Học tập giải quyết vấn đề

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

“Dạy học” là thuật ngữ thể hiện quán tính nhấn mạnh vai trò “truyền thụ tri thức” của người thầy và lối giáo dục “giáo hóa” học sinh trong khi “học tập” lại nhấn mạnh vào vai trò của học sinh - chủ thể của hoạt động.

Ở Việt Nam trong một thời gian dài, “dạy học nêu vấn đề” tồn tại thay vì “học tập giải quyết vấn đề” cũng thể hiện điều đó. Trong “dạy học nêu vấn đề”, người giáo viên “nắm” từ đầu đến cuối: nêu ra vấn đề và rút ra kết luận. Ngược lại trong “học tập giải quyết vấn đề”, học sinh có thể tự giác, chủ động lựa chọn, phát hiện vấn đề và tìm kiếm thông tin, phương thức giải quyết nó.

Dưới đây là bài dịch "Học tập giải quyết vấn đề" trích từ “Từ điển giáo dục môn Xã hội” do Hội giáo dục môn Xã hội Nhật Bản xuất bản năm 2000.

HỌC TẬP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Mục đích và phương pháp học tập giải quyết vấn đề[sửa]

Học tập giải quyết vấn đề là hoạt động học tập nhằm mục đích làm trưởng thành năng lực, thái độ, lòng mong muốn của học sinh bằng chính sức mạnh của bản thân học sinh dựa trên hệ thống phát triển tâm lý của học sinh. Ở điểm này, học tập hệ thống với tư cách là hoạt động học tập lấy mục đích là làm cho học sinh thu nhập tri thức dựa trên hệ thống lô-gic của các môn khoa học trở thành thứ có tính chất tham chiếu.

Học tập giải quyết vấn đề nhắm tới việc làm trưởng thành năng lực, thái độ, lòng mong muốn của học sinh thông qua sự chỉ đạo và trợ giúp của giáo viên với các hoạt động cụ thể của học sinh trong thực tiễn. Tức là các năng lực, thái độ, lòng mong muốn có được nhờ vào các hoạt động trải nghiệm trong thực tiễn. Nhờ vào việc tích lũy các trải nghiệm như thế, học sinh sẽ nhắm tới việc có được năng lực, thái độ, lòng mong muốn thích hợp ở các tình huống cần thiết dựa vào chính bản thân mình. Tóm lại, học tập giải quyết vấn đề có thể tóm lược lại ở mấy điểm sau.

(1) Học tập giải quyết vấn đề nhắm tới mục đích làm trưởng thành năng lực, thái độ, lòng mong muốn của học sinh thông qua quá trình tìm kiếm tri thức của chính học sinh.

(2) Học tập giải quyết vấn đề được triển khai bằng phương pháp tiến hành các trải nghiệm trong thực tiễn với các hoạt động cụ thể để phát huy năng lực, thái độ và lòng mong muốn của học sinh.

Học tập giải quyết vấn đề trong môn Xã hội[sửa]

Năng lực, thái độ, lòng mong muốn được nhắm đến trong môn Xã hội là năng lực tự mình điều tra, thu thập thông tin về sự thật, suy nghĩ về ý nghĩa của nó, vừa trao đổi ý kiến với những người có lập trường khác nhau, vừa có thể đưa ra quyết định một cách có trách nhiệm hay xu hướng muốn hành động.

Do đó, trong hoạt động học tập cho dù học sinh điều tra, thu thập thông tin, suy nghĩ, thảo luận về ý nghĩa của chúng thế nào đi nữa thì cũng cần phải đưa ra quyết định của bản thân. Bằng việc tích lũy các trải nghiệm hoạt động học tập mang tính trí tuệ và tự chủ như thế, sẽ làm trưởng thành năng lực, thái độ, lòng mong muốn về các vấn đề trong đời sống xã hội của học sinh với tư cách là một thành viên của đời sống xã hội.

Tuy nhiên để học sinh tiến hành các hoạt động học tập tự chủ như cùng điều tra và thảo luận, chủ đề của hoạt động học tập phải là thứ gần gũi với học sinh. Tức là nó cần phải nằm trong phạm vi học sinh có thể tự mình điều tra và phải là đối tượng quan tâm, hứng thú của học sinh.

Vì vậy, chủ đề của hoạt động học tập trong học tập giải quyết vấn đề cần được tuyển chọn từ trong cuộc sống hàng ngày của học sinh và là vấn đề học sinh có hứng thú. Nói cách khác, cần phải sử dụng các chất liệu mà từ đó học sinh dễ tìm ra chủ đề của bản thân.

Đối với học sinh, trong hoạt động mang tính tất yếu, việc phát huy năng lực, thái độ, lòng mong muốn dựa trên cảm giác tất yếu của bản thân sẽ tạo ra sự trưởng thành của năng lực, thái độ, lòng mong muốn đó. Ở đây, căn cứ của nó là việc đưa ra các vấn đề thiết thực, trực diện trong cuộc sống hàng ngày của trẻ em. Nó có thể được diễn đạt như sau:

(1) Trong học tập giải quyết vấn đề của môn Xã hội, tiến hành các hoạt động học sinh tự mình điều tra, thu thập thông tin, thảo luận.

(2) Trong hoạt động học tập nhằm nâng cao năng lực, thái độ, lòng mong muốn của học sinh cần lựa chọn chủ đề trong cuộc sống và là đối tượng quan tâm, hứng thú của học sinh.

“Vấn đề” và “giải quyết”[sửa]

“Vấn đề” không phải các chủ đề như “muốn điều tra”, “muốn thử làm”.

“Vấn đề” chỉ được hình thành khi hoạt động đưa trẻ em vào nhận thức “muốn học để đạt được”, “muốn làm để đạt được” và coi nó như là vấn đề của bản thân và đặt học sinh trong trạng thái bế tắc không giải quyết được, từ đó có sự giác ngộ và quyết tâm muốn giải quyết bằng được.

Để xác lập được “vấn đề” cần phải có các điều kiện sau

(1) Hoạt động của học sinh coi chủ đề là của bản thân

(2) Tình trạng bế tắc của hoạt động

(3) Sự giác ngộ về sự bế tắc

(4) Quyết tâm giải quyết

Trong trường hợp hoạt động được diễn ra có được vị trí như là vấn đề của bản thân học sinh thì học sinh sẽ có quyết tâm giải quyết bằng được nó. Vì thế cho dù nó là điểm nhỏ như thế nào đi nữa nhưng trẻ em cần phát hiện nó như là vấn đề và dốc toàn lực quyết tâm giải quyết. Trái lại cho dù hoạt động có tốt đến mấy và sự trở ngại có đi nữa nhưng nếu học sinh không phát hiện ra “vấn đề” thì sẽ không đạt được mục tiêu.

Trong việc tiến hành hoạt động hướng đến “giải quyết” học sinh đương nhiên sẽ động viên trí tuệ, tìm kiếm thông tin và nỗ lực. Thông qua tính tất yếu này, học sinh sẽ có được trải nghiệm về trí tuệ và trưởng thành về năng lực, thái độ, lòng mong muốn. Bên cạnh đó cũng học được các tri thức, kĩ năng liên quan. Đồng thời tích lũy được các kinh nghiệm thực tiễn.

Trong học tập giải quyết vấn đề, thông qua việc tiến hành “giải quyết” làm cho học sinh trải nghiệm cố gắng, sự kiên trì và hoạt động. Thông qua các trải nghiệm như thế mục đích giáo dục nên con người tự lập sẽ đạt được.

Tác giả và nguồn[sửa]

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này