Làm sạch cổ họng

Từ VLOS
(đổi hướng từ Làm Sạch Cổ họng)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số biện pháp giúp khắc phục tình trạng khó chịu ở cổ họng do bị nghẹt bởi các chất nhầy và đờm. Hướng dẫn sử dụng hợp lý các loại thuốc, nguyên liệu có sẵn trong nhà cho đến các loại thực phẩm và đồ uống nhất định để giúp bạn hô hấp, ăn uống một cách dễ dàng hơn.

Các bước[sửa]

Làm sạch Vòm họng[sửa]

  1. Dùng nước súc miệng. Súc miệng bằng nước súc miệng hàng ngày có tác dụng làm sạch bề mặt phía sau cổ họng, ngăn ngừa vi khuẩn gây hôi miệng cũng như nhiều bệnh về đường miệng.
    • Nước súc miệng có chứa các tác nhân kháng khuẩn giúp ngăn ngừa bệnh đường miệng, hoạt chất florua giúp giảm tình trạng sâu răng và hương liệu trung hoà có trong nước súc miệng có tác dụng chống hôi miệng.[1]
    • Hiện nay trên thị trường có một số loại nước súc miệng không khác gì một loại mỹ phẩm đơn thuần, có nghĩa là chúng chỉ có thể tạm thời loại bỏ hơi thở gây hôi miệng chứ không thể diệt trừ các loại vi khuẩn mạnh. Hãy chắc chắn loại nước súc miệng bạn mua có tác dụng điều trị, làm sạch miệng và vòm họng chứ không chỉ loại bỏ hơi thở có mùi.[1]
    • Hãy đọc hướng dẫn sử dụng được in trên bao bì để nắm rõ cách dùng. Hầu hết các loại nước súc miệng đều khuyến cáo người dùng chỉ nên rít và súc miệng vài giây trước khi nhổ rồi mới rửa sạch miệng lại bằng nước sạch.[1]
  2. Chăm sóc Amidan. Amidan là một hệ thống nhỏ bao gồm các mô bạch huyết ở phía mặt sau cổ họng, cũng chính là nguyên nhân gây viêm nhiễm và hôi miệng. Một số người đã cắt bỏ Amidan qua tiểu phẫu nhưng một số người vẫn giữ lại vì Amidan có chức năng ngăn ngừa sự tích tụ của vi khuẩn. Đôi khi, sỏi Amidan được hình thành từ phần thức ăn còn thừa và chất nhầy tích tụ trong các nếp gấp của mô Amidan gây ra hôi miệng. Chúng khiến bạn buồn nôn và có cảm giác như cần rửa cổ họng liên tục.
    • Nếu đang gặp rắc rối do sỏi Amidan gây ra thì bạn cần dùng máy phun tia nước (có bán tại các cửa hàng thuốc) để phun tia nước vào sỏi Amidan. Máy phun tia nước dùng để trị liệu cho Amidan có cấu tạo và nguyên lý hoạt động giống như máy chuyên điều trị cho tai và mũi. Loại máy này được bao gồm một ống tiêm bằng cao su có chức năng phóng ra tia nước và thuốc vào mặt sau cổ họng để loại bỏ các viên sỏi có hại, khiến chúng bung ra. Hãy đảm bảo không đặt áp suất quá cao và mạnh vì sẽ gây ra kích ứng và làm chảy máu.[2]
    • Bạn cũng có thể mua bình xịt Amidan tại nhiều cửa hàng thuốc. Những bình xịt này có chứa thuốc trị Amidan và dùng để phóng ra tia nước vào phía mặt sau cổ họng để loại bỏ sỏi Amidan và ngăn ngừa sâu răng.[2]
    • Nếu như sỏi Amidan đang phát triển to lên và gây khó chịu, hãy uống men vi sinh để ức chế sự phát triển của chúng. Tuy nhiên nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc mới nào.[2]
    • Trong trường hợp bạn không thể tự loại bỏ sỏi Amidan và chúng đang gây ra vấn đề nghiêm trọng, hãy đến gặp bác sĩ.
    • Chải lưỡi. Bỏ ra một vài phút để chải lại lưỡi bằng bàn chải đánh răng sau khi đánh răng hằng ngày. Điều này không chỉ có tác dụng làm sạch răng mà còn làm sạch cổ họng và khoang miệng cũng như ngăn ngừa các loại bệnh và vấn đề hôi miệng từ vi khuẩn.

Dùng Thuốc và Nguyên liệu tại nhà[sửa]

  1. Thử dùng thuốc đặc trị. Để loại bỏ đờm và các chất nhầy khác trong cổ họng một cách nhanh nhất, bạn nên sử dụng thuốc được bán sẵn tại quầy dược và siêu thị.
    • Các loại thuốc OTC (thuốc không cần kê đơn, có bán sẵn trên thị trường) được dãn nhãn là “long đờm” đều giúp loại bỏ đờm và chất nhầy ở cổ họng và ngực. Một số thương hiệu thuốc long đờm như Mucinex hoặc các loại thuốc thường thấy có chứa chất Guaifenesin.[3]
    • Đảm bảo rằng luôn kiểm tra kĩ tác dụng phụ của thuốc mới dùng. Nhiều loại thuốc long đờm có thể gây buồn ngủ và một vài loại có dán nhãn khuyến cáo người dùng không nên điều khiển xe máy sau khi uống thuốc.[3]
    • Luôn luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ tại cửa hàng trước khi bắt đầu sử dụng một loại thuốc mới nhằm đảm bảo sự an toàn cho bản thân cũng như tránh thành phần của thuốc mới kích ứng với những loại thuốc bạn đang dùng.[3]
    • Gặp bác sĩ cá nhân nếu thuốc bán sẵn không thể trị khỏi bệnh. Nếu cần thiết, bạn sẽ được khuyên đến khoa Tai – Mũi – Họng để được chẩn đoán và kê thuốc có thể trị dứt điểm tình trạng nhiều đờm và chất nhầy trong cổ họng.
  2. Sử dụng nước muối sinh lý để rửa sạch chất dịch trong mũi. Nhỏ nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý vào mũi để làm trong cổ họng, giảm nghẹt mũi cũng như loại bỏ chất nhầy từ mũi trong thời gian ngắn.[4] Có thể mua nước muối sinh lý ở hiệu thuốc hoặc tự làm ở nhà.
    • Cho ½ thìa cà phê muối nở và ½ thìa cà phê muối vào ly nước cất ở nhiệt độ phòng. Trong trường hợp dùng nước máy, hãy đun sôi để khử trùng và để nguội.[4]
    • Hoà tan muối nở và muối vào nước.[4]
    • Dùng ống tiêm cao su. Có thể cần dùng đến loại ống tiêm chuyên dụng cho lỗ tai hoặc ống tiêm y tế không có kim để phun dung dịch nước muối vào mũi để đi vào cổ họng. Sau khi dung dịch đã vào cổ họng hãy nhổ vào bồn rửa.[4]
    • Không cần phải lo lắng khi bạn vô tình nuốt phải vì dung dịch này không ảnh hưởng xấu đến cơ thể bạn.[5]
    • Cách này không chỉ giúp làm sạch khoang mũi mà còn giảm sự tích tụ đờm trong cổ họng. Lặp lại nếu tình trạng không khá hơn.[4]
    • Đảm bảo khử trùng ống tiêm sau mỗi lần sử dụng bằng cách rửa bằng nước và xà phòng. Thay dung dịch nước muối sau vài ngày.
  3. Thử sử dụng hỗn hợp mật ong và chanh. Cả mật ong và chanh đều có tính kháng khuẩn, có tác dụng làm dịu cổ họng và loại bỏ chất nhầy, đờm cũng như các vi khuẩn khác.
    • Trộn đều hỗn hợp chanh và mật ong được pha với tỉ lệ 1:1.[3]
    • Có thể dùng trực tiếp một thìa cà phê hỗn hợp này. Đối với những người thấy quá ngọt, hãy cho hỗn hợp này vào trà, cà phê hay thậm chí một cốc nước nóng là có thể uống dễ dàng.[3]
    • Không cho trẻ em dưới một tuổi dùng mật ong. Trong mật ong có thể chứa mầm bệnh gây ngộ độc có thể gây ra nhiễm trùng nặng cho trẻ sơ sinh.[6]
  4. Sử dụng tinh dầu bạch đàn. Có thể mát xa tinh dầu bạch đàn bên ngoài cơ thể để giúp giảm tắc nghẽn và làm sạch cổ họng.
    • Tinh dầu bạch đàn được bán sẵn tại hầu hết các cửa hàng thuốc, siêu thị cũng như tại cửa hàng chuyên bán thực phẩm có lợi cho sức khoẻ. Lưu ý rằng tinh dầu bạch đàn chỉ được sử dụng bên ngoài cơ thể và tuyệt đối không được uống. Luôn luôn pha loãng tinh dầu này trong một loại tinh dầu dẫn trước khi dùng. Một số loại tinh dầu được sử dụng như tinh dầu dẫn là tinh dầu dừa, ô liu hoặc tinh dầu hạt cải.[3]
    • Nhẹ nhàng mát xa tinh dầu bạch đàn vào phần ngực và cổ. Để trong một vài giờ để giúp lưu thông và loại bỏ chất đờm trong cổ họng.[3]

Ăn uống[sửa]

  1. Gừng và tỏi. Gừng tươi và tỏi tươi có tác dụng làm sạch cổ họng và lưu thông khí huyết rất tốt.
    • Cả gừng và tỏi đều có tính kháng khuẩn giúp điều trị các vùng nhiễm trùng, các vùng này chính là nguyên nhân dẫn đến đờm và chất nhầy. Tỏi có thể tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn có trong đờm.[3]
    • Nên ăn trực tiếp tỏi và gừng tươi để đạt được kết quả tốt nhất. Thái nhỏ tỏi và gừng rồi uống như uống thuốc trong trường hợp bạn không thể ăn sống toàn bộ một củ tỏi hoặc gừng.
  2. Uống trà thảo dược. Các loại trà thảo dược có tác dụng loại bỏ sự khó chịu cho cổ họng do đờm gây ra. Những loại trà thảo dược tốt nhất là trà xanh, trà gừng, trà hoa cúc và trà xanh. Hãy dùng loại trà không có cafein để đạt được kết quả tốt nhất.[3]
    • Trà thảo dược giúp hoà tan các chất dịch nhầy bám trong cổ họng, làm thông mũi và làm sạch cổ họng.[3]
  3. Ăn đồ cay. Nên áp dụng phương pháp này một cách thận trọng vì đồ ăn có khả năng gây kích ứng đối với cổ họng đã có vấn đề. Ý tưởng của phương pháp này là dùng đồ ăn cay để nới lỏng đờm khỏi cổ họng, làm chúng trôi đi dễ dàng thông qua ho và hỉ mũi. Tương ớt, hạt tiêu, mù tạc, cải ngựa là những gia vị tiêu biểu cho phương pháp ăn đồ cay. Tuy nhiên, không nên thử phương pháp này nếu bạn đã gặp những vấn đề như trào ngược dạ dày trong quá khứ.[3]
  4. Tránh sử dụng một số loại thực phẩm nhất định. Nên tránh sử dụng một số loai thực phẩm khi cổ họng bị nghẹt và tắc nghẽn vì những thực phẩm này có thể khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn.
    • Chế phẩm làm từ sữa như pho mát, sữa chua và sữa uống có thể khiến cơ thể tiết ra nhiều chất dịch nhầy hơn. Cũng nên tránh món ăn giàu muối và dầu.[3]
    • Đường tinh và các chất làm ngọt nhân tạo có thể gây kích ứng cổ họng và khiến vấn đề tồi tệ hơn. Nên tránh sử dụng các chất này khi bạn đang trong quá trình thanh lọc cổ họng.[3]
    • Thực phẩm được sản xuất từ đậu nành như đậu phụ và sữa đậu nành cũng có thể làm gia tăng đờm. Vì vậy, không nên dùng đậu nành để thay thế sữa và pho mát khi đang cố gắng thanh lọc cổ họng.[3]

Quan tâm tới Cổ họng[sửa]

  1. Uống nhiều nước. Uống đủ nước có thể giúp cho các chất nhầy bị nới lỏng và khiến chúng bong ra dễ dàng.
    • Uống khoảng 8 cốc nước mỗi ngày. Bạn cần uống nhiều nước hơn vào những ngày bị cảm lạnh vì lúc này cơ thể sẽ tiết ra nhiều dịch nhầy hơn.[7]
    • Nước giúp cho cổ họng được bôi trơn, khiến đờm tiết ra ít hơn. Thay vì các loại đồ uống khác, hãy uống nước trong bữa ăn cũng như luôn để một chai nước gần cơ thể để nhâm nhi thường xuyên khi bạn đang đi làm hoặc đang thư giãn ở nhà.[3]
  2. Không hút thuốc lá. Hút thuốc không chỉ dẫn đến các bệnh khác mà còn rất có hại cho cổ họng. Hậu quả của việc hút thuốc không chỉ là gây kích ứng cho các nếp gấp thanh quản mà còn khiến cơ thể dễ nhiễm trùng dẫn đến cảm lạnh và cảm cúm, chất dịch nhầy tiết ra nhiều hơn. Hãy bỏ thuốc nếu bạn muốn thanh lọc cổ họng và lập kế hoạch từ bỏ trong thời gian dài.[7]
  3. Uống rượu và các loại nước giải khát có chừng mực. Nên hạn chế đồ uống có cồn và ga khi cổ họng bạn bị nghẹt bởi đờm.
    • Nước giải khát có ga, bao gồm cả nước khoáng có ga có thể gây kích ứng cho cổ họng và tạo ra đờm.[3]
    • Rượu không chỉ kích thích cơ thể tiết ra nhiều đờm mà còn là nguyên nhân khiến hệ thống miễn dịch giảm dẫn đến kéo dài thời gian bị cảm lạnh hoặc cảm cúm, cũng có nghĩa cổ họng bạn sẽ lâu được thanh lọc hơn.[3]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây