Học Địa lý 12 bằng Atlat/Phát triển kinh tế - xã hội/Cây công nghiệp

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Giới thiệu bài học[sửa]

  • Ý nghĩa của việc phát triển cây công nghiệp? Tự suy luận (theo sách giáo khoa).
  • Sử dụng các trang atlat:

Nội dung bài học[sửa]

Những thuận lợi[sửa]

Khí hậu (trang 7, nhiệt độ và lượng mưa): Khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ cao, mưa nhiều, có sự phân hóa... giúp cho việc phát triển các cây nhiệt đới với cơ cấu đa dạng đồng thời có thể trồng các cây có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.

Đất (trang 8): Có nhiều loại đất khác nhau, dẫn chứng... thuận lợi cho sự phát triển nhiều loại cây khác nhau.

Kinh tế xã hội: tham khảo SGK phần cuối trang 36, phần đầu trang 37

Hiện trạng phát triển và phân bố cây công nghiệp[sửa]

Trang 14 bản đồ cây công nghiệp.

Về diện tích: Sử dụng phần biểu đồ cột nói về sự thay đổi diện tích qua các năm của từng loại cây: hàng năm và lâu năm, diện tích tăng bao nhiêu lần trong từng giai đoạn, trong cả thời kỳ, giai đoạn nào tăng nhanh hơn giai đoạn nào, giai đoạn nào tăng nhiều hơn giai đoạn nào.Ta so sánh giữa cây hàng năm và cây lâu năm xem cây nào có tốc độ phát triển nhanh hơn. Nếu cộng diện tích cây hàng năm và lâu năm ta sẽ có diện tích cây công nghiệp nói chung và qua kết quả cộng này ta sẽ nói được sự gia tăng diện tích cây công nghiệp qua các năm theo các hướng đã nói ở trên.

Về phân bố: Sử dụng các ký hiệu cây công nghiệp trên bản đồ kết hợp với trang 13 (để xác định vùng), 14 (xác định tỉnh) ta sẽ nói được nước ta có cây công nghiệp chủ yếu nào và trồng ở những vùng nào, tỉnh nào. Nếu chồng bản đồ này lên bản đồ đất trang 8 ta biết các cây công nghiệp được trồng trên loại đất gì.


Bảng phân bố các cây công nghiệp chủ yếu
Cây công nghiệp Phân bố
Hàng năm Mía
Lạc
...
Lâu năm Cà phê
Cao su
Chè
...

Các vùng chuyên canh[sửa]

Dựa vào phần màu sắc trên bản đồ cây công nghiệp trang 14 để tìm xem tỉ lệ đất trồng cây công nghiệp của từng vùng là bao nhiêu %, vùng nào hoặc tỉnh nào có tỉ lệ đất trồng cây công nghiệp dưói 15%, từ 15 đến 40%, trên 40% so với diện tích gieo trồng đã sử dụng, như vậy vùng nào là vùng chuyên canh lớn nhất, nhì, ba…trong từng vùng trồng các cây công nghiệp chủ yếu nào, vì sao lại trồng được cây cây công nghiệp đó? (dựa vào khí hậu, đất, địa hình, truyền thống, công nghiệp chế biến...)


Bảng các vùng chuyên canh cây công nghiệp
Vùng Qui mô Điều kiện thuận lợi
(Tự nhiên, Kinh tế xã hội)
Cây trồng chính
Đông NB Lớn nhất
>40% diện tích đất canh tác trồng cây công nghiệp
Tự nhiên: Địa hình... Cao su, Mía...
... ... ... ...

Liên kết ngoài[sửa]



<<< Trở về mục lục

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này