Làm khô niêm dịch

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Niêm dịch là một thuật ngữ chỉ loại chất nhầy thường sản sinh khi thể trạng yếu. Chúng ta hay lâm vào tình trạng này vào mùa đông hay khi bị dị ứng, hắt hơi sổ mũi liên tục, nó gây cảm giác khó chịu và tốn rất nhiều khăn giấy cho việc hỉ mũi. Có một vài mẹo nhỏ bạn có thể áp dụng để ngăn niêm dịch tiếp tục hình thành, tuy nhiên trước đó hãy đảm bảo rằng bạn không tác động quá nhiều đến những hoạt động tự nhiên của cơ thể hoặc khiến cho những triệu chứng trở nên trầm trọng hơn.

Các bước[sửa]

Ngăn niêm dịch bằng biện pháp tại nhà[sửa]

  1. Nghỉ ngơi. Nếu bạn không may phải đối phó với một căn bệnh truyền nhiễm thì nghỉ ngơi sẽ giúp cơ thể bạn được hồi phục. Bạn vẫn có thể làm việc vì trách nhiệm của mình, nhưng hãy cố gắng đừng để cơ thể bị quá tải.[1]
    • Nếu bạn mắc phải viêm xoang do vi khuẩn thì cần sử dụng kháng sinh cũng như các chất có thành phần mucoactive để ngăn niêm dịch hình thành trong mũi.
  2. Uống nhiều nước. Uống đủ lượng nước mỗi ngày sẽ làm cho niêm dịch dần biến mất và giúp làm sạch khoang mũi.[1]
    • Một tách trà không chứa caffein hoặc một bát súp là những phương pháp trị cảm lạnh rất hiệu quả trong trường hợp này.
    • Hãy thử nhâm nhi một tách trà hương bạc hà hoặc ăn một vài lát dứa. Tinh dầu có trong bạc hà và enzim trong dứa có thể giúp làm giảm những cơn ho có đờm.[2][3]
    • Những thức uống có chứa caffeine và cồn thì ngược lại, chúng có thể làm tăng niêm dịch và khiến cơ thể mất nước.
  3. Sử dụng gạc nóng. Làm ướt một chiếc gạc sạch với nước ấm và vắt thật khô. Sau đó, đặt miếng gạc đó phủ lên mũi và hai bên má. Hơi nóng từ miếng gạc sẽ làm thông niêm dịch và giảm đau do cơn nghẹt mũi gây ra.[1]
    • Hơi nóng sẽ làm lỏng niêm dịch (niêm dịch hầu hết là ở trạng thái rắn), hơi nóng sẽ giúp giải phóng niêm dịch dễ hơn khi bạn hỉ mũi.
  4. Tắm nước nóng. Hơi nước từ vòi tắm sẽ giúp khoang mũi của bạn được mở ra, cho phép giải phóng niêm dịch một cách dễ dàng. Tắm nước ấm cũng sẽ làm ngưng sự hình thành niêm dịch trong mũi bởi vì hơi ấm của nước có khả năng làm thông thoáng khoang mũi. Trong suốt thời gian nghẹt mũi thì khoang mũi đã bị đóng hoàn toàn, nên tác động từ hơi nước nóng sẽ làm mỏng màng nhầy, cho phép niêm dịch được giải phóng dễ dàng.[4]
    • Xông hơi cũng có tác dụng tốt – hãy đun sôi một ấm nước, dùng chăn hoặc bất kỳ mảnh vải nào có thể phủ toàn bộ lên mặt và ấm nước đang sôi. Việc hít hơi nước nóng có thể làm lỏng niêm dịch. Hãy cẩn thận đừng để cơ thể bạn bị bỏng; giữ khoảng cách từ mặt bạn đến mặt nước ít nhất 30 cm. Hãy thử thêm vào một vài giọt tinh dầu như dầu trà, dầu bạc hà hoặc dầu khuynh diệp để giúp làm thông thoáng xoang mũi.
    • Bạn cũng có thể dùng máy giữ ẩm để giúp làm giảm các triệu chứng.

Giảm niêm dịch bằng thuốc không theo toa[sửa]

  1. Sử dụng một cách thận trọng. Thuốc không kê toa như thuốc uống và thuốc xịt mũi sẽ rất hiệu quả khi bạn có nhiều niêm dịch ở mũi nhưng vẫn phải đi làm hoặc đi học. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng chúng quá 3 ngày.[5]
    • Sử dụng những sản phẩm trên hơn 3 ngày có thể dẫn đến tác dụng ngược, niêm dịch sẽ tăng lên thậm chí là hơn nhiều lần so với ban đầu.
    • Nhiều sản phẩm thuốc uống như trên cũng có tác dụng phụ như làm tăng huyết áp và nhịp đập của tim.
  2. Uống thuốc thông mũi để giảm ngạt mũi. Thuốc thông mũi làm giảm ngạt mũi bằng việc giảm sưng tấy mô mũi trong khoang mũi. Niêm dịch được làm khô trong phổi, cho phép đường hô hấp mở ra. Do đó không khí dễ dàng đi qua lớp niêm dịch, giảm thiểu sự hình thành của nó.[6]
    • Thuốc thông mũi không kê toa có tác dụng điều trị trong 12 hoặc 24 giờ.
    • Thuốc thông mũi có rất nhiều dạng như dạng viên, dạng nước, hoặc dạng xịt.
    • Đọc kỹ nhãn thuốc và các thành phần của thuốc trước khi sử dụng.
    • Nếu bạn bị cao huyết áp, hãy hỏi ý kiến những người có chuyên môn trước khi dùng bất kỳ loại thuốc thông mũi nào có thành phần phenylephrine hoặc pseudoephedrine vì chúng có thể làm tăng huyết áp.
  3. Dùng si-rô ho và thuốc trị viêm phế quản. Si-rô ho như dextromethorphan có tác dụng ức chế cơn ho và giảm sự bám dính cũng như sức căng bề mặt của niêm dịch, cho phép niêm dịch đi ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng, giúp giảm đau ngực do ho quá nhiều và loại bỏ các chất tiết ra từ phía trên và phía dưới đường hô hấp.[7]
    • Bạn có thể gặp các tác dụng phụ như buồn nôn, ói mửa, chóng mặt hoặc nhức đầu.
    • Thuốc long đờm có thể làm lỏng niêm dịch nhanh hơn và dễ dàng hơn thông qua đường hô hấp, dùng trong trường hợp ho có đờm.
  4. Sử dụng thuốc xịt mũi corticosteroid. Đây là phương pháp dùng thuốc xịt trực tiếp vào khoang mũi. Xịt mũi có thể thu hẹp các mạch máu trong mũi, làm các mô mũi co lại và giảm sự sưng tấy bên trong mũi và xoang mũi. Giúp ngăn sự tăng thêm của niêm dịch và làm sạch khoang mũi, giúp việc hít thở trở nên dễ dàng hơn và giảm bớt chất nhầy một cách nhanh chóng.[6]
    • Bạn phải gặp bác sĩ để được kê toa thuốc chữa viêm mũi, như Flonase chẳng hạn.
  5. Dùng thuốc kháng histamin. Thuốc kháng histamin trị cảm lạnh giúp ngăn chặn histamin, chất gây ra phản ứng dị ứng và làm cho các mô trong mũi sưng lên và hình thành niêm dịch.[7] Các thuốc kháng histamin thông dụng có tác dụng ngăn sự hình thành của niêm dịch thường có thành phần Benadryl và Loratidine.
    • Thuốc kháng histamin nên được dùng một lần trước khi đi ngủ.
    • Lưu ý thuốc kháng histamin có thể gây buồn ngủ, do đó không sử dụng thuốc khi phải lái xe hoặc điều khiển các loại máy móc hạng nặng khác.
    • Cũng nên thận trọng với những tác dụng phụ khác của thuốc như đau đầu, chóng mặt và khô miệng.
    • Không dùng chung thuốc kháng histamin với thuốc long đờm.
    • Trong trường hợp bị dị ứng nặng và kéo dài, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ.[6]
  6. Rửa khoang mũi. Rửa mũi là việc dùng nước và thông đường mũi bằng tay. Nguyên tắc của việc rửa mũi là đổ dung dịch nước muối vào một lỗ mũi để rửa sạch niêm dịch bên trong đó và nước sẽ thoát ra ở bên lỗ mũi còn lại. Việc này giúp làm sạch lỗ mũi.[1]
    • Bạn có thể dùng ấm nước nhỏ hoặc ống tiêm.
    • Đảm bảo nước muối mà bạn sử dụng là nước cất, vô trùng, hoặc nước đã đun sôi để ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn.
    • Luôn rửa sạch rồi lau khô dụng cụ đựng nước rửa sau mỗi lần sử dụng.
    • Hạn chế việc rửa mũi, vì rửa quá thường xuyên sẽ lấy đi cả những chất tốt tự nhiên, có thể giúp ngăn chặn sự nhiễm trùng trong mũi.
    • Việc xúc miệng bằng nước muối cũng có thể có tác dụng tương tự.[8]

