Làm vết bầm tan nhanh

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Dù không có cách nào nhanh chóng loại bỏ vết bầm ngay lập tức, có một vài cách bạn có thể áp dụng để đẩy nhanh quá trình phục hồi. Nếu kiểm soát tốt, vết bầm khó chịu sẽ tan nhanh trong vòng vài ngày ngắn ngủi bằng cách chăm chỉ áp dụng các phương pháp được nêu dưới đây. Hãy đọc tiếp để biết cách sử dung các liệu pháp tại gia và kem dược phẩm để làm giảm sự xuất hiện của vết bầm.

Các bước[sửa]

Xử lý Vết thương[sửa]

  1. Chườm lạnh vết bầm. Chườm lạnh vết bầm của bạn trong vòng 15 phút sau vài giờ một trong những ngày đầu tiên sau khi bị bầm. Chườm lạnh sẽ làm giảm viêm và sưng tấy, giúp làm lành vết bầm nhanh chóng.
  2. Phủ một miếng gạc ấm sau hai ngày. Sau khi làm giảm sưng tấy với đá, bạn cần phủ một miếng gạc ấm (không quá nóng) trực tiếp lên vết bầm. Điều này sẽ làm tăng lưu thông máu đến các mô và đẩy nhanh quá trình lành vết thương.
  3. Nâng vết bầm. Nếu vết bầm nằm ở phần cơ thể mà bạn có thể nâng lên ví dụ như tay, chân, hãy đảm bảo rằng bạn nâng vết bầm lên cao hơn tim để giảm lượng máu chảy đến vết bầm. Cách này sẽ giảm sưng tấy và ngăn máu lưu thông đến vùng bị thương tổn nhiều hơn cũng như giảm làm sậm màu vết bầm. Việc nâng vết bầm có hiệu quả nhất ngay sau khi bị bầm.
  4. Không hoạt động thể thao nặng. Vào một hai ngày đầu sau khi bị bầm nghiêm trọng, hãy ránh hoạt đông thể thao nặng dẫn đến đẩy nhanh máu lưu thông khắp cơ thể. Càng nhiều máu được bơm đến vết bầm, tình trạng vết bầm sẽ càng tệ hơn.
  5. Xoa bóp nhẹ nhàng vùng bị tổn thương. Dùng ngón tay cái để nhẹ nhàng xoa quanh vùng rìa ngoài của vết bầm. Đừng ấn mạnh hoặc cố xoa vào vùng trung tâm vết bầm, vì làm vậy sẽ khiến bạn bị đau. Hãy chắc chắn rằng bạn xoa theo hình vòng tròn nhỏ. Làm vậy sẽ kích hoạt quá trình tạo bạch huyết để vết bầm tan khỏi cơ thể bạn một cách tự nhiên.
  6. Để vết bầm tiếp xúc với ánh nắng. Nếu bạn có thể để ánh nắng chiếu trực tiếp vào vết bầm trong vòng 10 – 15 phút mỗi ngày, tia UV sẽ bắt đầu phá vỡ kết cấu bilirubin, là tác nhân làm cho vết bầm có màu vàng. Tiếp xúc với ánh nắng sẽ đẩy nhanh quá trình này và làm vết bầm biến mất nhanh hơn.

Áp dụng các Biện pháp Tại gia[sửa]

  1. Chà giấm và nước lên vết bầm. Hòa hỗn hợp giấm và nước ấm sau đó chà lên vùng bị tổn thương. Giấm sẽ tăng lượng máu lưu thông trên bề mặt da, khiến vết bầm mau lành hơn.
  2. Ăn dứa và đu đủ. Dứa và đu đủ có chứa một loại enzym tiêu hóa tên là bromelain có chức năng phá vỡ các protein gây tắc nghẽn máu và dịch ở các mô. Hãy ăn nhiều dứa để hấp thụ bromelain và giúp cơ thể bạn loại bỏ vết bầm.
  3. Bôi và uống vitamin C. Hãy áp dụng hai cách hấp thụ để vitamin C này để nhanh chóng làm lành vết bầm.
    • Trước hết, hãy đảm bảo rằng bạn bổ sung đủ vitamin C bằng thực phẩm như cam, xoài, bông cải xanh và khoai tây. Bạn cũng phải bổ sung thêm vitamin C từ các nguồn khác để đảm bảo đủ chất hằng ngày.
    • Nghiền viên uống vitamin C và hòa với một ít nước để tạo thành hỗn hợp. Thoa trực tiếp hỗn hợp lên vùng bị bầm và để khô trước khi rửa lại bằng nước.
  4. Dùng chất chiết xuất từ quả việt quất. Các chất bao gồm: anthocyanosides có tác dụng chống oxy hóa, có thể làm giảm sự xuất hiện của những vết thâm tím bằng cách ổn định collagen và củng cố các mao mạch. Bạn có thể tìm thấy chất chiết xuất từ việt quất trong các sản phẩm có ở cửa hàng thực phẩm chức năng.
  5. Nghiền cây ngò tây và bôi trực tiếp lên vết bầm. Ngò tây chứa chất có đặc tính chống viêm, giúp các vết thâm tím biến mất nhanh chóng.
  6. Ăn gừng tươi. Cũng giống như ngò tây, gừng có tính chống viêm và có lợi cho hệ thống miễn dịch của bạn. Cắt lát và ngâm gừng trong nước nóng trong vài phút trước khi uống. Bạn cũng có thể lấy vỏ gừng hoặc nghiền gừng ra và bôi trực tiếp lên vết bầm.
  7. Trộn ớt Cayenne với Vaseline. Bôi hỗ hợp này quanh vùng bầm tím và để trong vài tiếng. Lau sạch bằng khăn giấy khi cần thiết. Thực hiện mỗi ngày một lần cho tới khi vết bầm biến mất.
  8. Sử dụng hỗn hợp rễ cây hoa chuông. Tán nhuyễn rễ cây hoa chuông và cho thêm chút nước để tạo thành hỗn hợp hoặc ngâm một miếng bông tròn vào trà rễ cây hoa chuông. Đắp hỗn hợp hoặc miếng bông lên vùng bị bầm mỗi ngày một lần cho tới khi vết bầm biến mất.
  9. Ngâm vết bầm trong dầu cây phỉ. Cây phỉ có thể đẩy nhanh quá trình làm lành và giảm viêm tấy. Bôi dầu và để trong một vài giờ. Lặp lại ít nhất một lần một ngày cho đến khi hết bầm.
  10. Dùng vỏ chuối. Nạo lấy mặt trong của vỏ chuối để thoa lên vùng bị bầm.

Sử dụng Thuốc uống hoặc Kem bôi[sửa]

  1. Dùng acetaminophen hoặc ibuprofen, nhưng đừng dùng aspirin. Một vài loại thuốc giảm đau có tính chống viêm và có thể giảm đâu cũng như giảm sưng tấy. Tuy nhiên nên tránh dùng aspirin, vì nó có thể làm loãng máu và làm vết bầm thêm tồi tệ.
  2. Bôi mỡ hay gel cây kim sa hằng ngày. Cây kim sa là một loại thảo mộc làm giảm viêm nhiễm và có thể khiến các vết bầm tan đi nhanh chóng. Chất này được bán ở dạng kem hoặc gel ở hầu hết các nhà thuốc. Bôi ngoài vết bầm hằng ngày hai lần cho tới khi vết bầm tan đi.[
  3. Dùng đỉa hút máu bầm. Nếu bạn không sợ đỉa, có thể tìm mua đỉa ở các cửa hàng cung cấp dược phẩm có bán đỉa sống, bạn có thể để đỉa trực tiếp lên vết bầm. Nó sẽ hút phần máu bầm phía trên ngay lập tức. Bởi vì nước bọt của đĩa là một chất làm tê, bạn sẽ không cảm thấy bất kỳ lo lắng nào trong suốt quá trình này.

Lời khuyên[sửa]

  • Tốt nhất là đừng để bị bầm!
  • Đừng quá lo lắng. Thường thì những vết bầm không quá tệ và nó sẽ tự lành mà không cần thuốc men gì.
  • Những vết bầm tự lành rất nhanh, hãy dùng thuốc khi vết bầm không tan đi hết sau hai tuần.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây