Khai thác và chế biến cao su ảnh hưởng tiêu cực như thế nào tới nguồn nước

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Từ khi được đưa vào trồng từ cuối thế kỷ 19, cây cao su Heave đã đạt được nhiều tiến bộ trong khai thác sản lượng so với nhiều loại cây trồng khác. Năng suất hiện nay của cao su đã được nhân lên gấp 4 lần so với các giống cây có nguồn gốc từ bộ sưu tập của Wickham.

Đọc thêm...

Sản xuất sạch – giải pháp giảm ô nhiễm môi

Hiện nay, hầu hết các công ty đã có ý thức trong vấn đề sản xuất sạch. Tuy nhiên, việc áp dụng vẫn còn bất cập và có tính tự phát, chưa theo một quy trình nhất định. Việc áp dụng chủ yếu tại nhà máy (khâu chế biến) mà ít được áp dụng tại vườn cây (khâu nguyên liệu đầu nguồn) và hệ thống xử lý… Do đó, để có sản phẩm tốt hơn, tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường cần áp dụng sản xuất sạch một cách có hệ thống, chặt chẽ và khoa học từ vườn cây, nhà máy tới các hệ thống xử lý chất thải.

Phải sạch từ vườn cây

Việc thu gom mủ từ vườn cây, đến nay nhiều công ty đã thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề cần quan tâm. Đối với việc vệ sinh vườn cây, ở một số công ty, vệ sinh chén, máng, mặt cạo vẫn còn chưa được chú ý nhiều. Có công ty xây dựng trạm thu mủ kiên cố, hay bán kiên cố, nhưng cũng có công ty không quan tâm đến trạm thu mủ, trạm thu được xây dựng tạm, không mái che, làm ảnh hưởng việc thu mủ khi có mưa. Thậm chí, một vài nơi của một số công ty không sử dụng trạm thu mủ mà thu trực tiếp tại phần cây cạo.

Ngoài ra, việc vệ sinh trạm hầu hết không được quan tâm, trạm không được rửa sạch, rác và nước thải xả xung quanh trạm, một số công ty chỉ vệ sinh phần để thùng chứa, còn phần để mủ tạp thì không được vệ sinh. Có công ty không đưa mủ dây, mủ đất vào năng suất vườn cây và việc vệ sinh mủ tận thu cũng chưa được quan tâm. Hầu hết, các công ty đã có tận thu mủ khi rửa thùng chứa đợt 1, tuy nhiên, nước thải còn lại sau khi rửa không được tận thu mà xả tràn quanh trạm. Bên cạnh đó, đa số các công ty khu vực Tây Nguyên và miền Trung chưa quản lý DRC tại vườn cây…

Mủ tận thu và mủ nước được để ngăn nắp ngay tại vườn cây thuộc NT 6, CTCS Phú Riềng

Trước thực trạng trên, để có sản phẩm sạch, góp phần giảm ô nhiễm môi trường, ngay từ khâu đầu nguồn, các công ty cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: Vệ sinh chén, máng, mặt cạo tốt hơn để không ảnh hưởng đến chất lượng mủ. Không nên vệ sinh thùng chứa bằng giẻ lau sợi PE để tránh ảnh hưởng tới chất lượng mủ. Nên xây trạm thu mủ bán kiên cố, có mái che, phên chứa mủ tạp, hồ nước để vệ sinh thùng, hố chứa rác, hố chứa nước thải để công nhân có nơi tập trung mủ, giữ mủ sạch sẽ làm tăng chất lượng mủ đầu vào. Ngoài ra, trạm thu mủ cần phải được vệ sinh sạch sẽ để không ảnh hưởng tới mủ thu về. Trạm cần sắp xếp ngăn nắp, bỏ rác vào hố chứa, nước vệ sinh cần xả vào hồ chứa để không ảnh hưởng tới đất sau này và có thể tận thu được mủ đất.

Đối với các công ty chưa đo DRC tại vườn cây, nên tổ chức đo DRC cho từng tổ để quản lý được năng suất vườn cây và sự trong sáng trong quản lý. Ở vườn cây có kích thích nên xem xét vấn đề đánh đông tại chén (để qua đêm) hoặc thu về đánh đông tại văn phòng đội để tận thu, không làm thất thoát mủ. Cần xem xét lại phương thức khoán sản phẩm, khoán năng suất sao cho tỷ lệ vượt kế hoạch không quá 10% để tránh việc thất thu mủ hoặc công nhân không trút hết mủ nước.

Đến nhà máy chế biến

Từ năm 2003, một số nhà máy chế biến của các công ty đã áp dụng sản xuất sạch, đến năm 2005 hầu hết các công ty đã áp dụng biện pháp sản xuất này. Tuy nhiên, việc áp dụng sản xuất sạch vẫn còn một số vấn đề cần lưu ý: Hiện nay, các công ty đã có định mức sử dụng nguyên vật liệu cho 01 tấn sản phẩm, nhưng đa số các nhà máy vẫn chưa có định mức sử dụng trong chế biến cho từng công đoạn để quản lý việc sử dụng nguyên vật liệu. Một số nhà máy chưa gắn dụng cụ đo đếm tại từng dây chuyền chế biến và từng công đoạn để quản lý, kiểm soát, chưa có sổ tay theo dõi việc vận hành và tiêu thụ nguyên vật liệu tại các công đoạn sản xuất…

Khắc phục hạn chế trên, các đơn vị cần thực hiện các giải pháp sau: Xây dựng định mức tiêu thụ nguyên vật liệu cho từng công đoạn của từng dây chuyền chế biến. Gắn dụng cụ đo đếm cho từng dây chuyền và từng công đoạn chế biến. Lập các sổ tay theo dõi việc vận hành và tiêu thụ nguyên vật liệu tại các công đoạn sản xuất, sổ tay nguồn gốc máy móc thiết bị, sổ tay bảo trì, bảo dưỡng thiết bị.

Hiện nay, các công ty đã quan tâm nhiều về xử lý nước thải (XLNT) nhưng việc áp dụng sản xuất sạch tại đây vẫn chưa được áp dụng. Các công ty hầu như chỉ quan tâm tới xây dựng hệ thống XLNT nhưng chưa quan tâm nhiều tới việc vận hành và quản lý hệ thống nên hiệu quả chưa đạt yêu cầu như mong muốn.

Vì vậy, cần tổ chức tổ vận hành quản lý hệ thống XLNT với cán bộ, công nhân có trình độ và hiểu biết vận hành, khắc phục được sự cố trong vận hành. Vận hành hệ thống XLNT theo đúng quy trình vận hành đã được bàn giao. Cần có dụng cụ đo đếm để kiểm soát, quản lý lượng nguyên vật liệu, hóa chất sử dụng trong vận hành. Cần có dụng cụ đo đếm, thí nghiệm cơ bản để lấy mẫu nước thải, kiểm soát được một số chỉ tiêu quan trọng như hàm lượng DO, MLSS, pH… để tìm ra các nguyên nhân cơ bản gây ra sự cố trong vận hành. Cần có kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng hệ thống định kỳ để nâng cao hiệu quả xử lý của hệ thống XLNT…

Ý kiến của bạn[sửa]

Liên kết đến đây