Không chảy máu mũi bằng cách giữ ẩm cho mũi

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Chảy máu mũi sẽ làm bạn cảm thấy ngượng và vô cùng bất tiện. Điều này thường xảy ra khi trời lạnh và khô. Vì vậy, cách tốt nhất để tránh chảy máu mũi là giữ cho màng nhầy của mũi không bị khô.[1]

Các bước[sửa]

Tăng Độ Ẩm[sửa]

  1. Dùng máy làm ẩm không khí. Bạn có thể dùng máy làm ẩm không khí ở chế độ mát lạnh hoặc bình xịt ẩm. Khi không khí trở nên khô, việc tăng độ ẩm sẽ giúp tránh chảy máu mũi. Làm ẩm không khí vào buổi tối cũng sẽ làm cho bạn dễ thở và dễ ngủ hơn.[1]
    • Nếu bạn không có máy làm ẩm không khí, bạn có thể tự làm bằng cách đặt một nồi nước lên máy sưởi khi trời lạnh. Nước sẽ từ từ bốc hơi, làm tăng độ ẩm không khí.
  2. Lấy hơi ẩm từ nước sôi. Đun nước sôi, sau đó đặt lên bàn có sẵn miếng lót nồi để bảo vệ bàn khỏi sức nóng. Nghiêng người về hướng nồi nước, nhớ cẩn thận để không bị bỏng và hít hơi nước. Bạn có thể dùng khăn quấn quanh đầu để tạo thành mái che giữ hơi nước. Như vậy, bạn sẽ hít được nhiều hơi nước hơn.
    • Bạn cũng có thể lấy hơi nước khi tắm nước nóng nhưng nước nóng có thể làm da bị mất nước, làm phản tác dụng. Hãy tắm bằng nước nóng thật nhanh để da không bị khô, sau đó đứng sang một bên để hít hơi nước từ vòi sen hoặc bồn tắm.
  3. Nhâm nhi trà nóng. Uống thật chậm và hít hơi nước. Việc này sẽ khiến bạn cảm thấy nhẹ nhàng, thư giãn giúp làm ẩm hốc mũi.
    • Tất cả các loại trà, súp và nước uống nóng đều được. Chọn thứ bạn thích và tận hưởng.
    • Bên cạnh đó, uống trà, súp và chất lỏng khác cũng sẽ cấp nước cho bạn.
    • Nếu bạn có thể sử dụng nhà bếp ở chỗ làm hoặc trường học, đừng ngại dùng phương pháp này tại đó.
  4. Tránh bị mất nước. Cung cấp đủ nước cũng giúp cơ thể giữ ẩm và làm mềm da. Bạn rất dễ quên uống đủ nước khi trời lạnh nhưng thời tiết khô và lạnh sẽ làm bạn mất nước. Lượng nước mà bạn cần sẽ khác nhau tùy thuộc vào mức độ hoạt động và khí hậu ở nơi bạn sống. Nếu bạn có máy sưởi, tạo ra không khí nóng khô, bạn sẽ cần nhiều nước hơn khi trời lạnh. Sau đây là một số triệu chứng khi bị mất nước:[2]
    • Đau đầu
    • Khô da
    • Cảm thấy choáng váng
    • Đi tiểu không thường xuyên, nước tiểu có màu tối hoặc bị đục.

Làm Mềm Màng nhầy bị Khô[sửa]

  1. Giữ ẩm cho màng nhầy bằng nước muối sinh lý xịt mũi. Nguyên liệu hoạt tính chủ yếu của dung dịch này là muối và nước. Bạn có thể dễ dàng mua nước muối sinh lý ở quầy thuốc. Sau đó, khi bạn cảm thấy mũi bị khô, hãy xịt nhanh vào mũi.[1]
    • Vì nguyên liệu chỉ có nước và muối nên chai xịt này rất an toàn, không gây kích ứng màng nhầy và không có tác dụng phụ.[3][1] Sản phẩm này rất hiệu quả vào mùa cảm cúm khi trời lạnh. Bạn có thể mang theo một chai nước muối xịt mũi khi đi làm hoặc di chuyển xa để dùng 3 lần mỗi ngày nếu cần.[4]
    • Một số chai nước muối sinh lý xịt mũi bán sẵn sẽ có chất bảo quản, có thể gây kích ứng màng nhầy nhưng chất bảo quản cũng ngăn sự phát triển của vi khuẩn và chất truyền nhiễm khác. Hãy kiểm tra nguyên liệu trên bao bì. Nếu nó có chứa chất bảo quản hoặc nguyên liệu khác ngoài muối và nước thì bạn phải cẩn thận, không nên dùng quá liều lượng so với yêu cầu của bác sĩ hoặc hướng dẫn của nhà sản xuất.
    • Nếu bạn muốn dùng nước muối không có chất bảo quản thì nên tìm loại không dùng phương pháp chảy nước ngược hoặc loại có nhiều axit pH để giảm khuẩn.
    • Bạn có thể tự làm dung dịch nước muối tại nhà nhưng sẽ khó mà cân bằng được lượng muối và nước, dẫn đến làm khô các xoang. Tuy nhiên, nếu bạn không có lựa chọn nào khác, có thể thử tự làm nước muối. Cho 1 thìa muối vào khoảng 1 lít nước. Sau đó đun trong 20 phút để tiệt trùng.[4]
  2. Bôi nước muối sinh lý dạng gel. Mặc dù bạn thường có thói quen dùng thuốc mỡ kháng sinh nhưng bạn nên tránh dùng quá liều lượng kháng sinh. Hầu hết bệnh cảm cúm là do vi rút gây ra, chứ không phải vi khuẩn nên kháng sinh sẽ không hiệu quả. Thay vào đó, hãy bôi một lớp nước muối dạng gel vào bên trong mũi để giữ ẩm.[5]
    • Dùng tăm bông sạch để bôi gel. Nhẹ nhàng phủ đều gel lên tăm bông và bôi vào bên trong lỗ mũi. Đừng dùng quá nhiều để tránh làm cho bạn cảm thấy như nghẹt mũi.
  3. Làm dịu màng nhầy bị kích ứng bằng gel lô hội. Phương pháp này hiệu quả khi bạn có màng nhầy nhạy cảm sau khi bị cúm. Lô hội có chứa vitamin giúp làm lành và nuôi dưỡng da. Dùng tăm bông sạch để bôi vào mũi. Bạn có thể lấy lô hội bằng 2 cách:
    • Mua hỗn hợp lộ hội được bán ở quầy thuốc. Sau đó, bạn có thể bôi khi đi làm hoặc đi học.
    • Cắt một nhánh từ cây lô hội mà bạn trồng ở nhà. Nếu bạn chọn phương pháp này, cắt đôi nhánh lô hội theo chiều dài của nó và dùng tăm bông để thấm chất nhờn tiết ra từ lô hội sau khi cắt.
  4. Đừng bôi Vaseline, dầu khoáng hoặc sản phẩm dạng dầu khác (như dầu dừa) vào bên trong mũi. Nếu bạn hít phải một lượng nhỏ của những sản phẩm này vào phổi, nó có thể gây viêm phổi.[6]
    • Nếu bạn vẫn muốn dùng sản phẩm dạng dầu, tuyệt đối không dùng trước khi đi ngủ. Nên ngồi thẳng trong nhiều giờ sau khi bôi sản phẩm. Đừng cố bôi thuốc quá sâu vào mũi, chỉ cần 0.5 cm là được.[4]
    • Đừng bôi sản phẩm dạng dầu vào màng nhầy của trẻ nhỏ vì có thể bị tổn thương dẫn đến viêm phổi.

Xử lý khi bị Chảy máu Mũi[sửa]

  1. Sử dụng giải pháp đơn giản để cầm máu. Hầu hết các trường hợp chảy máu mũi đều không nguy hiểm và sẽ ngưng trong ít phút. Tuy vậy, bạn có thể làm máu ngưng chảy nhanh hơn bằng cách:[1][7]
    • Đè áp lực vào lỗ mũi bị chảy máu. Bóp chặt mũi và thở bằng miệng. Áp lực sẽ làm cho máu vón lại và ngưng chảy. Bạn sẽ cần làm việc này trong 10 phút hoặc hơn. Ngoài ra, có thể nhét khăn giấy vào mũi để thấm máu.
    • Ngồi thẳng lưng để giữ đầu cao hơn tim. Đừng nằm xuống hoặc ngẩng đầu ra sau vì như vậy sẽ khiến cho máu chảy ngược vào cổ họng. Khi nuốt quá nhiều máu, dạ dày sẽ trở nên khó chịu.
    • Đặt một túi chườm lạnh lên mũi để mạch máu thắt lại. Nếu bạn không có túi chườm lạnh, có thể thay thế bằng cách gói một ít rau củ đông lạnh trong khăn sạch.
    • Bạn cũng có thể đặt túi chườm lạnh vào cổ cùng lúc để làm thắt các mạch máu chạy lên đầu.
  2. Gọi cấp cứu nếu chảy máu mũi là triệu chứng liên quan đến vấn đề gì đó nghiêm trọng. Chẳng hạn như:[1]
    • Bạn bị thương hoặc bị tai nạn.
    • Bạn bị mất nhiều máu.
    • Bạn cảm thấy khó thở.
    • Máu không ngừng chảy sau 30 phút bóp chặt mũi.
    • Người bị chảy máu mũi dưới 2 tuổi.
    • Bạn chị chảy máu mũi nhiều lần trong tuần.
  3. Đến gặp bác sĩ để được khám kỹ. Nguyên nhân gây chảy máu mũi thường là do mũi bị khô và ngoáy mũi. Nếu không phải do 2 nguyên nhân này thì nên gặp bác sĩ để được chẩn đoán y tế. Có rất nhiều nguồn nguyên nhân khác nhau như:[8]
    • Viêm xoang
    • Dị ứng
    • Dùng thuốc aspirin hoặc thuốc làm loãng máu
    • Bệnh lý làm cho máu không đông
    • Tiếp xúc với chất
    • Sử dụng thuốc phiện
    • Cảm cúm
    • Lệch vách ngăn
    • Lạm dụng nước xịt mũi
    • Vật thể lạ bị kẹt trong mũi
    • Viêm mũi
    • Tổn thương
    • Uống rượu
    • Bệnh polyp mũi hoặc có khối u trong mũi
    • Phẫu thuật
    • Có thai

Lời khuyên[sửa]

  • Uống nhiều nước để cơ thể không bị mất nước.
  • Tránh thở bằng miệng. Khi thở nhiều bằng mũi thì bạn sẽ giữ được nhiều hơi ẩm cho mũi.
  • Khi trời lạnh, hãy quấn khăn choàng cao đến mũi và thở bằng mũi chứ không phải bằng miệng.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây