Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Hồi phục sau phẫu thuật cân gan chân
Từ VLOS
Viêm cân gan chân là sự biến đổi mang tính thoái hóa ở màng cơ bàn chân kéo dài từ xương gót đến các chỏm xương bàn. Bệnh này tác động đến khoảng 10 -15% dân số và thường gây đau khi bạn bắt đầu bước đi sau thời gian dài ngồi nghỉ. Phẫu thuật điều trị viêm cân gan chân được khuyến nghị cho một số ít bệnh nhân khi tất cả các cách điều trị truyền thống đã thất bại.[1] Đây chỉ là một thủ thuật ngoại trú và thời gian hồi phục tùy thuộc vào đó là phẫu thuật mở hay phẫu thuật nội soi giải phóng cân gan chân. Bác sĩ là người quyết định nên phẫu thuật kiểu nào nhưng một nghiên cứu gần đây phát hiện phẫu thuật nội soi là lựa chọn an toàn hơn vì thời gian hồi phục nhanh và bệnh nhân hài lòng hơn.[2]
Mục lục
Các bước[sửa]
Hồi phục sau phẫu thuật nội soi[sửa]
-
Mang
giày
ống
hậu
phẫu
thuật.
Vì
phẫu
thuật
nội
soi
ít
xâm
phạm
hơn
phẫu
thuật
mở
nên
thời
gian
hồi
phục
cũng
ngắn
hơn.
Bác
sĩ
sẽ
băng
bó
bàn
chân
sau
khi
phẫu
thuật
xong
và
bọc
chân
trong
giày
ống
chuyên
dụng.
Bạn
phải
mang
giày
trong
3-7
ngày
sau
đó.[3]
- Bác sĩ có thể đề nghị bạn mang giày lâu hơn thời gian này, và bạn phải luôn làm theo hướng dẫn hậu phẫu của họ.
- Không vận động bàn chân trong tuần đầu tiên. Mặc dù bạn không bị cấm bước đi nhưng bác sĩ sẽ đề nghị bạn cố gắng để bàn chân nghỉ ngơi tối đa trong tuần đầu tiên sau phẫu thuật.[3] Mục đích nhằm giảm đau, rút ngắn thời gian hồi phục và hạn chế xảy ra các biến chứng như tổn thương mô mềm quanh khu vực phẫu thuật.[3]
-
Mang
giày
có
khả
năng
nâng
đỡ
tốt
sau
khi
bác
sĩ
tháo
giày
ống
hậu
phẫu.
Vào
buổi
hẹn
tái
khám
đầu
tiên
bác
sĩ
sẽ
quyết
định
có
nên
tháo
giày
ống
không.
Nếu
quyết
định
tháo
họ
thường
đề
nghị
bạn
mang
giày
có
khả
năng
nâng
đỡ
lòng
bàn
chân
tốt
trong
nhiều
tuần
tiếp
theo,
đồng
thời
giảm
thiểu
khối
lượng
đè
lên
bàn
chân
đó.[3]
- Thông thường bác sĩ chuyên khoa chân và bác sĩ phẫu thuật sẽ chỉ định bạn dùng tấm lót giày chỉnh hình cho riêng cá nhân trước khi thực hiện phẫu thuật viêm cân gan chân. Như vậy sau khi tháo giày ống bạn phải tiếp tục sử dụng tấm lót này để hỗ trợ chân trong thời gian chờ bàn chân lành hoàn toàn.[3]
- Để bác sĩ cắt chỉ khâu. Họ sẽ cắt bỏ chỉ khâu vào lần tái khám tiếp theo, nghĩa là trong khoảng từ ngày 10 đến 14 sau khi phẫu thuật xong.[3] Một khi đã cắt chỉ bạn có thể tắm rửa bàn chân thoải mái, khi đó bàn chân cũng chịu được khối lượng cơ thể bạn.[4]
-
Không
cố
gắng
khôi
phục
lại
khối
lượng
đi
bộ
bình
thường
trong
tối
thiểu
ba
tuần.
Cho
dù
đã
cắt
chỉ
và
còn
sử
dụng
tấm
lót
giày
chỉnh
hình
bạn
vẫn
cảm
thấy
khó
chịu
khi
bước
đi
trong
ba
tuần
đầu
tiên.[3]
- Nếu công việc đòi hỏi phải đứng trong thời gian dài thì đây là lúc bạn phải tạm thời nghỉ làm.[3] Bạn nên dàn xếp với chủ lao động trước khi lên kế hoạch phẫu thuật cân gan chân.
- Khi buộc phải đứng nhiều, lúc nghỉ ngơi bạn có thể chườm lạnh và kê cao bàn chân để tạo cảm giác dễ chịu. Để chườm lạnh bạn đặt một chai nước đá trên sàn nhà và lăn bàn chân trên đó, phương pháp chườm này cũng đồng thời tạo lực kéo giãn phù hợp cho lòng bàn chân.[1][5]
- Đi tái khám đầy đủ đúng theo yêu cầu của bác sĩ hay chuyên gia vật lý trị liệu. Bạn được hẹn tái khám bổ sung tùy theo sự cân nhắc của bác sĩ. Thông thường bạn cũng phải gặp chuyên gia vật lý trị liệu để được hướng dẫn cách kéo giãn an toàn cho cơ và gân ở bàn chân, nhằm đạt được kết quả tốt nhất sau phẫu thuật. Luôn luôn lên lịch hẹn tái khám theo đề nghị của chuyên gia vật lý trị liệu và tham dự đầy đủ.
-
Tham
khảo
ý
kiến
chuyên
gia
trị
liệu
trước
khi
tiếp
tục
tập
luyện
gắng
sức.
Cho
dù
bạn
có
thể
bước
đi
mà
không
cảm
thấy
khó
chịu
nhưng
bác
sĩ
hay
chuyên
gia
trị
liệu
vẫn
khuyên
bạn
không
nên
vội
vã
thực
hiện
các
bài
tập
thể
dục
va
chạm
mạnh.
Hỏi
ý
kiến
của
họ
về
các
bài
tập
tốt
nhất
và
lên
lịch
khôi
phục
lại
chế
độ
tập
luyện
bình
thường.
- Nếu họ yêu cầu chuyển sang các bài tập ít va chạm hơn thì cũng không có gì đáng ngạc nhiên, chẳng hạn bơi lội hay đạp xe trong nhiều tháng sau khi phẫu thuật.
Hồi phục sau phẫu thuật mở[sửa]
- Đi giày ống hậu phẫu hay nẹp trong toàn thời gian được bác sĩ chỉ định. Đi giày ống hay nẹp thường xuyên là điều cần thiết để cân gan chân có thể khôi phục hoàn toàn. Cho dù đã cảm thấy tốt hơn và hầu như không còn đau khi đứng trên bàn chân đó, nhưng bạn vẫn cần đi giày ống để chân phục hồi hoàn toàn. Không còn đau và khả năng vận động tốt hơn không có nghĩa cơ thể bạn đã lành 100%. Thời gian cần mang giày ống hay nẹp có thể kéo dài 2-3 tuần.[6]
- Sử dụng nạng. Tốt nhất là bạn nên để chân nghỉ ngơi tối đa có thể, tuy nhiên bác sĩ sẽ cung cấp một đôi nạng để bạn sử dụng khi cần đứng dậy.[3] Sử dụng nạng thường xuyên để đẩy bớt khối lượng cơ thể khỏi bàn chân bị thương.
-
Uống
thuốc
giảm
đau
theo
chỉ
định
của
bác
sĩ.
Thủ
thuật
này
không
có
độ
xâm
lấn
cao,
nhưng
bản
chất
của
phẫu
thuật
mở
là
luôn
gây
đau
trong
thời
gian
hồi
phục.
Bác
sĩ
thường
kê
thuốc
giảm
đau
giúp
bạn
dễ
chịu
hơn
trong
thời
gian
hồi
phục
ban
đầu,
và
bạn
nên
uống
theo
chỉ
định
của
họ
mỗi
khi
cảm
thấy
đau.
Tuy
nhiên
nếu
đau
không
giảm
thì
bạn
nên
liên
hệ
với
bác
sĩ.
- Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn chuyển sang uống thuốc giảm đau không kê toa sau khi hết thuốc kê toa. Các thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen có thể giúp bạn khống chế cơn đau.[5]
- Lên lịch và tham dự các buổi hẹn tái khám. Họ phải lên lịch tái khám để theo dõi quá trình hồi phục, và xác định khi nào có thể tháo giày ống hậu phẫu. Bạn phải đi tái khám đầy đủ và không được tháo giày ống trước khi bác sĩ cho phép.
