Huấn luyện thỏ

Từ VLOS
(đổi hướng từ Huấn luyện Thỏ)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Thỏ là loài động vật rất thông minh và hòa đồng cũng như khá dễ dàng huấn luyện. Tuy nhiên, nhiều người nuôi thỏ không thể huấn luyện thú cưng của mình vì áp dụng sai phương pháp tiếp cận hoặc không sắp xếp đủ thời gian huấn luyện. Nếu muốn phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thỏ và huấn luyện đúng cách, bạn chỉ cần đọc bài viết dưới đây và bắt đầu áp dụng!

Các bước[sửa]

Tìm hiểu Hành vi của Thỏ[sửa]

  1. Nhận biết yếu tố thúc đẩy con thỏ. Thỏ có trí thông minh cao và phản ứng nhanh nhẹn với sự khuyến khích. Điều này có nghĩa là những hình phạt khắt khe như là đánh đập hoặc la mắng sẽ không có tác dụng đối với chúng. Tuy nhiên, nếu bạn khích lệ đúng cách, thì hầu hết loài thỏ sẽ đáp lại một cách phù hợp.
    • Thức ăn thường là yếu tố thúc đẩy phổ biến, nhưng đồ chơi cũng có thể đóng vai trò làm phần thưởng cho thỏ.
    • Thỏ là loài động vật bị săn đuổi, cho nên khi sợ hãi chúng sẽ chạy trốn và cố tìm chỗ ẩn nấp. Nếu chúng thực hiện hành vi này, bạn nên tìm cách để xoa dịu trước khi huấn luyện.
  2. Tìm hiểu cách thỏ sử dụng thị giác và khứu giác. Thỏ không thể nhìn rõ vật thể ngay trước mặt. Đôi mắt nằm ở vị trí cách xa trên đầu và do đó chúng chỉ có thể nhìn rõ ở hai bên với khoảng cách xa hơn khi vật thể ở khoảng cách gần.
    • Thỏ hay dùng mùi và ria mép để phát hiện vật thể trong môi trường lân cận thay vì mắt, vì thế bạn nên đặt thức ăn dưới mũi và miệng của thỏ.
    • Bạn có thể nhận thấy rằng thỏ điều chỉnh vị trí đầu khi bạn tiến lại gần. Chúng thực hiện hành vi này để nỗ lực quan sát bạn tốt hơn, giống như khi một người mang kính hai tròng nâng kính và tầm mắt lên để nhìn.
    • Thỏ là loại động vật bị săn đuổi nên cần phải phát hiện kẻ thù từ xa để chạy trốn và ẩn nấp kịp thời nhằm bảo vệ bản thân khỏi nguy hiểm rình rập.[1] Vì lý do này, trước khi muốn chạm vào thỏ, bạn nên lại gần phạm vi quan sát và để chúng đánh hơi trước. Bước này giúp bạn có thể vuốt ve thỏ dễ dàng hơn. Khi thỏ nhìn thấy và đánh hơi bạn, chúng có thể xác định rằng đây không phải là kẻ thù cho nên sẽ không gây hại.
  3. Bạn cần nhớ rằng sự tử tế có tác dụng tốt đối với thỏ. Chúng là loài có phản ứng với sự ân cần và sẽ trở thành người bạn đồng hành lý tưởng có thái độ tích cực khi nghe giọng nói và sự hiện diện nếu bạn đối xử tốt với thỏ. Bất chấp thực tế rằng bạn phải được thỏ tôn trọng thì mới có thể huấn luyện, nhưng bạn sẽ thành công tuyệt đối khi thỏ cũng cảm nhận được sự yêu thương và thoải mái khi có bạn ở bên cạnh.
    • Không phải con thỏ nào cũng thích được vuốt ve, nhưng một số con lại thích hành động này đến nỗi chúng xem như là động lực thúc đẩy hơn thức ăn. Bạn nên dành nhiều thời gian âu yếm thỏ, và đáp ứng mọi nhu cầu cơ bản để chúng cảm thấy an toàn và thoải mái khi ở trong nhà bạn.
    • Không bao giờ được xách tai thỏ lên! Đừng làm thỏ đau. Bạn cần phải tử tế và nhẹ nhàng với người bạn lông lá của mình và chúng sẽ tỏ thái độ tích cực khi được huấn luyện.

Huấn luyện Thỏ Thực hiện Mệnh lệnh[sửa]

  1. Dành nhiều thời gian huấn luyện. Để đạt hiệu quả tốt nhất, ban đầu bạn cần lên kế hoạch sắp xếp thời gian mỗi ngày để huấn luyện thỏ. Mỗi ngày dành ra từ hai đến ba buổi huấn luyện với mỗi buổi kéo dài từ 5 đến 10 phút để thỏ cảm thấy hứng thú với việc học.[2]
  2. Sử dụng món ăn ưa thích của thỏ. Quá trình huấn luyện được dựa trên sự khuyến khích, vì thế bạn cần tìm loại thức ăn khiến thỏ có phản ứng tích cực nhất. Nếu không biết chúng thích ăn loại nào, bạn có thể thử nghiệm vài món. Cho chúng ăn thức ăn mới với lượng nhỏ để không làm bụng thỏ cảm thấy khó chịu, một lần một ngày và quan sát phản ứng của thỏ. Nếu chúng không đụng tới thức ăn, thì đây không phải món ưa thích của thỏ. Còn khi thỏ nhai ngấu nghiến thức ăn thì bạn đã tìm được loại thực phẩm mà chúng ưa thích.
    • Nếu không chắc về loại thực phẩm an toàn đối với thỏ, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ thú y có kinh nghiệm về thỏ. Bạn không nên cho chúng ăn bất cứ thứ gì ngoài củ quả, rau xanh, hoặc trái cây.
    • Nếu thỏ không quen ăn nhiều trái cây hoặc rau tươi, bạn có thể cho ăn từ từ trong vài tuần để chúng không bị tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hóa.[3]
    • Thỏ thường thích ăn vặt bằng quả việt quất hoặc Cải xoăn hay Cà rốt (xắt nhỏ).[4]
  3. Cho thỏ ổn định vị trí để huấn luyện. Bạn nên tiến hành huấn luyện ở địa điểm và tình huống mà bạn muốn thỏ thực hiện hành vi. Ví dụ như nếu muốn dạy thỏ nhảy lên người khi được gọi, bạn nên đưa chúng lại gần chiếc ghế dài. Nếu muốn huấn luyện thỏ đi vào chuồng khi trời tối, thì bạn nên tiến hành trong khoảng thời gian đó và đặt chuồng ở vị trí cố định.
  4. Lên kế hoạch. Bắt đầu với các bước đơn giản. Bạn cần lên kế hoạch hành vi của thỏ theo mong muốn thật cẩn thận và chia thành các bước nhỏ. Sau khi thỏ hoàn thành từng bước bạn sẽ thưởng cho chúng. Một khi thỏ thực hiện mệnh lệnh thường xuyên và mạnh dạn, bạn có thể đặt tên cho mệnh lệnh này.
  5. Thưởng cho thỏ ngay khi chúng thực hiện hành vi mà bạn muốn khen ngợi chúng. Nếu thỏ ngồi lên khi bạn đưa tay lên trên đầu chúng giống tư thế van xin, thì bạn nên cho chúng ăn món ăn ưa thích ngay lập tức để gia cố hành động “ngồi lên”. Bạn nên thưởng cho thỏ trong vòng từ 2 đến 3 giây khi chúng đang làm động tác này.
    • Nếu thỏ thực hiện hành vi trước khi được thưởng, thì bạn đang củng cố hành vi không phù hợp.
    • Nếu muốn huấn luyện thỏ lại gần khi được gọi, bạn cần bắt đầu bài học bằng cách cho chúng ở yên vị trí gần với bạn. Khi thỏ tiến lại gần, bạn cho chúng phần thưởng. Bạn cần phải kiên định để người bạn lông lá này biết được lý do tại sao được nhận thưởng.
    • Sử dụng câu lệnh chính xác, như là “Ngồi xuống, (Tên của thỏ),” hoặc “Đứng lên, (Tên của thỏ),” mỗi lần như vậy để thỏ học cách nhận biết mệnh lệnh của bạn và liên kết những từ đó với phần thưởng.
    • Thêm lời lẽ ca ngợi khi trao phần thưởng. Ví dụ như là “Ngồi giỏi lắm” hoặc “Đứng giỏi lắm.”
  6. Tiếp tục trao thưởng cho đến khi thỏ phản ứng chính xác gần như mọi lúc. Khi tiến hành dạy kỹ năng mới, bạn đừng quên tặng phần thưởng cho chúng. Bạn cần bảo đảm huấn luyện thỏ thật kỹ lưỡng.
    • Nếu huấn luyện thỏ mang dây xích, bạn có thể bắt đầu bằng cách thưởng cho chúng khi chui qua dây xích trên sàn và đánh hơi hoặc chạm vào dây. Tiếp theo là đeo dây xích lên lưng thỏ và thưởng cho chúng khi chịu đứng yên. Sau đó thưởng tiếp cho thỏ khi chấp nhận việc bạn kéo chân trước của chúng lên rồi đưa hai chân sau qua dây xích. Kéo dây xích đi từ từ và thưởng cho thỏ. Không nên dọa hoặc thúc chúng đi nhanh. Sau khi dây xích đã cố định, bạn để yên trên cơ thể của thỏ trong vài phút rồi cởi ra. Để thỏ tự kéo dây xích quanh nhà trước khi bạn tự kiểm soát dây xích của chúng .
  7. Cân nhắc áp dụng huấn luyện sử dụng công tắc. Có nhiều ý kiến đề nghị sử dụng công tắc để củng cố liên kết.[5] Mỗi lần cho thỏ ăn, bạn nhấn công tắc để thỏ liên kết âm thanh với thức ăn. Mỗi lần bạn tiến hành huấn luyện, âm thanh của công tắc báo hiệu cho thỏ biết rằng chúng sắp được thưởng đồ ăn.
    • Nhấn công tắc ngay khi thỏ thực hiện hành vi theo mong muốn để chúng biết rằng hành động này đi kèm với phần thưởng tương ứng. Cho thỏ ăn thức ăn vặt hoặc đồ chơi mà chúng thích trong vài giây phát ra âm thanh mỗi lần bạn nhấn công tắc, ngay cả khi bạn chỉ vô tình ấn phải nút công tắc. Thỏ sẽ hiểu rằng âm thanh chính là báo hiệu thức ăn và sẽ cố gắng để có được âm thanh này.
  8. Cắt giảm từ từ phần thưởng dành cho thỏ. Sau khi thỏ đã thành thạo kỹ năng, bạn có thể bắt đầu giảm tần suất thưởng đồ ăn cho chúng. Thưởng một lần rồi lần sau thì không thưởng cho thỏ nữa, hoặc thỉnh thoảng mới cho chúng ăn thức ăn vặt. Sau cùng bạn sẽ không cần dùng đến thức ăn nữa.
    • Theo thời gian, bạn có thể thưởng cho thỏ bằng cách vuốt ve và cung cấp đồ chơi cũng như chỉ thỉnh thoảng sử dụng thức ăn để củng cố hành vi lâu dài.
    • Thỏ thích được vuốt ve phần đầu thật nhẹ nhàng. Không nên vuốt phần cơ thể của chúng vì hành động này có thể gây hoang mang cho thỏ. Bạn cần kiên nhẫn và thực hiện từ từ để không làm cho thỏ sợ hãi.
  9. Củng cố quá trình huấn luyện nếu cần thiết. Sau một thời gian thỏ cần được huấn luyện lại kỹ năng. Điều này có nghĩa là bạn phải khích lệ chúng một lần nữa và không nên e ngại thực hiện điều này.
    • Không được la mắng, trừng phạt, hét to hoặc thậm chí là nói "không" với thỏ trong khi huấn luyện. Điều này chỉ gây phản tác dụng và sẽ làm cho thỏ cảm thấy sợ hãi cũng như trì hoãn việc huấn luyện.

Huấn luyện Thỏ Sử dụng Khay vệ sinh[sửa]

  1. Xác định vị trí thỏ sử dụng để "giải quyết nỗi buồn". Theo bản năng chúng thường chọn vị trí cụ thể trong chuồng để đi vệ sinh. Thỏ hay đi vệ sinh một chỗ nhất định, cho nên bạn có thể tận dụng lợi thế này.
  2. Rải một lớp đất lên khay vệ sinh mua kèm với chuồng. Bước này có tác dụng khuyến khích thỏ sử dụng khay vệ sinh. Bạn cần dọn sạch phần còn lại của chuồng sau khi di chuyển đất.
  3. Đặt khay ở địa điểm mà thỏ hay đi vệ sinh. Có một số loại khay được thiết kế dành cho thỏ với kích thước vừa vặn với góc chuồng hoặc bạn có thể dùng khay hình chữ nhận nếu chuồng có diện tích rộng. Nếu bạn đặt khay đúng chỗ, thỏ sẽ tiếp tục đi vệ sinh ở vị trí cố định, nhưng lần này là ở trong khay.
    • Tất nhiên bạn có thể dùng khay vệ sinh lớn hơn khi thỏ tận hưởng khoảng thời gian “chạy nhảy” bên ngoài chuồng .

Xử lý Tính hung hăng ở Thỏ[sửa]

  1. Bạn cần cho thỏ biết rằng ai là người kiểm soát. Có thể thỏ muốn cai trị ngôi nhà của bạn. Mặc dù không thể yêu cầu sự phục tùng giống như chó, nhưng bạn phải giành được sự tôn trọng của thỏ để huấn luyện chúng.
    • Loài thỏ thường muốn khẳng định vai trò thống trị bằng cách phổ biến đó là cấu hoặc cắn bạn để dồn vào một góc hoặc khiến bạn phải rời khỏi vị trí. Nếu hành động này xảy ra, bạn nên kêu lên thật to với tông cao và đặt thỏ xuống sàn nhà (nếu chúng nhảy lên chỗ bạn đang ngồi) hoặc nhấc chúng lên và di chuyển ra xa (nếu thỏ đang ở dưới sàn nhà). Bạn cần thực hiện một cách dứt khoát nhưng vẫn nhẹ nhàng. Không nên làm tổn thương hoặc khiến thỏ sợ hãi, đơn giản chỉ là khẳng định cho chúng biết rằng bạn là chủ trong ngôi nhà này. Nếu thỏ tiếp tục thực hiện hành vi này, bạn nên nhốt chúng vào chuồng để “nghỉ ngơi.”
  2. Xử lý tính hung hăng ở thỏ. Đầu tiên, bạn nên tiếp cận thỏ một cách từ tốn để thỏ không cảm thấy sợ hãi. Chơi đùa với thỏ ở dưới sàn nhà. Chuẩn bị sẵn đồ ăn vặt ở dưới sàn. Thưởng cho thỏ khi chúng lại gần bạn. Giữ tay duỗi xuống. Nếu thỏ lại gần và không có vẻ sợ hãi hay có ý muốn cắn, thì bạn chỉ cần xoa đầu thỏ thật nhẹ trong vài giây.
    • Nếu bạn không rút tay lại và giữ nguyên phản ứng “tự vệ” trong trường hợp thỏ muốn tấn công, thì chúng sẽ hiểu rằng hành vi này không thể làm bạn khiếp sợ.[6]
    • Không được đánh thỏ. Bạn chỉ nên sử dụng đôi tay để cho thỏ ăn và mang lại sự thư giãn, như là xoa đỉnh đầu của thỏ.
    • Nếu sợ bị thương, bạn nên mặc quần dài, mang giày, áo tay dài và găng tay nếu cần để bảo vệ cơ thể không bị thỏ cắn.[7]
  3. Tìm hiểu tính hung hăn của thỏ có liên quan đến nguyên nhân tiềm ẩn hay không. Sự thay đổi trong hành vi của thỏ bao gồm trở nên hung hăng cần phải được kiểm tra để loại bỏ yếu tố bệnh tật là nguyên nhân chính yếu.[7] Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ thú y có kinh nghiệm xử lý loài thỏ để khắc phục cơn đau như là ví dụ điển hình cho nguyên nhân thay đổi hành vi.
    • Nội tiết tố cũng gây ảnh hưởng đến hành vi của thỏ. Vì vậy bạn nên mang thỏ đi triệt sản để giảm bớt tính tranh giành lãnh thổ điển hình ở loài này.

Lời khuyên[sửa]

  • Nếu thỏ kêu thét lên hoặc quằn quại trong khi bạn đang ẵm chúng, thì nên thả chúng xuống một cách an toàn để tránh bị thương. Bạn nên ẵm thỏ thật chắc chắn để chúng không sợ bị rơi xuống.
  • Một số cuốn sách có nội dung nói về việc huấn luyện thỏ mà bạn có thể tham khảo bao gồm: Đập tay với Thỏ của Bernice Muntz, Huấn luyện Thỏ nhà của Patricia Bartlett, và Mở đầu: Sử dụng Công tắc với Thỏ của Joan Orr.
  • Khi đang ẵm thỏ mà chúng lại lồng lên hoặc căng thẳng, bạn có thể dùng khăn hoặc chăn bọc kín cơ thể chúng. Thỏ sẽ cảm thấy bình tĩnh hơn.
  • Nên nhẹ nhàng và thông cảm cho người bạn nhỏ vì chúng vừa trải qua sự thay đổi lớn trong cuộc đời khi bị tách khỏi thỏ mẹ. Đối với thỏ con đây là trải nghiệm không mấy tốt đẹp và chúng không muốn phải gặp thêm bất kỳ vấn đề nào nữa, do đó bạn nên cố gắng hiểu rõ cảm giác của chúng.
  • Bảo đảm rằng thỏ con đánh hơi hoặc biết rõ bạn rồi mới tiến hành huấn luyện chúng.
  • Không nên đối xử mạnh bạo với thỏ. Chúng rất dễ bị gãy xương, và nếu không vui, thỏ sẽ quằn quại dẫn đến hậu quả tự làm tổn thương bản thân.
  • Không dùng dây xích trong khi huấn luyện hoặc dắt thỏ đi dạo. Nhiều con đã thiệt mạng vì lý do này. Phần cổ của thỏ rất yếu và chúng sẽ vô tình làm gãy xương cổ nếu cố gắng chạy thoát hay quằn quại.
  • Không nên chúc ngược thỏ xuống đất (giống em bé). Điều này khiến cho thỏ sợ hãi, phá hỏng mối quan hệ của cả hai, và không tốt cho chúng.

Cảnh báo[sửa]

  • Không nên cất thức ăn để thỏ đói bụng khi huấn luyện. Bạn luôn luôn phải chuẩn bị sẵn cỏ khô hoặc tươi cũng như nước sạch cho chúng. Nếu không thỏ sẽ bị tổn thương.
  • Không nên cho thỏ ăn quá nhiều trong thời gian huấn luyện, và tránh sử dụng thức ăn vặt không tốt cho sức khỏe của thỏ. Đặc biệt nên chú ý các loại thức ăn sản xuất công nghiệp dành cho chúng. Nhiều loại sản phẩm có thể gây ảnh hưởng nếu hấp thụ với số lượng lớn.
  • Trong bất kỳ tình huống nào cũng không được đánh thỏ, vì có thể gây tổn thương nghiệm trọng cho cả bạn lẫn người bạn bé nhỏ này.
  • Không nên trông chờ thỏ sẽ thực hiện mệnh lệnh mỗi khi bạn muốn. Ngay cả những con đã được huấn luyện bài bản theo thời gian cũng sẽ không muốn hoàn thành yêu cầu của người chủ. Bạn không cần phải giận dữ và lo lắng rằng việc huấn luyện không thành công. Miễn là con thỏ vẫn thường xuyên đáp ứng theo ý muốn, thì bạn không cần phải quá lo âu mỗi khi chúng không hợp tác vì thỏ cũng chỉ là động vật mà thôi.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây