Làm tan sỏi thận

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Sỏi thận có kích thước đa dạng, có thể chỉ nhỏ như hạt cát hoặc lớn hơn viên ngọc trai. Chúng hình thành do dư thừa khoáng chất hay các chất khác tích tụ trong thận, sỏi có thể mắc kẹt trong niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Cảm giác đau dữ dội khi bạn tiểu ra sỏi, đặc biệt khi hạt sỏi làm chặn dòng nước tiểu. Nhiều trường hợp bác sĩ có thể cho bạn điều trị tại nhà và khuyên phải uống nhiều nước cho đến khi sỏi thoát ra ngoài. Các viên sỏi lớn có thể được tán nát bằng công nghệ y khoa, khiến chúng bể thành những mảnh nhỏ để theo hệ thống bài tiết ra ngoài. Xem Bước 1 để biết cách hòa tan sỏi thận.

Các bước[sửa]

Trị Sỏi bằng Phương pháp Y khoa[sửa]

  1. Tìm hiểu về thuốc. Nếu bạn gặp khó khăn không thể tự mình tiểu sỏi ra ngoài thì bác sĩ sẽ kê loại thuốc có tên thuốc ức chế alpha, làm giãn cơ ở niệu quản để bạn đẩy sỏi qua đó dễ dàng hơn. Thuốc này đủ hữu hiệu đối với sỏi nhỏ, nhưng nếu sỏi lớn hơn thì bạn cần thêm hỗ trợ.[1]
  2. Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung kích (SWL). Thủ pháp này dùng sóng âm để phá vỡ sỏi lớn, khiến chúng dễ dàng bị đẩy ra ngoài. Vì phương pháp gây đau nên bệnh nhân sẽ được gây mê trong thời gian 30-45 phút trong quá trình tán sỏi. Đây là cách điều trị hiệu quả nhưng có thể gây ra vết thâm và đau khi các mảnh sỏi nhỏ thoát ra.
  3. Xác định xem có thể lấy sỏi bằng phương pháp nội soi niệu quản không. Khi viên sỏi quá lớn để có thể tán nát bằng sóng xung kích, nhưng lại quá nhỏ để phải phẫu thuật, lúc này sỏi được lấy ra bằng cách lồng ống nội soi vào niệu quản. Sau khi xác định được vị trí sỏi, bác sĩ dùng các dụng cụ rất nhỏ để tán nát sỏi. Vì thủ pháp này gây đau nên bác sĩ sẽ gây tê cục bộ hoặc gây mê.
  4. Phẫu thuật lấy sỏi thận qua da. Với các viên sỏi lớn không thể phá vỡ bằng thủ pháp sóng xung kích, cần phải tiến hành phẫu thuật để lấy sỏi. Bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường nhỏ ở lưng bệnh nhân, sau đó lồng vào một thiết bị rất nhỏ để lấy sỏi thận. Sau phẫu thuật bạn phải nằm lại qua đêm trong bệnh viện.[1]
  5. Xác định xem có cần điều trị tuyến giáp. Trong một số trường hợp bệnh cường tuyến cận giáp là nguyên nhân gây ra sỏi thận canxi, đó là khi tuyến cận giáp tiết ra quá nhiều hóc môn. Nguyên nhân của tình trạng này là do có một khối u nhỏ phát triển trên tuyến cận giáp, hoặc do một nguyên nhân tách biệt khiến tuyến cận giáp sản sinh ra quá nhiều hóc môn. Một khi bác sĩ đã xác định được nguyên nhân là do bệnh cường tuyến cận giáp, họ sẽ đề xuất phác đồ điều trị phù hợp cho bạn.

Tự trị Sỏi thận tại Nhà[sửa]

  1. Uống nhiều lít nước mỗi ngày. Bất chấp bạn bị sỏi thận loại nào, chỉ cần kích thước sỏi nhỏ hơn 5 mm thì nó sẽ tự bài tiết ra ngoài mà không cần biện pháp can thiệp y khoa. Nếu bạn cảm nhận được có sỏi nhưng cảm giác không quá đau để phải điều trị, bác sĩ sẽ khuyên bạn uống từ 2 tới 3 lít nước mỗi ngày cho tới khi sỏi tự đào thải ra ngoài.[1] Giữ cơ thể thật đủ nước để giúp đẩy sỏi ra khỏi thận.
    • Uống nhiều nước để nước tiểu gần như trong suốt, đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể rất đủ nước.
    • Các thức uống không chứa caffein, đường và cồn như thức uống hương gừng, nước ép hoa quả hay trà xanh cũng giúp cơ thể có đủ nước. Tránh dùng thức uống có caffein, chất tạo ngọt nhân tạo, đường hoặc cồn trong thời gian cố đào thải sỏi ra ngoài.
  2. Thay đổi chế độ ăn đề làm sỏi co ngót. Vì sỏi thận là do các khoáng chất tích tụ lại, nên nếu bạn bớt ăn các thực phẩm chứa khoáng chất này thì có thể khiến sỏi co lại. Đây là phương pháp rất hiệu quả nếu bạn có sỏi canxi hay sỏi axít uric.
    • Nếu bạn có sỏi canxi thì nên giảm ăn các thực phẩm sau vì chúng khiến vấn đề thêm trầm trọng: thức ăn mặn, sản phẩm từ sữa, hàu, đậu hũ và thức ăn nhiều chất béo.[2] Nếu bạn có sỏi canxi oxalat thì nên tránh các thức ăn chứa nhiều oxalat như đại hoàng, nho, cải bó xôi, khoai lang, cà phê và sôcôla.
    • Đối với sỏi axít uric thì bạn phải giảm ăn các thực phẩm chứa axít uric: thịt nội tạng như gan và thận, cá cơm, cá mòi, đậu, nấm, bông cải, men nở và bia rượu.
  3. Uống thức uống chứa chanh mỗi ngày. Cho dù bạn uống loại nước chanh nào thì tính axít của chanh cũng giúp ngăn cản sỏi hình thành, ví dụ như nước chanh có pha đường, nước cốt chanh hay đơn thuần là cốc nước với vài lát chanh vắt vào đó.[2]
  4. Dùng thảo dược. Cho dù khoa học chưa chứng minh hiệu quả trị sỏi thận đối với bất kì loại thảo dược nào, nhưng nhiều người nhận thấy việc uống các loại thảo dược, đặc biệt dưới dạng pha thành trà, có thể làm sỏi co lại và dễ đi ra ngoài hơn. Bạn thử uống các thảo dược sau để trị sỏi nhỏ:
    • Người ta cho rằng trà lá bulô giúp loại bỏ chất cặn ra khỏi hệ thống tiết niệu.[3]
    • Trà đen làm tăng lưu lượng nước tiểu vì nó là chất lợi tiểu.[4]
    • Lá tầm ma cũng là chất lợi tiểu và giúp thải sỏi thận ra ngoài.
    • Rễ cây bồ công anh được cho là chất bổ thận có hiệu quả điều trị.
    • Người ta tin rằng giấm táo có thể hòa tan sỏi, bạn có thể uống 1 thìa canh (15 ml) giấm táo mỗi ngày hoặc pha vào nước để uống.
    • Tránh ăn rau lá chua vì nó khiến tình trạng sỏi canxi oxalat nặng thêm.
    • Tại Ấn Độ nước ép lõi thân chuối nổi tiếng về khả năng trị sỏi thận.

Lựa chọn Phương pháp Điều trị Tốt nhất[sửa]

  1. Xác định xem bạn có thật sự bị sỏi thận không. Trong khi không phải tất cả các trường hợp sỏi thật đều gây ra triệu chứng bên ngoài, nhưng cũng có lúc chỉ cần viên sỏi rất nhỏ cũng khiến bạn đau quằn quại. Nếu trước đây đã từng có sỏi thận thì bạn có lý do tin chắc về tình trạng mình đang gặp phải. Tuy nhiên, vì triệu chứng sỏi thận có phần giống với triệu chứng của các căn bệnh khác nên tốt nhất bạn cần được bác sĩ chẩn đoán để đưa ra cách trị phù hợp. Dưới đây là các triệu chứng phổ biến của sỏi thận:[5]
    • Đau dữ dội ở hai bên hông và lưng dưới, lan tới bụng và háng.
    • Cơn đau xuất hiện và biến mất theo từng đợt, và đau trong lúc tiểu.
    • Nước tiểu có mùi hôi, đục, màu hồng hoặc nâu.
    • Buồn nôn và nôn.
  2. Đi khám bệnh để được chụp ảnh kiểm tra. Chụp x-quang, chụp CT hay siêu âm (tùy thuộc vào đề nghị của bác sĩ) khi có các triệu chứng sỏi thận là cách tốt nhất để quyết định phương pháp điều trị. Công nghệ chụp ảnh cho biết kích thước, hình dạng và số lượng sỏi bạn đang có.
    • Nếu sỏi nhỏ hơn 5 mm thì bác sĩ thường đề nghị bạn áp dụng các phương pháp tại nhà để thải sỏi ra ngoài.
    • Nếu sỏi lớn hơn hoặc có nhiều sỏi, bác sĩ có thể kê thuốc hoặc đề nghị một lộ trình điều trị để tán sỏi, từ đó khiến chúng tự đào thải ra ngoài.
  3. Xác định loại sỏi. Các loại sỏi thận gây ra triệu chứng giống nhau nhưng có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Biết được nguyên nhân hình thành sỏi sẽ giúp bạn tìm ra cách làm giảm kích thước của chúng, và ngăn ngừa hình thành sỏi trong tương lai. Bác sĩ xét nghiệm máu hoặc nước tiểu để xác định loại sỏi bạn đang có. Sau khi bạn tiểu sỏi ra ngoài, họ có thể gởi nó tới phòng thí nghiệm để tìm ra thành phần cấu tạo. Dưới đây là các loại sỏi thận khác nhau:
    • Sỏi canxi: đây là loại phổ biến nhất, hình thành do hàm lượng canxi cao kết hợp với một chất khác như oxalat hay axít uric.
    • Sỏi axít uric: loại này hình thành khi nước tiểu chứa quá nhiều axít.
    • Sỏi struvite: hình thành sau khi nhiễm trùng đường tiểu.
    • Sỏi cystine: hình thành do một căn bệnh di truyền hiếm gặp.

Lời khuyên[sửa]

  • Uống nhiều nước mỗi ngày để thải sỏi ra ngoài. Sau khi đã tiểu sỏi ra ngoài bạn phải nhớ uống đủ nước hằng ngày để ngăn ngừa hình thành sỏi.
  • Giảm nguy cơ hình thành sỏi bằng cách uống trà đen hay trà xanh mỗi ngày. Các nghiên cứu cho thấy trà đen và trà xanh giảm khả năng phát triển sỏi thận.
  • Cẩn thận khi uống nước ép quả nam việt quất trong thời gian dài. Không có vấn đề gì nếu bạn uống trong thời gian ngắn với mục đích thải sỏi ra ngoài hoặc để trị nhiễm trùng đường tiểu, nhưng nếu bạn uống trong thời gian dài thì nó lại GÂY RA sỏi, vì nam việt quất chứa rất nhiều axít oxalic.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây