Học Địa lý 12 bằng Atlat/Phát triển kinh tế - xã hội trong các vùng/Đồng bằng Sông Cửu Long

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Các trang Atlat[sửa]


Khái quát: trang 13 Xác định vị trí của ĐBSCL, các tỉnh của ĐBSCL (Từ Long an đến Cà mau).

Thuận lợi và khó khăn[sửa]

Về tự nhiên[sửa]

  1. Vị trí: trang 13+15, khi 3 mặt giáp biển, quan sát vùng biển -> thuận lợi gì? giáp Đông nam bộ có thuận lợi gì?
  2. Địa hình: trang 10 (sử dụng màu sắc) để nói về địa hình của vùng, so với các đồng bằng khác trong cả nước (rộng nhất). Sử dụng màu sắc để nói về độ cao của vùng.
Bản đồ hành chính vùng đồng bằng sông Cửu Long
  1. Đất: Sử dụng trang 8 (màu sắc) để tìm xem vùng có những loại đất gì là chủ yếu, nó chiếm khoảng bao nhiêu phần của đồng bằng, nó nằm ở phía nào của đồng bằng. Trong các loại đất đó thì giá trị kinh tế như thế nào? Loại đất nào cần phải cải tạo để sử dụng?
  2. Khí hậu: trang 7, sử dụng màu của bản đồ khí hậu chung. Để nói về đặc điểm khí hậu chung. Sử dụng biểu đồ khí hậu trong bản đồ chung hoặc bản đồ nhiệt độ, lượng mưa để tìm xem nhiệt độ của vùng khoảng bao nhiêu độ C và lượng mưa khoảng bao nhiêu mm, chế độ mưa ở đây như thế nào? Với nhiệt độ và mưa như vậy nó ảnh hưởng gì đến sự phát triển kinh tế, đặc biệt là sản xuất Nông nghiệp trồng lúa trong điều kiện đất phèn, mặn còn nhiều.
  3. Sông ngòi: trang 24 (Tự nhiên), nêu ra các sông lớn của vùng, đánh giá chung về mạng lưới sông ngòi của vùng. Đánh giá về giá trị kinh tế của sông ngòi của vùng (Giao thông, thuỷ sản, nước tưới và rửa phèn mặn, bồi đắp phù sa trong điều kiện không có đê bao).
  4. Thực vật: trang 13 (màu xanh đậm) + trang 8 (chú thích thực vật), xem rừng có giá trị kinh tế của vùng là rừng cây gì? nó còn có ở khu vực nào trong vùng? Liên hệ ra ngoài thực tế xem trong rừng có các loại động vật nào có giá trị?
  5. Động vật: trang 8 (phân khu địa lý động vật), vùng có loại động vật nào?(Nếu đã kể ở phần trong rừng thì phần này không nên kể).
    trang 15 xem vùng biển có các loại động vật gì?(Nếu đã nói ở phần vị trí thì không cần nói ở phần này) So với cả nước thì nguồn lợi này như thế nào? trên cơ sở này thì vùng có thể phát triển được nghề gì?
  6. Khoáng sản: trang 6, quan sát vùng U minh và Hà tiên rồi liệt kê về chủng loại và trữ lượng.
(chưa xuất hiện trên bản đồ là Dầu mỏ và khí đốt)
  • Lưu ý: Tài nguyên quan trọng của vùng là Đất, Khí hậu, Thuỷ hải sản.

Về kinh tế xã hội[sửa]

Sử dụng mật độ dân số trang 11 để nói về nguồn lao động, hoặc cộng số dân của các tỉnh (trang 3).

Sử dụng trang 14 để nói về mật độ các trung tâm Công nghiệp chế biến chưa nhiều.

Sử dụng trang 18 để nói về giao thông ở đây chủ yếu là đường sông (tốc độ chậm).

Sử dụng trang 19 (thương mại) để nói rằng nơi này là một vùng sản xuất hàng hoá, sớm tiếp cận với nền kinh tế thị trường (thể hiện bằng màu sắc, biểu đồ tròn và các biểu đồ cột trong từng tỉnh và so với các vùng khác trong cả nước).

Riêng kiến thức: Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp mà ở đây là hệ thống thuỷ lợi chưa hoàn chỉnh, hình thức sản xuất: kinh tế hộ gia đình (qui mô nhỏ) không được thể hiện trên bản đồ!

Về vấn đề sản xuất lương thực, thực phẩm[sửa]

trang 14: để giới thiệu chung về sản xuất lương thực thực phẩm ở ĐBSCL là sản xuất những gì?
  1. Lúa: trang 14, sử dụng màu sắc để nói về tỉ lệ diện tích đất trồng lúa so với diện tích đất trồng cây lương thực(>90%). Sử dụng biểu đồ cột ở các tỉnh để cho biết cây lúa được trồng ở những tỉnh nào, tỉnh nào có diện tích trồng lúa nhiều và sản lượng lúa cao nhất trong vùng. So sánh tổng thể việc trồng lúa của vùng so với các vùng khác trong cả nước (căn cứ vào độ cao của các cột trong các tỉnh) và có diện tích và sản lượng lúa đứng đầu cả nước. Riêng nội dung: Năng suất và bình quân lương thực trên đầu người rất khó xác định trên bản đồ chính vì vậy không có cách nào khác là phải nhớ(học thuộc).
    Việc phân bố của cây lúa các em cần phối hợp với trang 8 để xem lúa được trồng nhiều ở vùng đất gì, kết hợp với trang 11 để xem mật độ dân số của khu vực đó như thế nào?
  2. Thực phẩm: Các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật được thể hiện trên trang 13 hoặc trang 24 là các loại hoa quả các em nên tự liên hệ ra thực tế để kể về các loại hoa quả và nó được trồng nhiều ở vùng nào?
    Các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật: Sử dụng bản đồ chăn nuôi (các biểu đồ cột trong từng tỉnh) ta có thể nói được gia súc lớn được nuôi nhiều ở tỉnh nào? Gia súc nhỏ được nuôi nhiều ở tỉnh nào? Qui mô đàn gia súc nhỏ so với các vùng khác trong cả nước.Việc chăn nuôi gia cầm là đàn vịt và sản lượng trứng tuy đứng đầu cả nước nhưng rất khó xác định, nội dung này có lẽ là phải ghi nhớ là các tốt nhất
    Trên bản đồ trang 15: các em xem các biểu đồ cột trên các tỉnh sẽ xác định được: vùng có sản lượng thủy sản nhiều nhất cả nước, không những vậy ta còn biết được những tỉnh có sản lượng thủy sản đánh bắt, nuôi trồng nhiều nhất(nếu cần giải thích thì dựa vào sông ngòi và các bãi tôm, bãi cá)

Các vấn đề khác[sửa]

Biện pháp để cải tạo và sử dụng tự nhiên, Các biện pháp để nâng cao hơn nữa khả năng sản xuất lương thực, thực phẩm. Những tồn tại, hạn chế trong việc sản xuất lương thực, thực phẩm các em phải tự suy luận.

Liên kết ngoài[sửa]



<<< Trở về mục lục

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này