổng
hợp
prostaglandin
trong
cơ
thể.[27].
- Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa gồm có: thịt chế biến sẵn (như xúc xích hoặc thịt hun khói), đồ chiên, thức ăn nhanh và sản phẩm sữa nguyên kem (như phô mai hoặc bơ).[28]
-
Hạn
chế
tiêu
thụ
đồ
uống
chứa
cồn.
Ngừng
hoặc
hạn
chế
tiêu
thụ
đồ
uống
chứa
cồn
vì
hàm
lượng
cồn
cao
sẽ
làm
tăng
sản
sinh
prostaglandin.
- Phụ nữ chỉ nên uống 1 ly đồ uống chứa cồn mỗi ngày; nam giới chỉ nên uống ít hơn 2 ly mỗi ngày.[29]
-
Hạn
chế
dùng
đường
phụ
gia.
Một
số
nghiên
cứu
cho
thấy
đường
phụ
gia
kích
thích
sản
sinh
một
số
hóa
chất
có
đặc
tính
gây
viêm.
[30]Hạn
chế
tiêu
thụ
thực
phẩm
chứa
đường
phụ
gia,
đặc
biệt
là
nếu
bạn
ăn
thường
xuyên,
có
thể
giúp
giảm
viêm.
- Thực phẩm cần hạn chế gồm có: Kẹo ngọt, bánh ngọt, nước ngọt và món tráng miệng chứa đường phụ gia.
-
Giảm
tiêu
thụ
axit
béo
omega-6.
Các
axit
béo
này
là
yếu
tố
chủ
yếu
trong
quá
trình
sản
sinh
prostaglandins.
Hạn
chế
tiêu
thụ
axit
béo
omega-6
sẽ
giúp
hạ
nồng
độ
prostaglandin.[31]
- Axit béo omega-6 có trong các thực phẩm như: dầu ngô, dầu cây rum, sốt Mayonnaise, nước sốt, dầu nành, dầu lạc và dầu thực vật.[31]
Lời khuyên[sửa]
- Luôn trao đổi với bác sĩ trước khi muốn thay đổi chế độ ăn để đảm bảo an toàn.
- Chọn cách chế biến tốt cho sức khỏe như hấp hoặc luộc thay vì chiên xào. Chế biến thức ăn bằng dầu ôliu và các loại dầu tốt cho sức khỏe khác thay vì dùng bơ hoặc mỡ lợn.
- Tìm hiểu thêm về các thực phẩm kháng viêm. Từ từ kết hợp thực phẩm kháng viêm vào chế độ ăn.
- Tăng lượng và tần suất tiêu thụ loại thực phẩm có đặc tính kháng viêm mà bạn yêu thích.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.medicinenet.com/script/main/art.asp?articlekey=16461
- ↑ http://www.cellandbioscience.com/content/3/1/8
- ↑ 3,0 3,1 3,2 http://www.sciencedaily.com/releases/2006/04/060404085719.htm
- ↑ http://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/omega-3-fatty-acids-fish-oil-alpha-linolenic-acid/dosing/hrb-20059372
- ↑ 5,0 5,1 https://ods.od.nih.gov/factsheets/VitaminE-HealthProfessional/
- ↑ http://www.biomed.cas.cz/physiolres/pdf/49/49_363.pdf
- ↑ http://www.todaysdietitian.com/newarchives/050113p44.shtml
- ↑ http://www.choosemyplate.gov/food-groups/grains.html
- ↑ 9,0 9,1 http://www.nytimes.com/2003/09/24/dining/forbidden-fruit-something-about-a-mangosteen.html
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/12230104
- ↑ 11,0 11,1 http://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/j.1541-4337.2010.00131.x/full
- ↑ http://nopr.niscair.res.in/bitstream/123456789/5694/1/NPR%207(4)%20359-363.pdf
- ↑ http://umm.edu/health/medical/altmed/supplement/bromelain
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/20491642
- ↑ http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-554-lycopene.aspx?activeingredientid=554&activeingredientname=lycopene
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/6425866
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/10780871
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/16008121
- ↑ http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-662-turmeric.aspx?activeingredientid=662&activeingredientname=turmeric
- ↑ http://www.thekitchn.com/7-ways-to-eat-drink-turmeric-198696
- ↑ http://umm.edu/health/medical/altmed/herb/turmeric
- ↑ http://www.arthritis.org/living-with-arthritis/arthritis-diet/best-foods-for-arthritis/ginger-benefits.php
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK92775/
- ↑ http://cebp.aacrjournals.org/content/8/8/709.full.html
- ↑ http://www.webmd.com/food-recipes/health-benefits-of-green-tea?page=2
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/12935324
- ↑ http://lpi.oregonstate.edu/ss11/fats.html
- ↑ http://www.hsph.harvard.edu/nutritionsource/top-food-sources-of-saturated-fat-in-the-us/
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/alcohol/art-20044551
- ↑ http://www.arthritis.org/living-with-arthritis/arthritis-diet/foods-to-avoid-limit/food-ingredients-and-inflammation-2.php
- ↑ 31,0 31,1 http://www.arthritis.org/living-with-arthritis/arthritis-diet/foods-to-avoid-limit/food-ingredients-and-inflammation-5.php