Khai nhãn con mắt thứ ba

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Con mắt thứ ba tượng trưng cho trạng thái giác ngộ tâm thức mà qua đó con người có thể cảm nhận được thế giới xung quanh. Về cơ bản, nó đề cao sức mạnh nhận thức thông qua sự thông suốt và sắc sảo về tinh thần. Việc sử dụng con mắt thứ ba không có nghĩa bạn sẽ trở thành nhà ngoại cảm hoặc hình thành phép thuật như một số người vẫn nghĩ, mà là khả năng kiểm soát tâm trí và cảm xúc nhiều hơn. Việc khai nhãn con mắt thứ ba mang lại cho bạn cảm giác sâu sắc hơn liên quan đến trực giác đối với thế giới xung quanh. Phương pháp khai mở không thể thực hiện trong một sớm một chiều, nhưng bạn có thể tiến hành theo các bước sau đây nhằm để khai sáng con mắt thứ ba của mình.

Các bước[sửa]

Học Thiền[sửa]

  1. Xác định vị trí luân xa con mắt thứ ba. Luân xa là trung tâm năng lượng trong cơ thể bạn. Về cơ bản, đó là bánh xe năng lượng sắp xếp dọc theo cột sống. Cơ thể chúng ta có bảy luân xa tương ứng với mỗi phần khác nhau của đời sống vật chất, tinh thần và tâm linh. Luân xa con mắt thứ ba của bạn là luân xa thứ sáu.[1]
    • Luân xa con mắt thứ ba nằm ở vị trí hàng đầu của não bộ, giữa hai mắt và ngay trên mũi của bạn.
    • Khi ngồi thiền, cố gắng tập trung tâm trí trên luân xa này. Nó có nhiệm vụ giúp bạn quan sát thế giới rõ ràng hơn.
  2. Chọn khung cảnh phù hợp. Thiền định là một trong những công cụ hiệu quả nhất để giúp bạn khai nhãn con mắt thứ ba. Bằng cách nâng cao ý thức trong suy nghĩ, bạn sẽ có thể tiếp cận sự rõ nét tinh thần liên kết với con mắt thứ ba. Mục tiêu cốt lõi của thiền là đặt tâm trí vào một tư tưởng hay đối tượng. Điều quan trọng là chọn môi trường xung quanh thoải mái khi bắt đầu thiền.[2]
    • Một số người cảm thấy yên bình và cởi mở hơn khi hòa mình vào thiên nhiên. Nếu phù hợp bạn có thể chọn vị trí ngồi thiền ở ngoài trời. Tìm không gian có nhiệt độ thích hợp và không bị người khác quấy rầy.
    • Thiền trong nhà cũng có tác dụng tốt. Nhiều người thiết kế không gian thiền định trong nhà của họ bao gồm tấm đệm thoải mái dùng để ngồi trên sàn nhà, nến và nhạc nhẹ.
    • Bạn cần nhớ rằng thiền là quá trình riêng tư. Vì vậy nên chọn khung cảnh phù hợp với bản thân.
  3. Chuẩn bị tư thế. Sự kết nối tâm trí và cơ thể đóng vai trò quan trọng trong thiền định. Bạn càng cảm thấy thoải mái, thì càng dễ tập trung vào đối tượng hoặc tư tưởng thiền định. Tư thế thiền định hiệu quả nhất thường là một số biến thể của tư thế ngồi chéo chân trên mặt đất.[3]