- Bắt đầu mang giày với tấm lót hỗ trợ. Sau khi tháo giày ống bác sĩ sẽ cho phép bạn đi giày bình thường trở lại nếu cảm thấy mọi thứ ổn thỏa. Vì phẫu thuật là giải pháp cuối cùng nên có thể trước đó bạn đã được yêu cầu sử dụng tấm lót chỉnh hình trong giày. Lúc này bạn nên tiếp tục sử dụng chúng để tạo độ cong đáy giày phù hợp cho lòng bàn chân, giúp quá trình lành diễn ra tốt hơn.[3]
- Chườm đá giảm khó chịu. Một khi tháo giày ống khỏi bàn chân bạn có thể chườm đá để giảm khó chịu, đặc biệt sau khi đứng một thời gian dài. Phương pháp chườm như sau: đặt chai nước đá trên sàn nhà và lăn bàn chân trên đó. Cách này không chỉ có tác dụng chườm lạnh mà còn kéo giãn khu vực xung quanh cân gan chân.[1]
- Tham dự các buổi tập vật lý trị liệu. Nếu bác sĩ nhận thấy tiềm năng xảy ra biến chứng hay có bằng chứng bạn đã đè quá nặng lên bàn chân bị thương, họ có thể lên lịch tái khám bổ sung để theo dõi bàn chân. Tuy nhiên, thông thường tại thời điểm này bạn chỉ phải gặp chuyên gia trị liệu để học một số bài tập và cách kéo giãn hỗ trợ trong thời gian hồi phục.
-
Hạn
chế
tất
cả
các
môn
thể
thao
phải
chạy
và
va
chạm
trong
thời
gian
tối
thiểu
ba
tháng.
Cho
dù
bạn
có
thể
bước
đi
mà
không
cảm
thấy
khó
chịu
nhưng
bác
sĩ
hay
chuyên
gia
trị
liệu
vẫn
khuyên
bạn
không
nên
vội
vã
thực
hiện
các
bài
tập
thể
dục
va
chạm
mạnh.
Tốt
nhất
bạn
phải
hạn
chế
các
va
chạm
mạnh
như
chạy
nhảy
trong
thời
gian
ba
tháng.[6]
Hỏi
ý
kiến
bác
sĩ
về
các
bài
tập
tốt
nhất
và
lên
lịch
khôi
phục
lại
chế
độ
tập
luyện
bình
thường.
- Họ sẽ không yêu cầu bạn ngừng tập thể dục hoàn toàn, mà thường khuyến nghị các môn thể thao ít va chạm như bơi lội.
Cảnh báo[sửa]
- Bài viết này bao hàm các hướng dẫn chung liên quan đến phẫu thuật giải phóng cân gan chân, và bạn phải luôn làm theo lời khuyên và hướng dẫn của bác sĩ.
- Liên hệ với bác sĩ ngay nếu bạn cảm thấy đau dữ dội, hay có dấu hiệu nhiễm trùng sau phẫu thuật. Dấu hiệu nhiễm trùng bao gồm ửng đỏ, sưng, chảy dịch từ vết thương và sốt.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 1,2 1,3 1,4 1,5 1,6 Domino, F. (n.d.). The 5-minute clinical consult standard 2015 (23rd ed.).
- ↑ http://www.bjjprocs.boneandjoint.org.uk/content/94-B/SUPP_XXIII/34.abstract
- ↑ 3,00 3,01 3,02 3,03 3,04 3,05 3,06 3,07 3,08 3,09 3,10 3,11 3,12 3,13 http://www.podiatrynetwork.com/document_disorders.cfm?id=153
- ↑ https://www.aofas.org/footcaremd/treatments/Pages/Plantar-Fascia-Release.aspx
- ↑ 5,0 5,1 5,2 5,3 5,4 5,5 Donley BG, Moore T, Sferra J, et al. The efficacy of oral nonsteroidal anti-inflammatory medication (NSAID) in the treatment of plantar fasciitis: A randomized, prospective, placebo-controlled study. Foot Ankle Int. 2007;28:20–23.
- ↑ 6,0 6,1 http://www.webmd.com/a-to-z-guides/plantar-fascia-release