Hiểu về nguyên nhân niêm dịch hình thành[sửa]

  1. Niêm dịch giúp giữ cho phổi sạch sẽ. Mặc dù bạn có thể không nhận biết được điều này, nhưng cơ thể luôn tạo ra niêm dịch, có khi đến hơn một lít mỗi ngày.[9] Kể cả khi bạn cảm thấy cực kỳ khỏe trong người thì những tế bào trong mũi và miệng còn gọi là “tế bào hình đài” luôn tổng hợp nước, protein và polysaccarit để tạo ra niêm dịch, tạo thành kết cấu dính đặc trưng của nó.[10]
    • Có một lí do vô cùng quan trọng cho việc sản sinh ra niêm dịch: vì niêm dịch có tính chất dính, nên nó có thể bẫy những phần tử nhỏ gây khó chịu hoặc nguy hiểm trước khi chúng xâm nhập vào phổi.[9]
    • Không có niêm dịch, những bụi bẩn của phần tử nhỏ này mà bạn sẽ có thể thấy khi bạn hỉ mũi, nó sẽ xâm nhập vào trong cơ thể bạn.[8]
  2. Hãy để ý những phản ứng của cơ thể. Khi bạn bị bệnh, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều niêm dịch hơn để ngăn chặn hại khuẩn, có thể là vi rút hoặc vi khuẩn.[9]
    • Đó là lý do tại sao bạn thường thấy niêm dịch khi bị bệnh. Trong những trường hợp thông thường, bạn có thể nuốt niêm dịch vào trong cơ thể, nơi mà nó được sản sinh ra, nhưng thỉnh thoảng, niêm dịch được sản xuất nhanh và nhiều hơn, đầy lên xoang làm bạn bị ngẹt mũi.
    • Niêm dịch kết hợp với nước bọt và tế bào bạch cầu sẽ trở thành đờm.
    • Việc sản sinh ra niêm dịch cũng có thể là do kích thích từ thức ăn, yếu tố môi trường, chất gây dị ứng, khói thuốc lá, chất hóa học và nước hoa.
    • Khi việc gia tăng sản sinh niêm dịch xảy ra, xoang mũi có thể bị tắc nghẽn dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn và có thể gây nhiễm trùng khoang mũi.
  3. Đừng để ý quá nhiều về màu sắc. Nhiều người cho rằng màu sắc của niêm dịch cho biết loại bệnh họ đang mắc phải. Vẫn có một vài tính hữu dụng trong màu sắc của niêm dịch, tuy nhiên các bác sĩ vẫn không sử dụng chúng để chuẩn đoán bệnh hay đưa ra phương pháp điều trị.[9]
    • Nhìn chung, niêm dịch nên được làm sạch.
    • Nếu niêm dịch của bạn có màu trắng hoặc màu đục, bạn có thể đã bị cảm lạnh.
    • Niêm dịch màu vàng hoặc xanh có thể là dấu hiệu của sự nhiễm khuẩn.
    • Nếu bạn muốn biết liệu mình đang bị cảm hay viêm xoang, cách tốt nhất chính là xem triệu chứng của bệnh kéo dài bao lâu. Với bệnh cảm lạnh, bạn sẽ thường bị chảy nước mũi sau khi nghẹt mũi, kéo dài trong khoảng 2 đến 3 ngày. Còn bệnh viêm xoang thì kéo dài cả tuần hoặc hơn.[11]

Cảnh báo[sửa]

  • Suy nghĩ thật kỹ trước khi yêu cầu bác sĩ kê thuốc kháng sinh. Triệu chứng của bạn có nhiều khả năng là do nhiễm vi rút hơn là nhiễm khuẩn, và thuốc kháng sinh thì không có tác dụng chống lại chúng. Thêm vào đó, việc sử dụng thuốc kháng sinh quá nhiều có thể gây nhờn thuốc. Tất nhiên, nếu triệu chứng của bạn vẫn còn hoặc có chiều hướng xấu đi, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay. Bệnh viêm xoang do vi khuẩn gây ra sẽ đi kèm với biến chứng nếu không được điều trị.[4]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]