Kiểm soát co thắt bàng quang

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Thông thường chúng ta hay có cảm giác căng bàng quang và báo hiệu phải đi vệ sinh kịp thời. Những người bị co thắt bàng quang thường không thể cảm nhận bàng quang căng lên từ từ để họ có thời gian đi vệ sinh trong đời sống hằng ngày. Co thắt bàng quang là hiện tượng co cơ điều khiển bàng quang một cách không kiểm soát, xảy ra bất ngờ làm cho bệnh nhân không kiềm chế được hoạt động bài tiết và đôi khi cảm thấy đau đớn. Tình trạng này có tên gọi là bàng quang hoạt động quá mức, hoặc mất kiểm soát bài tiết. May mắn là bạn có thể thực hiện một số biện pháp nhằm kiểm soát bàng quang của mình.

Các bước[sửa]

Chữa trị co thắt bàng quang bằng hình thức rèn luyện cơ[sửa]

  1. Tăng cường cơ vùng chậu. Bài tập Kegel, còn gọi là bài tập sàn chậu, có tác dụng củng cố cơ vùng chậu hỗ trợ bàng quang.[1] Nam giới vẫn có thể thực hiện bài tập này![2] Để bắt đầu rèn luyện cơ sàn chậu, đầu tiên bạn cần xác định đúng vị trí nhóm cơ.[1]
    • Khi đi vệ sinh, dùng cơ ngăn dòng nước tiểu đang chảy. Khi đó bạn có thể nhận diện một trong các phần cơ hỗ trợ vùng chậu và bàng quang.[1] Không nên tiếp tục ngừng tiểu vì có thể gây nên một số vấn đề khác như viêm nhiễm đường tiết niệu.[1]
    • Một cách khác để xác định đúng nhóm cơ đó là tưởng tượng bạn đang cố gắng kiềm chế không đi vệ sinh ở nơi công cộng. Thắt cơ lại để nhận diện phần cơ cần tập luyện để củng cố cơ sàn chậu.[3]
  2. Trao đổi với bác sĩ. Bác sĩ hoặc nhà vật lý trị liệu có thể giúp bạn tìm phương pháp nhận diện nhóm cơ cần tập luyện để tăng cường cơ bắp sàn chậu.[3]
    • Sau khi tìm đúng nhóm cơ, bạn cần lưu ý không được co, hoặc thắt các nhóm cơ khác trong lúc tập luyện. Việc co thắt nhóm cơ khác chỉ làm gia tăng áp lực lên bàng quang.[3]
    • Ngoài ra nên tránh ngưng thở trong lúc tập luyện.[3]
  3. Tập luyện thường xuyên với nhiều tư thế khác nhau. Nếu bác sĩ khuyến cáo hình thức rèn luyện này, bạn có thể tập các bài vùng chậu ba lần một ngày với ba tư thế khác nhau.
    • Thực hiện bài tập ở tư thế nằm, ngồi, và đứng.[3]
    • Thắt cơ trong vòng ba giây, sau đó thư giãn ba giây. Lặp lại động tác từ 10 đến 15 lần ở mỗi tư thế.[3]
    • Khi đã quen với nhịp điệu, bạn có thể kéo dài thời gian co thắt cơ.[2]
  4. Kiên trì. Có thể bạn phải mất hai tháng mới nhận thấy tình trạng co thắt bàng quang được cải thiện về mặt tần suất hoặc mức độ nghiêm trọng.[3]
    • Lưu ý rằng việc tăng cường cơ bắp vùng chậu bằng hình thức tập luyện chỉ là một phần trong toàn bộ kế hoạch chữa trị nhằm cải thiện hoặc khắc phục triệt để tình trạng co thắt bàng quang.

Thay đổi lối sống[sửa]

  1. Lên kế hoạch đi vệ sinh. Theo dõi thời điểm trong ngày khi bạn hay bị co thắt, hoặc rỉ nước tiểu. Lập thời gian biểu đi vệ sinh trong ngày. Tuân thủ theo lịch trình trong vài tuần để bài tiết hết toàn bộ nước tiểu nhằm tránh hiện tượng co thắt và rỉ nước tiểu.[4]
    • Từ từ tăng dần khoảng cách thời gian đi tiểu. Như vậy bàng quang sẽ có thể tự kiểm soát tốt hơn, tăng cường cơ bắp để ngăn chặn co thắt.[4]
    • Tránh uống nước trong vòng hai tiếng trước khi ngủ để hỗ trợ kiểm soát bàng quang vào ban đêm.[5]
  2. Lưu ý các loại thực phẩm sử dụng. Một vài món ăn có thể gây co thắt bàng quang. Bạn cần theo dõi thực phẩm và loại bỏ những món có khả năng kích thích tình trạng của mình.[4]
    • Thực phẩm có hàm lượng axit cao như là cam chanh và cà chua, và những món ăn cay có thể dẫn đến tình trạng co thắt bàng quang.[5]
    • Sô-cô-la và đồ ăn thức uống có chứa chất làm ngọt nhân tạo cũng có thể gây co thắt bàng quang.[6]
  3. Hạn chế đồ uống có cồn hoặc cà-phê-in. Các loại đồ uống có hàm lượng cà-phê-in cao chẳng hạn như cà phê, trà, và nước giải khát có thể gây co thắt. Ngoài ra đồ uống có nồng độ axit cao như nước cam chanh cũng có ảnh hưởng tương tự.[5]
    • Rượu bia và cà-phê-in làm cho bàng quang chóng đầy dẫn đến tình trạng rỉ nước tiểu và co thắt.[5]
    • Đồ uống có thành phần chính là cam chanh có thể gây kích ứng bàng quang và dẫn đến co thắt bàng quang.
    • Dãn khoảng cách thời gian giữa các lần uống thay vì uống liên tục trong thời gian ngắn.[6]
  4. Tránh ngâm nước xà phòng. Xà phòng chứa chất tẩy rửa mạnh và các thành phần trong nước xà phòng được cho là gây co thắt bàng quang.[5]
    • Thành phần trong sản phẩm vệ sinh và xà phòng có chứa mùi hương hoặc có tính tẩy rửa mạnh có thể gây kích ứng bàng quang và dẫn đến co thắt.
  5. Theo dõi cân nặng. Tình trạng thừa cân làm gia tăng áp lực lên bàng quang. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về chương trình giảm cân lành mạnh nhằm hỗ trợ kiểm soát co thắt bàng quang.[4]
  6. Cai thuốc lá. Ngoài tác dụng xấu đối với sức khỏe nói chung, thuốc lá còn gây kích ứng cơ bàng quang và gây nên tình trạng ho mãn tính do phổi bị kích ứng bởi khói thuốc, một tác nhân khác cũng làm co thắt bàng quang và rỉ nước tiểu.[6]
    • Trao đổi với bác sĩ về kế hoạch cai thuốc lá. Để tìm hiểu thêm thông tin bạn có thể đọc bài viết này

Tìm kiếm sự trợ giúp y tế[sửa]

  1. Tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại thuốc. Một số thuốc được cho phép sử dụng để kiểm soát bàng quang. Vài loại thuốc có tác dụng ngăn chặn rỉ nước tiểu, số khác thì có chức năng kiểm soát co thắt cơ không mong muốn.[5]
    • Thuốc chống tác động kiểu colin là thuốc trị hen suyễn với tác dụng ngăn chặn tình trạng cơ co thắt. Đối với chứng co thắt bàng quang, chúng có khả năng ngăn chặn co thắt bàng quang ngoài ý muốn.[7] Các loại thuốc trong nhóm này bao gồm propantheline, oxybutynin, tolterodine tartrate, darifenacin, trospium, và solifenacin succinate.[5] Chúng có thể gây khô miệng và một số tác dụng phụ khác, bao gồm táo bón, mờ mắt, rối loạn nhịp tim, và chóng mặt.
    • Thống chống trầm cảm ba vòng có thể dùng trong một số trường hợp, vì chúng có đặc tính chống tác động kiểu colin.[8] Những thuốc này có thể kiểm soát mô cơ trơn trong bàng quang.[5]
    • Thuốc trị huyết áp cao có thể được dùng để giảm triệu chứng bàng quang co thắt mạnh thông qua hạn chế co thắt và thư giãn cơ bàng quang. Một số loại thuốc phổ biến bao gồm prazosin và phenoxybenzamine.[9]
  2. Trao đổi với bác sĩ để ngăn ngừa tương tác thuốc. Tất cả các loại thuốc đều có tác dụng phụ và khả năng tương tác với thuốc khác. Trong nhiều trường hợp tình trạng tương tác có thể khá nguy hiểm, thậm chí gây tử vong.[5]
    • Tùy thuộc vào loại thuốc mà bạn dùng thường xuyên và các triệu chứng bàng quang, bác sĩ có thể dựa vào đó để kê toa thuốc mới.[5]
  3. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng phương pháp thay thế và thảo dược. Bạn cần hết sức lưu ý khi áp dụng các biện pháp này. Hiện nay có rất ít bằng chứng cho rằng liệu pháp thảo dược và thay thế có hiệu quả trong việc chữa trị co thắt bàng quang. Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng phương pháp thảo dược và thay thế vì chúng có thể tương tác với thuốc đang sử dụng và tác động lên tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn.[10]
    • Có một vài nghiên cứu về tác động của phương pháp điều trị thay thế và thảo dược, nhưng không thật sự thuyết phục trong việc cải thiện các vấn đề liên quan đến bàng quang, đặc biệt là co thắt bàng quang.[10]
    • Một số loại thảo dược của Nhật Bản và Trung Quốc đã được thử nghiệm, nhưng kết quả còn khá hạn chế và không đủ khả năng điều trị co thắt bàng quang.[10]
  4. Cân nhắc liệu pháp châm cứu. Có một vài nghiên cứu chứng minh lợi ích của châm cứu bằng cách kích thích các tuyến bàng quang. Sau nhiều đợt chữa trị, bệnh nhân bị co thắt bàng quang cho rằng tình trạng của họ giảm khá đáng kể.[11][12] Nếu bác sĩ ủng hộ điều này, bạn có thể đề nghị giới thiệu đến bác sĩ châm cứu có chuyên môn về bàng quang.
    • Bạn có thể tìm đến các bác sĩ châm cứu tại Bệnh viện Y học Cổ truyền ở hầu hết các tỉnh thành để được chăm sóc chuyên môn.[13]
    • Nếu đang dùng liệu pháp thay thế, bạn cần trao đổi với bác sĩ để tiến hành phương pháp chữa trị tốt nhất dành cho bạn.
  5. Trao đổi với bác sĩ về thiết bị kích thích điện. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thiết bị kích thích điện tương tự như thiết bị TENS (phương pháp trị chứng đau mạn tính bằng cách truyền dòng điện cường độ yếu vào dây thần kinh cảm giác và tủy sống để cắt đứt tín hiệu đau) để kích thích dây thần kinh hoặc cơ bắp nhằm ngăn chăn co thắt đột ngột.[14] Thường thì đây không được xem là phương pháp điều trị đầu tiên.[14]
    • Nhiều loại thiết bị cần phải tiểu phẫu để cấy vào cơ thể và tìm vị trí điện cực phù hợp.[14]
    • Phương pháp này thường được dùng để điều trị các vấn đề liên quan đến bàng quang có hoặc không liên quan đến co thắt. Thiết bị kích thích điện thường được dùng để cải thiện một số tình trạng như là hội chứng bàng quang co thắt, mất kiểm soát căng thẳng, và mất kiểm soát tiểu tiện.[14]
  6. Cân nhắc phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật điều trị co thắt bàng quang hoặc các vấn đề liên quan đến bàng quang thường dựa trên nguyên nhân chính gây nên tình trạng đó. Bác sĩ sẽ cung cấp thông tin rủi ro và lợi ích của việc phẫu thuật.[5]
    • Phẫu thuật điều trị co thắt bàng quang chỉ được cân nhắc ở bệnh nhân bị co thắt nghiêm trọng, đau đớn và những người không tương tác với các phương pháp điều trị khác.[14]

Tìm hiểu nguyên nhân gây co thắt bàng quang[sửa]

  1. Cân nhắc vấn đề cơ bắp. Bàng quang do một số nhóm cơ kiểm soát và hỗ trợ. Các nhóm cơ này bao gồm cơ vòng, cơ thành bụng, và bắp cơ thuộc một phần của bàng quang.[5] Nguyên nhân chủ yếu gây co thắt bàng quang là cơ mịn bức niệu, cơ chính tạo nên thành bàng quang.[15]
    • Cơ bức niệu bao gồm các sợi cơ mịn trong thành bàng quang. Cơ bức niệu co thắt cùng với cơ thành bụng để đẩy nước tiểu ra niệu đạo.[5] Tuy nhiên, tất cả các nhóm cơ đều tham gia vai trò bài tiết và có thể góp phần gây nên vấn đề, do đó bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán phù hợp.[5]
    • Cơ vòng có tác dụng co thắt tại cửa bàng quang để ngăn nước tiểu không chảy ra ngoài. Khi não truyền tín hiệu cho cơ bài tiết, cơ vòng sẽ giãn nở để nước tiểu chảy ra niệu đạo.[5]
    • Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể.[5]
    • Các cơ thành bụng ở trạng thái thư giãn khi bàng quang trống rỗng và bắt đầu tích nước tiểu. Nhóm cơ thành bụng co giãn từ từ theo bàng quang.[5]
    • Nhóm cơ thành bụng và cơ vòng đồng kiểm soát bàng quang. Khi não truyền tín hiệu bài tiết, nhóm cơ bụng co thắt và tạo áp lực lên bàng quang để đẩy nước tiểu ra niệu đạo.[5]
    • Các nhóm cơ và hệ thần kinh cùng nhau kết nối với não để kiểm soát việc bài tiết nước tiểu. Nếu cơ hoặc dây kinh có vấn đề sẽ gây nên tình trạng co thắt bàng quang.[5]
  2. Nhận thức tổn thương thần kinh có thể gây nên co thắt bàng quang. Dây thần kinh trong bàng quang có cấu tạo phức hợp với chức năng gửi và nhận tín hiệu từ não.[4]
    • Dây thần kinh bàng quang và thành bụng báo hiệu cho não thời điểm bàng quang tích đầy nước tiểu và cần được bài tiết ra ngoài.
    • Tín hiệu này được xem như là cảm giác áp lực thông báo cho bạn biết đã đến lúc phải đi vệ sinh.[4]
    • Dây thần kinh bị tổn thương gửi tín hiệu đến cơ bắp sai thời điểm, gây nên tình trạng co thắt.[4]
    • Một số bệnh ảnh hưởng đến tín hiệu dây thần kinh co thắt bàng quang bao gồm tiểu đường, Parkinson, đa xơ cứng, và đột quỵ.[4]
    • Một số tình trạng khác khiến cho dây thần kinh bị tổn thương bao gồm phẫu thuật lưng, vấn đề hoặc phẫu thuật vùng chậu, bệnh ở lưng như là thoát vị đĩa đệm, và xạ trị.[4]
  3. Loại trừ khả năng viêm nhiễm. Viêm bàng quang hoặc thận có thể khiến cho cơ co thắt đột ngột. Cảm giác ngứa rát do viêm nhiễm khiến cho cơ bàng quang xoắn lại gây nên co thắt. Viêm đường tiết niệu là tình trạng tạm thời. Sau khi tình trạng viêm nhiễm được chữa trị dứt điểm thì vấn đề bàng quang cũng được khắc phục hiệu quả.[4]
    • Nếu nghi ngờ bản thân bị viêm bàng quang hoặc thận, bạn cần tìm đến sự trợ giúp y tế càng sớm càng tốt để tiếp cận thuốc kháng sinh điều trị viêm nhiễm.
    • Triệu chứng viêm đường tiết niệu bao gồm đi tiểu thường xuyên, bí tiểu, cảm giác nóng ran hoặc đau khi bài tiết, nước tiểu đục, biến màu, hoặc có máu, mùi nước tiểu nồng, và đau vùng chậu.[16]
  4. Trao đổi với bác sĩ về việc thay đổi thuốc. Một số loại thuốc có thể làm co thắt bàng quang. Trong trường hợp này bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về tình trạng bệnh khác là yếu tố góp phần gây nên co thắt bàng quang.
    • Không phải thuốc nào cũng đều gây ảnh hưởng xấu. Ngay cả những loại thuốc có khả năng tác động tiêu cực cũng không nhất thiết phải gây nên vấn đề ở bệnh nhân.
