Để không buồn ngủ

Từ VLOS
(đổi hướng từ Không Buồn Ngủ)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Buồn ngủ là nỗi niềm gây khó chịu cho rất nhiều người bất kể hoàn cảnh nào. Trạng thái lơ mơ và không có khả năng tập trung có thể tiêu tốn nhiều thời gian trong các hoạt động hằng ngày và khiến bạn cảm thấy khó khăn để tận hưởng cuộc sống. Đừng để bản thân chịu cảm giác buồn ngủ cả ngày, bạn nên hành động để cải thiện sự tỉnh táo và tập trung cho bản thân.

Các bước[sửa]

Thay đổi Phong cách sống[sửa]

  1. Uống nhiều nước. Đây là cách phục hồi cho hầu hết các vấn đề về sức khỏe, uống nước thường xuyên trong cả ngày sẽ giúp bạn luôn cảm thấy tràn đầy năng lượng. Thường thì cảm giác mệt mỏi và lơ mơ đều có nguyên nhân chủ yếu do mất nước. Bạn nên uống ngay một cốc nước sau khi thức dậy vào buổi sáng để khởi động quá trình trao đổi chất, và tiếp tục uống vài cốc nước một ngày.
  2. Ăn sáng. Uể oải lăn trên giường vào buổi sáng sau khi đã tắt chế độ báo thức đến lần thứ năm có nghĩa là bạn có thể sẽ chỉ có một bữa sáng qua loa, đó là trong trường hợp bạn có ăn sáng. Nếu tình trạng này xảy ra, quá trình trao đổi chất trong cơ thể sẽ ở chế độ trì trệ, khiến bạn chậm chạp hơn khi làm bất cứ việc gì trong ngày. Bạn cần bắt buộc bản thân phải dậy sớm hơn nếu cần và dành thời gian ăn một bữa sáng hoàn chỉnh. Các dưỡng chất sẽ nạp thêm năng lượng cho bạn trong suốt cả ngày, bạn nên để chuông báo thức được thiết lập một cách đáng giá.
  3. Ăn thường xuyên. Tương tự như khi bị mất nước, cảm giác kiệt sức có thể là cách cơ thể thông báo với bạn rằng nó đang đói và cần năng lượng dạng thực phẩm. Đừng chỉ làm theo những gì mọi người vẫn quan niệm về chuyện ăn ba bữa thật no một ngày, bạn nên thử ăn từ 5-7 bữa nhỏ trong suốt cả ngày. Khi đó cơ lượng đường huyết sẽ không bị tụt và cơ thể bạn sẽ được cung cấp thêm vitamin và dưỡng chất cần thiết để luôn tập trung.
  4. Tập thể dục thường xuyên. Đi bộ và dạo quanh sẽ càng khó khăn hơn khi chiều nào bạn cũng thấy buồn ngủ, nhưng tạo thói quen tập thể dục hằng ngày sẽ hạn chế được cảm giác kiệt sức. Hãy tập ít nhất 10 phút mỗi ngày, thậm chí chỉ cần bạn luyện tập đi bộ nhanh ngoài trời. Khi máu được tuần hoàn và hít thở không khí trong lành bạn sẽ cảm thấy luôn tươi tỉnh và sẵn sàng.[1]
  5. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Đây là lý do vì sao bạn cảm thấy uể oải hơn vào mùa đông. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời giúp tăng lượng vitamin D, từ đó tăng năng lượng cho cơ thể. Nếu bạn may mắn gặp thời tiết đẹp, hãy tạm ngừng công việc trong phòng đang khiến mình buồn ngủ để ra ngoài một chút. Một mũi tên trúng hai đích, và bạn còn có thể tập thể dục ngoài trời nữa!
  6. Điều chỉnh lượng cà phê hấp thụ. Cơn buồn ngủ đang kéo đến, và bản năng đầu tiên của bạn là đi tìm một cốc cà phê. Nhưng hãy đợi đã! Sự thực là uống quá 2-3 cốc cà phê một ngày không tăng thêm chút năng lượng nào cho bạn cả, và nếu bạn uống cà phê sau 12 giờ trưa hoặc 1 giờ chiêu sẽ ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ vào buổi tối trong ngày. Vì thế, bạn nên hạn chế lượng cà phê hấp thụ dưới ba cốc một ngày, từ đó bạn có thể tăng nguồn năng lượng cho mình mà không bị ảnh hưởng từ tác dụng phụ tiêu cực gây kích thích. Bạn chỉ nên uống vào trước giờ ăn trưa, rồi bạn sẽ phải cảm ơn chính mình vào ngày hôm sau.
  7. Điều chỉnh chu kỳ ngủ. Tối hôm trước bạn đã tham dự một buổi biểu diễn tuyệt vời, bạn thức đến gần sáng, rồi bạn ngủ đến trưa. Bạn lại phải đi ngủ sớm vào tối hôm sau để chuẩn bị cho cuộc họp lúc 7 giờ sáng. Với chu kỳ ngủ không ổn định như vậy, không có gì đáng thắc mắc nếu bạn cảm thấy mệt mỏi! Bạn nên cố gắng đi ngủ cùng giờ vào mỗi tối, và thức dậy vào cùng giờ sáng hôm sau. Nhờ đó cơ thể bạn sẽ có những giới hạn rõ ràng khi nào nên đi ngủ, giúp giảm cảm giác buồn ngủ trong suốt cả ngày.[2]

Thay đổi Ngay để Giảm Cảm giác Lơ mơ[sửa]

