Học Địa lý 12 bằng Atlat/Phát triển kinh tế - xã hội/Lương thực phẩm

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Giới thiệu bài học[sửa]

  • Tầm quan trọng của vấn đề lương thực thực phẩm: (không có trên atlat – nếu có chăng là dựa vào trang 11 (phần biểu đồ dân số) thấy dân số đông và đang tăng lên thì nói được nhu cầu về lương thực đang ngày càng tăng lên).
  • Sử dụng các trang atlat:

Nội dung bài học[sửa]

Hiện trạng sản xuất lương thực[sửa]

Lúa[sửa]

Bản đồ lúa và hoa màu, trang 14.

Phần biểu đồ lúa: Dựa vào số liệu trên biểu đồ tròn (diện tích lúa – đơn vị nghìn ha) so sánh giữa các năm sẽ nhận xét được sự gia tăng của diện tích lúa nói chung được mấy lần, nếu so sánh trong từng giai đoạn tasẽ biết thời kỳ 1990-1995 hay thời kỳ 1995-2000 tăng nhanh hơn. Tương tự khi so sánh phần biểu đồ cột (sản lượng lúa- đơn vị nghìn tấn) ta cũng biết được sản lượng lúa tăng bao nhiêu lần và thời kỳ nào tăng nhanh hơn thời kỳ nào? So sánh số lần tăng của diện tích với số lần tăng của sản lượng trong thời kỳ 1990-2000 ta sẽ thấy sản lượng tăng nhanh hơn diện tích điều này có nghĩa là năng suất tăng (cách khác để nói về năng suất là ta lấy sản lượng của từng năm chia cho diện tích của từng năm tương ứng ta sẽ được kết quả là càng về thời gian sau thì tỉ số này càng tăng dần có nghĩa là năng suất lúa (tấn/héc ta) tăng dần.

Kết hợp biểu đồ sản lượng lúa với biểu đồ số dân số trang 11 ta lấy sản lượng lúa chia cho số dân của năm tương ứng ta sẽ thấy bình quân lúa trên đầu người tăng dần, nhận xét sự thay đổi kết quả này theo từng năm sẽ thấy mức bình quân lúa theo đầu người tăng dần.

Về phân bố cây lúa, ta dựa vào bản đồ lúa: Nếu căn cứ vào màu sắc ta sẽ nói được các vùng chuyên canh lúa ở nước ta là vùng nào có tỉ lệ đất trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực trên 90%, từ 81% đến 90%..., nếu dựa vào chiều cao của biểu đồ cột ở các tỉnh ta sẽ nói được tỉnh nào có diện tích trồng lúa nhiều tỉnh nào có sản lượng lúa cao, (chi tiết hơn nếu căn cứ vào chú thích ta có thể đo được chiều cao các cột là bao nhiêu mm và từ đây nhân với tỉ lệ ta sẽ biết được cụ thể từng tỉnh có diện tích và sản lượng lúa là bao nhiêu), năng suất lúa ở tỉnh nào cao (dựa vào tỉ số giữa cột sản lượng so với cột diện tích trong từng tỉnh).

Về cơ cấu mùa vụ: không có trên bản đồ.

Hoa màu[sửa]

Bản đồ hoa màu, trang 11: ta chỉ nhận xét chung về sự thay đổi diện tích và sản lượng hoa màu, ta sẽ nhận thấy sản lượng tăng nhanh hơn nhiều so với sự gia tăng diện tích. (không phải tính năng suất, bình quân theo đầu người như lúa) và tìm sự phân bố của cây hoa màu trên lãnh thổ xem vùng nào có tỉ lệ đất trồng cây hoa màu so với diện tích đất trồng cây lương thực nhiều và ở vùng đó trồng cây gì.

Những khó khăn hạn chế trong việc sản xuất lương thực các em tự tìm hiểu và suy luận căn cứ vào nội dung phân tích ở trên, dựa vào thực tế cuộc sống, dựa vào sách giáo khoa.

Hiện trạng sản xuất thực phẩm[sửa]

Chăn nuôi[sửa]

Trên bản đồ chăn nuôi trang 14: dựa vào phần biểu đồ tròn ta thấy bán kính tăng dần có nghĩa là giá trị sản lượng ngành chăn nuôi đang tăng lên, nhìn vào trong từng biểu đồ ta thấy ngành chăn nuôi ở nước ta gồm các ngành nào, sự thay đổi tỉ lệ của từng ngành chính là sự thay đổi cơ cấu cũng như tình hình phát triển của từng ngành trong những năm qua.

Về sự phân bố ta dựa vào bản đồ chăn nuôi, căn cứ vào chú thích để trình bày sự phân bố của từng nhóm ngành chăn nuôi, vùng nào tỉnh nào nuôi nhiều con gì? (Cột là chăn nuôi gia súc, hình bán nguyệt là chăn nuôi gia cầm, số lượng đàn gia súc gia cầm phụ thuộc vào chiều cao của các cột hoặc bán kính của hình bán nguyệt). Cần phải hết sức chú ý để tránh nhầm lẫn giữa tỉnh này với tỉnh kia, gia súc này với gia súc kia.

Ngư nghiệp[sửa]

Trên bản đồ ngư nghiệp trang 15: Dựa vào biểu đồ cột sản lượng thủy sản cả nước nhận xét, so sánh về sản lượng thủy sản nuôi trồng, thủy sản đánh bắt.Về sự phân bố ta dựa vào các cột và chiều cao của các cột ở trong từng tỉnh sẽ xác định được các vùng và các tỉnh có sản lượng đánh bắt(cột màu hồng) và sản lượng nuôi trồng (cột màu xanh). Để giải thích về sản lượng ta có thể dựa vào các bãi tôm, bãi cá ở ven biển. Những khó khăn han chế của ngành chăn nuôi cũng như định hướng phát triển của ngành các em đọc thêm ở sách giáo khoa và tự suy luận dựa trên thực tiễn cuộc sống.

Liên kết ngoài[sửa]



<<< Trở về mục lục

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này