Làm giảm nhịp tim

Từ VLOS
(đổi hướng từ Làm giảm Nhịp tim)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Những người có nhịp tim trên 100 nhịp/phút (bpm) lúc nghỉ ngơi thường có nguy cơ bị bệnh tim cao hơn 78% so với người bình thường. Khi không vận động, nếu tim của bạn đập quá nhanh thì đó là dấu hiệu cho thấy thể chất của bạn yếu hay do quá căng thẳng. Nếu có nhịp tim cao thì bạn phải nhanh chóng thực hiện các bước sau để giảm nhịp tim.

Tuyệt đối thận trọng: Đây có thể là chứng nhịp tim nhanh có liên quan tới hiện tượng nhồi máu cơ tim, cần phải có giải pháp điều trị y khoa ngay lập tức.

Hãy làm theo các phương pháp sau để tạm thời giảm nhịp tim “nhanh” hay “rất nhanh nhưng không thường xuyên” (hy vọng là vậy).

Sau đó bạn sẽ thực hiện các biện pháp nâng cao thể chất để cải thiện vĩnh viễn tình trạng nhịp tim nhanh.

Các bước[sửa]

Làm giảm Nhịp tim Rất nhanh[sửa]

  1. Tập thở sâu. Nghe có vẻ khó nhưng giảm chậm nhịp thở sẽ giúp bạn giảm nhịp tim. Hãy hít vào trong thời gian 5-8 giây, nín thở từ 3-5 giây và thở ra từ từ trong thời gian 5-8 giây. Tập trung thở ra hoàn toàn để giảm nhịp tim.[1]
  2. Thực hiện phương pháp Valsalva Maneuver. Phương pháp này kích thích dây thần kinh phế vị, đây là dây thần kinh kiểm soát nhịp tim của bạn. Cách thực hiện như sau: sau khi hít vào sâu hãy làm căng phần cơ bụng, giống như khi bạn rặn lúc đi cầu. Giữ áp lực đó trong 5 giây rồi thở ra. Bạn phải làm như vậy nhiều lần để đạt hiệu quả mong muốn.
  3. Thực hiện phương pháp vận động động mạch cảnh. Động mạch cảnh chạy dọc theo cổ họng, gần dây thần kinh phế vị. Hãy mát-xa nhẹ nhàng động mạch này bằng các đầu ngón tay để kích thích dây thần kinh bên cạnh tham gia làm giảm nhịp tim.
  4. Vã nước lạnh (nước đá) vào mặt. Đổ nước lạnh lên mặt để kích thích phản xạ lặn, đây là phản xạ làm giảm quá trình trao đổi chất của bạn. Hãy liên tục đổ nước lạnh lên mặt cho đến khi bạn thấy nhịp tim tụt xuống.[2]
  5. Uống thuốc. Nếu nhịp tim của bạn cao bất thường và diễn ra thường xuyên, hãy đi khám bệnh để được kê toa dùng thuốc giảm nhịp tim. Bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa để tư vấn xem uống thuốc có phải là liệu trình điều trị phù hợp hay không.[3]

Cải thiện Nhịp tim Vĩnh viễn[sửa]

  1. Hãy nhờ bác sĩ tư vấn để biết được cường độ hoạt động ở mức độ nào là ổn. Ban đầu bạn không nên hoạt động gắng sức mà hãy nâng dần cường độ. Các hoạt động tiêu hao năng lượng trong thời gian ngắn, chẳng hạn như chạy bộ quãng đường ngắn xen kẽ với các khoảng nghỉ để tránh làm mất hơi thở (gọi là luyện tập ngắt quãng) sẽ giúp tăng hiệu suất làm việc của tim lên 10%, cao hơn so với các bài tập aerobic có nhịp độ ổn định.
    • Nâng dần khối lượng luyện tập đến khi đạt ngưỡng tối đa của cơ thể. Hãy nhớ giữ nhịp tim ở mức an toàn trong lượt tập cuối cùng, sau đó bạn có thể nghỉ ngơi. Bạn nên thay đổi thói quen luyện tập theo định kỳ, nghĩa là luân phiên áp dụng các phương pháp như chạy bộ, tập trên máy, đi lên mặt phẳng nghiêng, leo cầu thang, nâng tạ, khiêu vũ, leo đồi... Cách luyện tập như vậy sẽ giúp tim bơm máu nhiều hơn với nhịp đập ít hơn.
    • Đối với chạy bộ: Nếu chạy bộ trên máy thì bạn hãy cài chế độ chạy ngắt quãng. Nếu chạy ngoài đường hay trong khuôn viên nhà thì bạn cần làm nóng 5 phút trước khi chạy. Sau đó bạn chạy nhanh trong 1 phút, rồi tiếp tục chạy chậm trong 1 phút. Lập lại chế độ chạy như vậy từ 6 tới 8 lần rồi nghỉ ngơi khoảng 5 phút.
    • Đối với bơi lội: Bơi tự do 10 lượt, mỗi lượt dài 45 m kèm theo nghỉ ngơi 15 giây giữa mỗi lượt bơi. Bạn nên bơi một cách nhịp nhàng, nâng nhịp tim nhưng không quá nhanh, đừng bơi quá mạnh bạo đến độ làm mất hơi thở.[4]
    • Đối với chạy xe đạp: Làm ấm cơ thể khoảng 90 giây, sau đó bắt đầu đạp xe ở mức độ tiêu hao năng lượng vừa phải trong 30 giây. Tiếp đó bạn giảm tốc độ xuống ở mức độ giống như bài tập nhịp tim cardio trong 90 giây, rồi lại đạp nhanh ở mức vừa phải trong 30 giây. Bạn nên tăng dần cường độ cho các lượt đạp nhanh 30 giây.[5]
  2. Ngủ nhiều và sâu. Bạn có thể đeo bịt tai nếu trong phòng quá ồn, vì khi bị tiếng ồn làm phiền lúc ngủ nhịp tim của bạn có thể tăng thêm 13 bpm.
  3. Hãy đi tiểu đều đặn. Những người hay nín tiểu cho tới khi bóng đái thật sự đầy sẽ có nhịp tim cao hơn 9 bpm. Bóng đái đầy làm tăng hoạt động của các dây thần kinh giao cảm, từ đó làm các mạch máu thắt lại và buộc tim phải đập nhanh hơn.
  4. Hãy uống viên dầu cá. Bạn cũng có thể uống dầu mực, đây là một sản phẩm còn tốt hơn dầu cá vì chứa rất nhiều DHA, vốn là một loại axit béo omega-3 quan trọng bậc nhất. Theo khuyến nghị của một bác sĩ phẫu thuật tim mạch thì "hằng ngày nên uống dầu cá hay một loại axit béo omega-3 khác cùng với ít nhất 600mg DHA".[6] Mỗi ngày uống một viên dầu cá và uống liên tục trong 2 tuần có thể giảm nhịp tim xuống một lượng 6 bpm. Các nhà nghiên cứu cho rằng dầu cá giúp tim phản ứng nhạy hơn với dây thần kinh phế vị, mà dây thần kinh này có nhiệm vụ điều khiển nhịp tim.[7]
  5. Thay đổi khẩu phần ăn. Hãy ăn những loại thức ăn giúp cơ thể điều hòa nhịp tim. Bạn có thể thử ăn nhiều hơn những thức ăn sau: cá hồi, cá mòi, ngũ cốc, các loại rau có lá xanh, quả hạch và những thực phẩm giàu kali như chuối và bơ.[8]

Giảm chậm Nhịp tim nhanh Mãn tính[sửa]

  1. Nằm xuống và thư giãn. Hãy nằm lên một bề mặt phẳng sao cho cảm thấy thoải mái, chẳng hạn như giường hay đi văng. Nếu không có chỗ nào phù hợp để nằm thì bạn hãy thử ngồi trong tư thế thả lỏng.
    • Chọn một căn phòng yên tĩnh và tiện nghi. Nếu cửa sổ phòng nhìn ra một khung cảnh hỗn loạn thì hãy kéo màn cửa lại.
    • Thả lỏng cơ bắp. Giữ cơ thể trong tư thế đó và để cho nhịp tim giảm xuống tốc độ tự nhiên khi không hoạt động.
  2. Tập trung để giữ tâm trí thanh thản, vui vẻ. Làm lắng dịu tâm trí và cơ thể bằng cách chủ đích tưởng tượng ra những nơi chốn hay hình ảnh làm bạn cảm thấy vui. Ví dụ, bạn có thể nghĩ về một bức tranh đẹp, cảnh đẹp thiên nhiên hay một giấc mơ làm mình cảm thấy thích thú.
    • Tìm một bức ảnh hay tranh làm bạn cảm thấy thư giãn. Bạn có thể ngồi lên giường trong tư thế thiền và nhìn chằm chằm vào bức tranh đó để lắng dịu tâm trí và cơ thể.
    • Hãy viết trong nhật ký về một nơi bạn thích đến hay một nơi khiến bạn cảm thấy rất thanh thản. Sau đó bạn hãy đóng nhật ký lại và mường tượng ra hình ảnh nơi ấy trong đầu, và để toàn bộ cơ thể chìm trong tĩnh lặng.
  3. Học thiền định. Hãy hướng nội tâm vào nhịp đập của tim. Cố gắng sử dụng năng lượng tập trung đó để làm giảm nhịp tim.
  4. Thở chậm. Bạn hãy thử áp dụng một số kỹ thuật sau để dùng hơi thở giảm chậm nhịp tim:
    • Thở bụng: Khi đang trong tư thế ngồi, bạn hãy đặt tay lên bụng ngay bên dưới khung xương sườn. Tiến hành hít vào bằng mũi và để cho bụng căng ra, đồng thời lồng ngực vẫn giữ yên. Sau đó bạn thở ra bằng miệng với đôi môi hơi khép như khi đang huýt sáo, sử dụng tay ép bụng để đẩy gió ra ngoài. Hãy lập lại động tác đó thường xuyên tùy ý muốn.[9]
    • Hít thở luân phiên: Bắt đầu hít vào qua lỗ mũi trái, bằng cách dùng ngón tay cái ép lỗ mũi phải đóng lại, đếm thầm tới 4 thì dừng hít. Ép kín cả hai lỗ mũi và nín thở trong vòng 16 nhịp đếm, sau đó thở ra bằng lỗ mũi phải trong 8 nhịp đếm. Tiếp theo bạn lại hít vào bằng lỗ mũi phải trong 4 nhịp đếm, nín thở trong 16 nhịp đếm tiếp theo và thở ra qua lỗ mũi trái trong 8 nhịp đếm. Những người luyện tập yoga tin rằng cách rèn luyện này có thể đưa hai nửa của não bộ vào trạng thái cân bằng, đồng thời làm tĩnh lặng tâm trí và cơ thể.[10]
  5. Mát-xa cơ thể. Thường xuyên mát-xa hay điều trị bằng phương pháp bấm huyệt bàn chân có thể giảm chậm nhịp tim một lượng 8 bpm. Bạn có thể ra tiệm chuyên về mát-xa hay nhờ người thân mát-xa cho mình.

Lời khuyên[sửa]

  • Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng phương pháp phản hồi sinh học để điều chỉnh nhịp tim.[11] Trong kỹ thuật phản hồi sinh học, bác sĩ sẽ kẹp các cảm biến điện vào cơ thể bạn, các cảm biến này có chức năng giám sát nhịp tim. Sau đó bạn tập trung để điều chỉnh làm giảm nhịp tim, tăng dung tích phổi, hạ huyết áp và giảm căng thẳng.
  • Hãy nhớ hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng.

Cảnh báo[sửa]

  • Các yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhịp tim nhanh bao gồm:
    • Tuổi già. Tim bị lão hóa do hoạt động lâu năm có khả năng phát triển thành bệnh nhịp tim nhanh.
    • Di truyền. Nếu gia đình bạn có tiền sử bị bệnh loạn nhịp tim, bạn có nguy cơ mắc bệnh nhịp tim nhanh cao hơn.
  • Nguy cơ mắc bệnh nhịp tim nhanh. Bất kì điều kiện sinh hoạt hay làm việc nào khiến tim phải làm việc quá sức hoặc làm tổn hại đến tim đều làm tăng rủi ro mắc bệnh. Điều trị y khoa có thể làm giảm nguy cơ phát triển thành bệnh này từ các nguyên nhân sau:[12]
    • Bệnh tim
    • Huyết áp cao
    • Hút thuốc
    • Uống nhiều rựu bia
    • Tiêu thụ nhiều chất caffeine
    • Sử dụng chất kích thích
    • Tâm lý căng thẳng, bồn chồn
  • Nếu nhịp tim của bạn nhanh lúc đang nghỉ ngơi thì có thể bạn sẽ không nhận ra tình trạng của tim. Trừ khi bạn thấy chóng mặt, thở gấp, bị ngất hay có cảm giác xốn xang, đau trong lồng ngực, đó có thể là dấu hiệu của bệnh "nhịp tim nhanh".

    Tuyệt đối thận trọng: Nếu tình trạng này kéo dài trong vài phút thì bạn nên tới bệnh viện ngay lập tức hay tới phòng khám để cấp cứu.

    Nhưng nếu các triệu chứng đó chỉ diễn ra trong thời gian ngắn thì bạn nên đi khám bệnh càng sớm càng tốt.[13]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây