Học Địa lý 12 bằng Atlat/Phát triển kinh tế - xã hội/Sử dụng vốn đất

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Giới thiệu bài học[sửa]

  • Sử dụng các trang atlat:

Nội dung bài học[sửa]

Vốn đất đai[sửa]

Chỉ nói được một số nội dung:

Dựa vào trang 8, ta sẽ trình bày được ở nước ta có những nhóm đất nào (phần chú thích). Dựa vào màu sắc bản đồ so sánh từng nhóm sẽ thấy qui mô (diện tích) đất của từng loại khác nhau, nếu chồng bản đồ đất lên bản đồ trang 11, 13 ta sẽ thấy trong từng vùng khác nhau thì qui mô, cơ cấu đất, bình quân đất theo đầu người cũng khác nhau. Chính vì vậy mà phải có biện pháp sử dụng khác nhau.

Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ở từng vùng[sửa]

Kết hợp các trang 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14 15

Ở đồng bằng sông hồng[sửa]

Trang 8 -> Đất phù sa hệ thống sông Hồng và sông Thái bình bồi đắp (khá màu mỡ).

Trang 13 -> Diện tích nhỏ + trang 11 -> mật độ dân số caoà Bình quân đất nông nghiệp theo đầu người thấp nhất cả nước, nhu cầu về đất chuyên dùng cao + nhu cầu về lương thực cao làm cho đất đang bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng.

Trang 13 + 14 -> Đất ở đây đang được thâm canh lúa và trồng cây hàng năm, đất hoang ít.

--> Đưa ra biện pháp sử dụng hợp lý.

Ở đồng bằng sông cửu long[sửa]

So sánh với đồng bằng sông Hồng (căn cứ trên trang 11 13) khi ĐBSCL mật độ dân số thấp hơn nhưng diện tích lại lớn hơn -> bình quân đất theo đầu người ở ĐBSCL cao hơn ĐBSH.

Bản đồ đất: Trang 8 - Đất phù sa hệ thống sông Tiền và sông Hậu bồi đắp (chiếm khoảng 1/3 diện tích). Chồng lên trang 14 (lúa) ta nói vùng đất này được sử dụng trồng lúa với năng suất cao, chồng lên trang 13 ta nói vùng này trồng cây ăn quả (cây lâu năm). Đất phèn và đất mặn (ở phía Tây và Nam của đồng bằng, chiếm trên ½ diện tích) loại đất này muốn sử dụng thì phải cải tạo.

--> Tự đưa ra biện pháp sử dụng hợp lý với từng loại đất đã nêu (đối với đất phù sa, với đất phèn, đất mặn, đất còn bỏ hoang).

Ở duyên hải miền Trung[sửa]

Quan sát diện tích các đồng bằng trên trang 4, 5 ta nói có diện tích nhỏ hẹp.

Quan sát bản đồ đất trang 8: cần chú ý loại đất cát biển (màu vàng khác với đất phù sa cổ) -> thích hợp cho sự phát triển cây hàng năm.

Quan sát bản đồ khí hậu xem vùng có khó khăn gì, chú ý đến gió tháng 1 thổi vuông góc với bờ biển Bắc trung bộ nó sẽ ảnh hưởng gì đến đất của vùng, gió Tây khô nóng ở Bắc trung bộ, lượng mưa ở các tỉnh ven biển Nam trung bộ.

Ở miền núi và cao nguyên[sửa]

Ta chồng bản đồ trang 4, 5 lên bản đồ trang 8 ta thấy vùng này chủ yếu là đất Feralit. Chồng bản đồ đất lên bản đồ trang 11, 12 ta sẽ thấy ở đây mật độ dân số còn thấp (có nghĩa là vốn đất ở đây còn nhiều) đồng thời ta cũng thấy được nơi này là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người(Trình độ sản xuất nói chung còn thấp, tập quán sản xuất còn lạc hậu). Chồng bản đồ đất lên bản đồ trang 13 xem vùng này người ta sử dụng đất vào sản xuất Nông nghiệp những gì. Tự liên hệ thực tế xem hiện nay người dân trên vùng này đang làm gì ảnh hưởng đến tài nguyên đất và rừng, việc làm như vậy có gì hợp lý có gì chưa hợp lý, từ đây ta đưa ra các biện pháp sử dụng hợp lý hơn.

Liên kết ngoài[sửa]



<<< Trở về mục lục

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này