  1. Nghe nhạc. Âm nhạc có tác động rất lớn đến tâm trạng và trạng thái tinh thần; bên cạnh khả năng thay đổi trạng thái tinh thần, âm nhạc có thể tăng năng lượng cho bạn. Một nghiên cứu trọng điểm đã chỉ ra rằng những người nghe nhạc, không tính đến âm lượng hoặc tốc độ, sẽ có nhiều năng lượng hơn những người không nghe. Vì thế, bạn hãy lấy iPod của mình hoặc bật kênh radio yêu thích và bật vài bản nhạc lên![3]
  2. Cố gắng tập bài tập thở. Các cơ quan hô hấp đều bị thay đổi theo trạng thái cảm xúc và tinh thần của chúng ta, dù chúng ta không thể nhận thức được điều đó. Nếu bạn cảm thấy căng thẳng hoặc mệt mói, thì bạn thường sẽ thở bằng “lồng ngực” và không thể cung cấp đủ oxy cho não bộ.
    • Cố gắng hít thở chậm, tưởng tượng rằng bạn đang thổi đầy khí vào bụng như một quả bóng bay, sau đó chậm rãi thở ra. Áp dụng cách này trong một phút hoặc dài hơn sẽ đánh thức não bộ và giải phóng suy nghĩ rành mạch hơn.
  3. Ăn thực phẩm chứa Omega-3. Nhắc đến Omega-3 là nhắc đến dưỡng chất giúp ích để bạn tỉnh táo, có tác dụng hiệu quả hơn so với những dưỡng chất khác. Nếu bạn băn khoăn về thực đơn cho bữa trưa hoặc bữa tối, bạn nên thêm chút cá hồi vào bữa ăn và ăn hết các axit béo Omega-3 tuyệt vời này. Nếu bạn không ăn cá thường xuyên, bạn có thể thay thế bằng cách uống dầu cá hằng ngày.
  4. Thử phương pháp trị liệu với nước. Dội một xô nước lạnh vào một anh bạn đang ngủ không chỉ là một trò đùa thú vị mà còn thực sự giúp họ tỉnh dậy. Nếu bạn không thể làm gì để tỉnh táo được, bạn nên hất nước lạnh lên mặt hoặc ghé mặt vào vòi nước lạnh. Nhiệt độ thấp và cảm giác của nước sẽ cải thiện sự tuần hoàn và giúp bạn tập trung tốt hơn trước đó.
  5. Ăn thêm chất xơ. Chất xơ, không giống như nhiều thức ăn chúng ta ăn, cần tốn thời gian rất lâu mới có thể tiêu hóa hết. Vì thế, bạn nên ăn một số loại thực phẩm có chất xơ và để chúng từ từ truyền năng lượng vào cơ thể trong suốt ngày. Bạn có thể thử ăn táo cả vỏ, đỗ đen hoặc ngũ cốc nguyên cám và xua đi cảm giác mệt mỏi.[4]
  6. Chợp mắt. Giấc ngủ quá dài trong ngày có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ vào buổi tối, chỉ cần chợp mắt một chút vào buổi trưa là đã có thể giúp cơ thể khôi phục lại. Cách phục hồi hiệu quả chính là chợp mắt khoảng 20 phút. Chừng đó là đủ để cơ thể bạn đi vào giấc ngủ, đẩy lùi nguyên nhân gây mệt mỏi đang tồn tại trong tâm trí bạn.
  7. Uống viên bổ sung magiê. Cảm giác buồn ngủ có thể thực sự có nguyên nhân do thiếu vitamin và khoáng chất. Nếu bạn không có đủ magiê trong chế độ ăn, bạn nên cố gắng bổ sung thêm. Magiê rất sẵn có ở các cửa hàng thực phẩm chăm sóc sức khỏe và dùng uống hằng ngày.
  8. Giải tỏa hết căng thẳng. Nếu bạn phải đối đầu với chiếc bàn làm việc bừa bộn, đang cãi nhau với bạn bè hoặc bị ngợp với khối lượng công việc phải làm, bạn có thể sẽ bị căng thẳng và khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường. Hãy giải tỏa nguyên nhân gây căng thẳng bạn đã nắm rõ, bất cứ khi nào có thể. Xử lý những nguyên nhân gây lo lắng khi chúng xuất hiện sẽ cải thiện được sức khỏe tinh thần cho bạn, cũng như giữ cho bạn luôn tỉnh táo cả ngày.
  9. Thay đổi môi trường. Học hoặc làm việc trên giường hoặc trên chiếc ghế thoải mái sẽ khiến bạn cảm thấy mình mệt rất nhanh. Đừng tạo mệt mỏi cho bản thân khi ở nơi quá thoải mái, bạn nên rời đến chỗ khác ít khiến bạn cảm thấy buồn ngủ hơn. Làm việc ở quán cà phê hoặc trên bàn cứng sẽ khiến bạn khó cảm thấy buồn ngủ hơn so với trên những lớp chăn và gối ấm áp.[5]

Lời khuyên[sửa]

  • Hãy nghĩ đến những chuyện khiến bạn thấy vui vẻ, phấn khích hoặc thậm chí là sợ hãi. Cảm giác tức giận cũng có tác dụng. Từ đó bạn sẽ giữ được tỉnh táo.
  • Thử các phương pháp cải thiện giấc ngủ, và bạn sẽ cảm thấy tỉnh táo hơn suốt cả ngày.
  • Đi ngủ sớm. Nếu bạn thấy khó ngủ bạn có thể thử nghe nhạc trên ứng dụng Relax Melodies (Các giai điệu thư giãn).
  • Ghé thăm bác sĩ để tiến hành thí nghiệm thể chất hoặc giấc ngủ để xem liệu chứng buồn ngủ thường xuyên của bạn có phải là do vấn đề về y khoa hay không.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây