Học Địa lý 12 bằng Atlat/Phát triển kinh tế - xã hội/Phát triển giao thông vận tải
Giới thiệu bài học[sửa]
- Sử dụng các trang atlat: 18,
Nội dung bài học[sửa]
Thuận lợi và khó khăn[sửa]
Về tự nhiên: Cần sử dụng các trang bản đồ tự nhiên để trình bày những thuận lợi và khó khăn của địa hình, khí hậu, mạng lưới sông ngòi, vị trí địa lý đối với việc phát triển giao thông vận tải.
Về kinh tế xã hội: Cần tham khảo trong sách giáo khoa.
Cơ sở vật chất[sửa]
- Dựa vào bản đồ GTVT trang 18 để trình bày.
Dựa vào chú thích để nêu các loại hình giao thông vận tải chủ yếu ở nước ta (cần bổ sung GTVT đường ống).
Về đường sắt nước ta có tuyến đường quan trọng nào, đi từ đâu đến đâu?
Về đường ô tô nước ta có những tuyến đường quan trọng nào, nối các vùng nào với nhau?
Về đường sông, đường biển nước ta có những cảng sông, cảng biển nào quan trọng?
Về đường hàng không nước ta có những sân bay quốc tế nào (ký hiệu hình máy bay màu đỏ), có bao nhiêu sân bay trong nước (ký hiệu hình máy bay màu đen)?
Nhìn chung về mạng lưới đường giao thông của nước ta như thế nào? Phân bố có đều chưa? Ở vùng nào dày đặc, vùng nào còn thưa? Các tuyến đường giao thông nước ta đã nối với các tuyến đường giao thông quốc tế chưa, đó là tuyến nào, loại hình nào, nối với đâu?
Các tuyến giao thông vận tải quan trọng[sửa]
Cần xác định theo hướng Bắc-Nam, Đông-Tây, xem có tuyến đường nào nối liền các vùng lại với nhau, nối các đầu mối giao thông quan trọng, đó chính là các đường giao thông quan trọng (phải nêu tên các tuyến đường đó ra).
Các tuyến giao thông vận tải chuyên môn hóa: Nên đọc từng tuyến ở trong SGK và dò trên bản đồ trang 18 để dễ hiểu hơn, để xác định tuyến này vạn chuyển hàng gì cần phải dựa vào bản đồ dân cư, kinh tế và phải có kiến thức tổng hợp về kinh tế mới trình bày được (sẽ học trong chương trình kỳ 2)
Liên kết ngoài[sửa]