    • Không ngừng hoặc thay đổi thuốc. Trao đổi với bác sĩ về tình trạng co thắt bàng quang và những loại thuốc đang sử dụng.
    • Nếu loại thuốc đang dùng gây nên co thắt bàng quang, bạn có thể điều chỉnh liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ để cải thiện tình trạng nhưng đồng thời vẫn kiểm soát tốt vấn đề sức khỏe của bản thân.
    • Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến kiểm soát bàng quang bao gồm thuốc an thần, cải thiện tình trạng lo âu, điều hòa giấc ngủ, giãn cơ, lợi tiểu, hoặc thuốc điều trị tổn thương dây thần kinh chẳng hạn như đau xơ cơ.[4]
  5. Sử dụng ống thông tiểu để cải thiện tình trạng. Trong nhiều trường hợp bác sĩ hoặc bạn tự dùng ống thông tiểu có thể gây co thắt bàng quang.[17]
    • Cơ thể xem ống thông tiểu là vật thể lạ, do đó sẽ xoắn hoặc co thắt để loại bỏ chúng.[17]
    • Tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn ống thông tiểu với kích thước phù hợp và làm bằng chất liệu ít gây kích ứng.[17]
  6. Nhận thức rằng có thể có nhiều nguyên nhân dẫn đến co thắt bàng quang. Một số trường hợp thường xuất hiện nhiều tác nhân góp phần gây nên tình trạng co thắt bàng quang.
    • Ví dụ bạn có thể bị yếu cơ hoặc tổn thương dây thần kinh dạng nhẹ nhưng không bị co thắt bàng quang. Tình trạng thừa cân hoặc nạp cà-phê-in cùng với hiện tượng yếu cơ hoặc tổn thương dây thần kinh có khả năng hình thành co thắt bàng quang.[4]
    • Bạn nên xác định một vài yếu tố gây co thắt bàng quang để tìm biện pháp khắc phục hiệu quả thông qua kết hợp một số phương pháp điều trị.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. 1,0 1,1 1,2 1,3 http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/womens-health/in-depth/kegel-exercises/art-20045283
  2. 2,0 2,1 http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/mens-health/in-depth/kegel-exercises-for-men/art-20045074
  3. 3,0 3,1 3,2 3,3 3,4 3,5 3,6 http://www.niddk.nih.gov/health-information/health-topics/urologic-disease/urinary-incontinence-women/Pages/insertC.aspx
  4. 4,00 4,01 4,02 4,03 4,04 4,05 4,06 4,07 4,08 4,09 4,10 4,11 http://www.niddk.nih.gov/health-information/health-topics/urologic-disease/urinary-incontinence-women/Pages/ez.aspx
  5. 5,00 5,01 5,02 5,03 5,04 5,05 5,06 5,07 5,08 5,09 5,10 5,11 5,12 5,13 5,14 5,15 5,16 5,17 5,18 http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/001270.htm
  6. 6,0 6,1 6,2 http://my.clevelandclinic.org/services/urology-kidney/diseases-conditions/hic-overactive-bladder
  7. http://emedicine.medscape.com/article/321273-medication#4
  8. http://emedicine.medscape.com/article/321273-medication#5
  9. http://emedicine.medscape.com/article/321273-medication#3
  10. 10,0 10,1 10,2 http://www.healthline.com/health/overactive-bladder/otc-herbal-remedies#HowItWorks4
  11. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/15994629
  12. http://bmjopen.bmj.com/content/5/1/e006756.full
  13. http://www.nccaom.org/regulatory-affairs/state-licensure-map
  14. 14,0 14,1 14,2 14,3 14,4 http://patient.info/doctor/detrusor-instability-and-irritable-bladder
  15. http://physrev.physiology.org/content/84/3/935
  16. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/urinary-tract-infection/basics/symptoms/con-20037892
  17. 17,0 17,1 17,2 http://ccn.aacnjournals.org/content/22/3/84.full