    • Nếu bạn quen ngồi trên ghế, thì cần dành thời gian tập ngồi trên sàn. Theo thời gian, bạn sẽ cảm thấy tự nhiên và dễ dàng tập trung vào thiền định hơn.
    • Hầu hết mọi người đều dùng ít nhất một tấm đệm để ngồi trên mặt đất thoải mái hơn. Bạn có thể lót thêm hai hoặc ba miếng đệm nếu cảm thấy phù hợp hơn.
    • Nếu bạn không thể ngồi thoải mái, thì cũng đừng quá lo lắng. Bạn có thể áp dụng hình thức khác có tên gọi thiền hành. Đối với một số người, âm thanh nhịp điệu tiếng bước chân của họ khá nhẹ nhàng. Bạn có thể đi bộ chậm, có lộ trình rõ ràng để không phải suy nghĩ quá nhiều về việc xác định điểm đến.
  4. Chọn đối tượng thiền định. Đối tượng thiền định có thể là suy nghĩ hay đối tượng vật chất. Điểm cốt yếu trong việc lựa chọn là để tạo điều kiện cho não bộ tập trung dễ dàng hơn. Bước này giúp bạn không suy nghĩ mông lung và làm cho quá trình thiền định hiệu quả hơn.[4]
    • Nến là đối tượng thiền định phổ biến. Ngọn lửa bập bùng thường dễ nhìn và mang lại cảm giác an ủi cho nhiều người.
    • Đối tượng thiền định của bạn không nhất thiết phải là vật chất gần gũi. Bạn có thể mường tượng hình ảnh đại dương xanh ngát hoặc cái cây đẹp mà bạn từng thấy. Chỉ cần đảm bảo rằng bạn có thể thấy rõ đối tượng bằng đôi mắt trong tâm trí.
  5. Chọn câu thần chú. Đó có thể là một từ hoặc cụm từ mà bạn sẽ lặp lại trong khi thiền định. Bạn có thể nói câu thần chú nhỏ hoặc lớn – tùy vào sở thích cá nhân. Câu thần chú này mang tính cá nhân và có ý nghĩa với bạn.[5]
    • Câu thần chú là thứ gì đó mà bạn muốn gắn vào trong tâm trí, hoặc nhận thức. Ví dụ, bạn có thể lặp lại câu thần chú "Tôi chọn hạnh phúc". Điều này sẽ giúp củng cố ý tưởng rằng bạn sẽ tập trung vào việc tận hưởng niềm vui trong suốt cả ngày.
    • Một ý tưởng thần chú khác đó là bạn có thể chọn một từ. Ví dụ, bạn có thể lặp lại từ "hòa bình".
  6. Hình thành thói quen. Thiền là sự tập luyện. Điều đó có nghĩa rằng thời gian đầu khi ngồi thiền, bạn không thể thành công ngay lập tức. Tâm trí của bạn có thể đi lang thang đó đây, hoặc thậm chí là rơi vào giấc ngủ. Học cách thiền định thành công là một quá trình lâu dài và phải mất rất nhiều thời gian.[6]
    • Biến thiền định trở thành một phần cuộc sống hàng ngày. Bắt đầu với lượng thời gian ngắn, có thể năm hoặc thậm chí là hai phút. Chẳng bao lâu bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn với quá trình này và có thể dành nhiều thời gian hơn để thiền mỗi ngày.

Lưu tâm Nhiều hơn[sửa]

  1. Tìm hiểu cách thức lưu tâm đến mọi thứ. Trở nên lưu tâm có nghĩa là bạn chủ động hơn trọng việc nhận thức mọi hoạt đông đang xảy ra xung quanh. Bạn có ý thức chú trọng đến cảm xúc và cảm giác. Việc lưu tâm hơn giúp bạn hòa nhịp đồng đều với bản thân và cả thế giới xung quanh.[7]
    • Khi bạn tinh ý hơn, thì nên tránh thái độ phán xét. Chỉ cần quan sát và ghi nhận nhưng không đưa ra ý kiến về cái "đúng" hay "sai".
    • Ví dụ, nếu bạn đang cảm thấy căng thẳng, thì không nên phán xét chính mình vì tình trạng đó. Đơn giản chỉ cần quan sát và nhận biết cảm xúc của bạn.
  2. Đi ra ngoài. Bỏ ra một chút thời gian bên ngoài có thể rất hữu ích trong việc hình thành sự quan tâm nhiều hơn. Việc lưu tâm kỹ càng giúp bạn khai sáng con mắt thứ ba bởi vì bạn sẽ có ý thức hơn về nó. Vì vậy, bạn có thể đi dạo mỗi ngày, dành nhiều thời gian hơn để tận hưởng thiên nhiên.[8]
    • Trong nền văn hóa hiện đại ngày nay, chúng ta đang "điện tử hóa" quá nhiều trong một ngày. Điều này có nghĩa rằng chúng ta gần như luôn nhìn vào thiết bị điện tử hoặc truyền thông. Việc đi ra ngoài nhắc nhở chúng ta phải tích cực nghỉ ngơi để giảm bớt tác nhân kích thích.
  3. Sáng tạo. Chánh niệm có thể kích thích óc sáng tạo của bạn. Nghiên cứu cho thấy rằng thiền chánh niệm mang lại nguồn ý tưởng cho nhà văn và nghệ sĩ và các trải nghiệm sáng tạo khác. Việc lưu tâm hơn giúp bạn mở mang con đường sáng tạo của mình.[9]
    • Thử nghiệm khả năng sáng tạo. Bạn có thể tham gia hội họa, phác thảo, hoặc học cách chơi nhạc cụ mới. Hãy để dòng chảy sáng tạo luôn xuyên suốt giúp bạn cảm nhận sự hòa nhịp với bản thân, và khai mở con mắt thứ ba.
  4. Tập trung vào những điều nhỏ nhặt. Cuộc sống hằng ngày có thể khá bận rộn và áp đảo. Việc hình thành chánh niệm giúp bạn cảm thấy bình tĩnh hơn và có khả năng sử dụng con mắt thứ ba hiệu quả. Hãy chú ý đến từng khía cạnh môi trường xung quanh và thói quen của bạn.[10]
    • Ví dụ, khi đang tắm, bạn có thể chú ý đến cảm giác trên cơ thể. Cảm nhận dòng nước ấm chảy đều trên vai như thế nào hoặc mùi hương của dầu gội đầu tỏa ra thơm ngát.

Tận hưởng Lợi ích từ Con mắt Thứ ba[sửa]

  1. Cảm thấy yên bình hơn. Một khi khai nhãn con mắt thứ ba, bạn có thể trải nghiệm những lợi ích đi kèm. Nhiều người cho biết họ cảm thấy yên bình hơn sau khi mở con mắt thứ ba. Một phần của điều này là do đạt được ý thức cao hơn về lòng từ bi. Việc nhận thức sâu về bản thân thường giúp bạn có được tính bản thiện nhiều hơn.[11]
    • Tử tế với chính mình mang lại nhiều lợi ích. Bạn sẽ cảm thấy tự tin và ít lo lắng hơn.
  2. Hiểu biết nhiều hơn. Một trong những lý do mà nhiều người muốn khai sáng con mắt thứ ba là bởi vì nó giúp họ hiểu biết sâu rộng hơn. Vì nó làm tăng nhận thức về thế giới xung quanh, cho nên sẽ mang lại cảm giác bạn có thể tìm hiểu thêm về mọi thứ. Những người đã mở con mắt thứ ba cảm thấy rằng họ trở nên thông thái hơn.[12]
    • Bạn cũng sẽ hiểu biết nhiều hơn về chính mình. Thiền và chánh niệm là cách tuyệt vời để kết nối bản thân. Khi đã hiểu rõ hơn về cảm xúc của mình, bạn có thể kiểm soát chúng tốt hơn.
  3. Cải thiện sức khỏe thể chất. Việc khai nhãn con mắt thứ ba làm giảm mức độ căng thẳng. Bạn sẽ cảm thấy yên bình và tự ý thức hơn. Có rất nhiều lợi ích dành cho cơ thể là kết quả của việc giảm mức độ căng thẳng. Những người không thường xuyên căng thẳng ít có nguy cơ tăng huyết áp và mắc triệu chứng của bệnh trầm cảm.[13]
    • Giảm bớt căng thẳng cũng có thể cải thiện chứng đau đầu và dạ dày khó chịu. Thậm chí làn da của bạn cũng sẽ tươi trẻ hơn.

Lời khuyên[sửa]

  • Bạn cần ghi nhớ rằng việc khai sáng con mắt thứ ba là một quá trình lâu dài. Bạn phải kiên nhẫn với chính mình, và đánh giá cao tiến trình đang thực hiện.
  • Đừng ngại thử các tư thế thiền khác nhau. Không phải phương pháp nào cũng có hiệu quả với tất cả mọi người.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây